Năng lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một con người. Do đó, tất cả chúng ta luôn không ngừng học tập, rèn luyện để cải thiện năng lực của bản thân. Hãy cùng Fastdo tìm hiểu năng lực là gì và 4 phương pháp giúp nâng cao năng lực hiệu quả nhé!
1. Năng lực là gì ?
Năng lực ở mỗi người chính là khả năng làm việc được quyết định bởi các yếu tố kiến thức, kĩ năng, hành vi của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc đã đề ra. Năng lực được xem là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa hiệu quả công việc ở mỗi cá nhân.
Trong khâu tuyển dụng nhân sự, năng lực là yếu tố được các nhà tuyển dụng đánh giá sát sao khi sàng lọc ứng viên. Việc sở hữu cho bản thân những năng lực tuyệt vời sẽ đem lại cho bạn những cơ hội hấp dẫn trong sự nghiệp. Năng lực của con người sẽ được biểu hiện thông qua hai phần:
- Phần nổi: Là phần năng lực được thể hiện ra bên ngoài. Phần nổi này có thể nhìn thấy thông qua các buổi đánh giá, quan sát, theo dõi,… Đây thường là những kiến thức được giáo dục thông qua nhà trường hoặc những kinh nghiệm được tích góp từ xã hội. Phần nổi thường chỉ chiếm từ 10%-20%.
- Phần chìm: Là năng lực tư duy, sở thích, đặc tính hành vi,..cần thời gian tiếp xúc lâu dài mới có thể cảm nhận được. Phần chìm thuộc về bản năng, những cái sẵn có ở cá nhân. Chúng chiếm tới 80%-90% trong năng lực.
2 Những đặc điểm cơ bản của năng lực là gì ?
Sau đây, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn những đặc điểm cơ bản của năng lực:
- Năng lực không phải sinh ra đã có: Năng lực là kết quả của quá trình trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trên ghế nhà trường lẫn bên ngoài xã hội. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tự trau dồi năng lực của mình thông qua việc liên tục học tập và đúc kết kinh nghiệm.
- Có sự khác biệt ở năng lực giữa mỗi người: Năng lực dựa trên nhiều điều kiện khác nhau mà có. Mỗi cá nhân đều khác nhau ở vốn sống, trải nghiệm, độ tiếp thu kiến thức. Do đó, không thể nói rằng năng lực của hai cá nhân là giống nhau.
- Tính biểu hiện cụ thể ở năng lực: Năng lực thể hiện rõ nhất khi bắt tay vào công việc. Khi bạn giải quyết công việc tốt điều đó khẳng định bạn có năng lực trong công việc này. Vì vậy, năng lực thường được biểu hiện gắn liền với các hoạt động cụ thể.
- Năng lực bị chi phối bởi nhiều yếu tố: Năng lực không phải là một yếu tố cố định. Nó cũng chịu sự chi phối và biến đổi bởi các yếu tố xung quanh. Vì vậy, năng lực của một người không thể chỉ được đánh giá ở một thời điểm bất kỳ mà cần phải đo lường theo cả một quá trình.
3. 2 Dạng năng lực cơ bản của con người
Năng lực được chia thành hai dạng là năng lực chung và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý học.
3.1 Nhóm năng lực chung
Năng lực chung là những năng lực cơ bản, làm nền tảng cho mọi hoạt động trong cuộc sống cũng như công việc của mỗi người. Những năng lực này đóng vai trò cốt lõi, giúp con người có thể giải quyết các vấn đề hằng ngày. Những năng lực này được hình thành dựa trên bản năng, quá trình giáo dục và sự trải nghiệm trong cuộc sống.
Có tám năng lực chung được đề xuất như sau: Tư duy phê phán, tư duy logic; Sáng tạo, tự chủ; Giải quyết vấn đề; Làm việc nhóm – Hợp tác; Giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ; Tính toán, ứng dụng số; Đọc-viết; Công nghệ thông tin-truyền thông.
3.2 Nhóm năng lực chuyên môn
Bên cạnh nhóm năng lực chung thì mỗi cá nhân sẽ có những năng lực chuyên môn riêng. Những năng lực chuyên môn này được hình thành và phát triển dựa trên nhóm năng lực chung theo các định hướng chuyên sâu, riêng biệt nhằm phục vụ cho các tình huống đặc biệt khác nhau.
Trong môi trường đặc thù hoặc những hoạt động chuyên biệt, con người sẽ cần vận dụng các năng lực chuyên môn của mình hơn. Các năng lực chuyên môn có thể là các mảng âm nhạc, nghệ thuật, thể thao,… Những năng lực này thường khác biệt ở mỗi cá nhân. Vì vậy, chúng là yếu tố để phân biệt mọi người với nhau.
3.3 Mối quan hệ giữa hai nhóm năng lực này
Năng lực chung và năng lực chuyên môn đều được hình thành và trau dồi thông qua các hoạt động giáo dục. Vì vậy hai dạng năng lực này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Để phát triển năng lực chuyên môn, bạn cần nắm vững năng lực chung. Nói cách khác, năng lực chung là cơ sở và nền tảng của năng lực chuyên môn. Ngược lại, trong một số trường hợp nhất định, năng lực chuyên môn phát triển cũng sẽ tác động tích cực đến năng lực chung.
4. 4 Yếu tố cơ bản cấu thành năng lực ở mỗi người
Để trau dồi và phát triển năng lực của bản thân, trước tiên cần biết rõ các yếu tố cấu thành của năng lực. Cùng Fastdo điểm qua 4 yếu tố cơ bản của năng lực như sau:
- Yếu tố kiến thức
Kiến thức là yếu tố chuyên môn, phương pháp làm việc, quy trình,.. mà mỗi cá nhân cần biết để hoàn thành công việc được giao. Kiến thức thường sẽ được học từ trường lớp hoặc được trau dồi và hướng dẫn trước khi thực hiện một công việc nào đó.
Tùy theo mức độ phức tạp của công việc mà đòi hỏi người thực hiện cần có trình độ kiến thức cao hay thấp. Các kiến thức thường đặc thù theo công việc và mỗi người sẽ am hiểu một lượng kiến thức nhất định. Ví dụ như: Kiến thức về công nghệ thông tin, kiến thức về luật lao động xã hội, kiến thức về chính trị, địa lý, văn học,…
- Yếu tố kỹ năng
Yếu tố kỹ năng được hiểu là thao tác biến các kiến thức về mặt lý thuyết trở thành thực hành. Kỹ năng là năng lực thực hiện các công việc một cách ổn định, thuần thục nhằm giải quyết công việc được giao.
Kỹ năng được hình thành nhờ quá trình luyện tập, vận dụng thường xuyên. Một số kỹ năng nổi bật như: Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng phân tích dự án, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng thuyết trình,…
- Yếu tố khả năng
Đây là yếu tố mô tả khả năng chuyên biệt của một các nhân được sử dụng để giải quyết tình huống, vấn đề phát sinh trong thực tế. Mỗi các nhân sẽ có sự khác biệt giữa các khả năng cũng như mức độ của chúng. Ví dụ: Khả năng chịu được áp lực cao, khả năng phản biện, khả năng hoạt ngôn, khả năng sáng tạo,.
- Yếu tố thái độ
Thái độ là cách nhìn nhận về công việc, vấn đề, tình huống xảy ra. Tùy thuộc cách nhìn nhận vấn đề như thế nào mà mỗi người sẽ có những hành vi, thái độ và cách ứng xử khác nhau. Thái độ là cách bản thân phản ứng lại với thực tế, xác định thứ tự ưu tiên và động cơ của bản thân.
5. Vai trò quan trọng của năng lực là gì
Người có năng lực sẽ có đủ kiến thức, trình độ để biết cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao. Ngược lại, người không có năng lực sẽ không đủ kiến thức và thường gặp khó khăn trong nhiều việc.
Chính vì có chuyên môn nên người có năng lực luôn được người khác kính trọng và ưu ái. Đặc biệt trong công việc, Doanh nghiệp sẽ lựa chọn những người có năng lực tốt để trao những cơ hội hấp dẫn, thăng tiến trong sự nghiệp.
6. 4 Phương pháp nâng cao năng lực bản thân
Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được năng lực là gì cũng như tầm quan trọng của việc sở hữu năng lực. Tiếp theo, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn 4 phương pháp giúp nâng cao năng lực của bản thânL
6.1 Học cách lắng nghe tích cực
Bạn cần tập trung lắng nghe khi người khác trình bày ý kiến. Điều đó làm đối phương cho rằng bạn đang thực sự hiểu câu chuyện của họ. Đồng thời, bạn cũng cần dừng lại vài giây trước khi đưa ra câu trả lời, cố gắng suy nghĩ trước khi nói.
Cuối cùng, đừng khen ngợi đối phương một cách chân thành. Điều đó không những giúp mối quan hệ giữa bạn và người đó trở nên tốt đẹp hơn mà còn giúp đối phương cảm nhận được sự tôn trọng mà bạn dành cho họ.
6.2 Học cách nói “Không”.
Cần biết từ chối những việc không cần thiết.
Sự tập trung là nhân tố quan trọng để giúp phát triển năng lực ở một người. Tập trung cao độ sẽ mang lại hiệu quả công việc cao. Khi bạn đặt hết trái tim và khối óc của mình vào vấn đề nào đó, hiệu quả công việc sẽ được đẩy lên cao nhất.
Khi làm việc, bạn cần biết từ chối các công việc gây xao nhãng và làm mất thời gian. Hãy thẳng thừng gạt bỏ những công việc không quan trọng, không đem lại nhiều giá trị. Bên cạnh đó, hãy học cách nói “Không” với những yêu cầu giúp đỡ nếu bạn thực sự đang bận. Ôm đồm quá nhiều việc sẽ khiến năng suất bị sụt giảm.
6.3 Giao tiếp phải có nghệ thuật
Nghệ thuật trong giao tiếp giúp nâng cao năng lực bản thân trong mắt người khác.
Giao tiếp tinh tế giúp bạn dễ dàng đàm phán và thuyết phục người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ tạo dựng cho bản thân những mối quan hệ tốt đẹp khi giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp có nghệ thuật không đồng nghĩa với việc phải nói tốt hay nịnh bợ bất kì một ai. Hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm với một thái độ lịch sự, văn minh.
6.4 Khai phá khả năng tiềm ẩn của bản thân
Khả năng tiềm ẩn của con người là vô hạn và luôn cần được khai phá. Để biết năng lực thật sự của bản thân mình nằm ở đâu, cần phải thử sức mình ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực và nhiều môi trường khác nhau. Được trải nghiệm ở nhiều môi trường khác nhau còn giúp bạn gia tăng kinh nghiệm và có thêm vốn sống phong phú.
Để làm được điều đó, đầu tiên bạn cần phải dũng cảm đương đầu với nhiều thử thách, không ngại khó khăn, vất vả. Đồng thời, bạn cũng cần xây dựng cho mình tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng trau dồi bản thân.
7. Năng lực và các khía cạnh khác của con người
Năng lực không tồn tại riêng biệt mà luôn ảnh hưởng, tác động lẫn nhau với các khía cạnh khác của con người. Sau đây là mối quan hệ giữa năng lực với một số khía cạnh khác của con người:
- Năng lực và tri thức, kỹ năng
Tri thức, kỹ năng không phải là tất cả điều kiện để đánh giá năng lực của một người nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu năng lực trong một lĩnh vực thì chắc chắn bạn có tri thức và kỹ năng về lĩnh vực đó. Cần lưu ý, tri thức và kỹ năng tách biệt hoàn toàn với năng lực, không thể đồng nhất chúng lại với nhau.
- Năng lực và tư chất
Tư chất là một trong những yếu tố hình thành nên năng lực. Tư chất có thể hình thành nên nhiều loại năng lực khác nhau. Mặc dù vậy, tư chất không hoàn toàn quyết định năng lực bởi lẽ năng lực được tạo nên từ nhiều yếu tố.
Năng lực còn được phát triển thông qua giáo dục và nỗ lực rèn luyện của bản thân. Nếu như bạn không phải là một người có tư chất tốt ngay từ đầu thì việc rèn luyện và trau dồi bản thân cũng có thể giúp bạn tạo dựng năng lực.
- Năng lực và thiên hướng
Năng lực và thiên hướng của một cá nhân có thể không bổ trợ cho nhau, tuy vậy chúng vẫn có thể phát triển theo cùng một hướng. Khuynh hướng của một cá nhân phát triển mạnh mẽ theo một hướng nào đó được xem là dấu hiệu của một năng lực mới hình thành.
8. Từ điển năng lực là gì ?
Từ điển năng lực là tập hợp các định nghĩa và là thước đo chuẩn hóa để đánh giá một chức danh trong doanh nghiệp. Nhờ có bộ từ điển năng lực mà doanh nghiệp mới có thể dễ dàng đánh giá và lựa chọn được ứng cử viên tốt, phù hợp với công việc và văn hóa công ty.
8.1 Vai trò của từ điển năng lực
Từ điển năng lực tạo sự thống nhất trong việc tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Từ điển sẽ tạo nên sự nhất quán trong các tiêu chí để lựa chọn ứng viên phù hợp và xuất sắc nhất. Thông qua đó, quá trình tuyển dụng của Doanh nghiệp sẽ được rút ngắn và đạt được hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, từ điển năng lực sẽ là căn cứ để nhà quản lý đánh giá các nhân sự hiện tại. Từ đó, họ sẽ có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên hiệu quả hơn. Với sự giúp sức của từ điển năng lực, quá trình đào tạo nhân viên sẽ được xây dựng có mục tiêu và bám sát với nhu cầu thực tế hơn.
8.2 Kết cấu của từ điển năng lực
Từ điển năng lực ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những kết cấu khác nhau phù hợp với tính chất đặc thù của doanh nghiệp đó. Nhìn chung, kết cấu của từ điển năng lực thường được quy về hai dạng:
Kết cấu theo chiều ngang
Theo chiều ngang, năng lực thường được kết cấu theo mô hình ASK, trong đó: A: Attitude (Thái độ), S: Skill (Kỹ năng), K: Knowledge (Kiến thức). Cụ thể:
- Knowledge (kiến thức): Là sự hiểu biết có được thông qua việc giáo dục, liên quan trực tiếp đến việc phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Các công việc càng phức tạp đòi hỏi cần phải có trình độ kiến thức cao. Người có kiến thức tốt sẽ hoàn thành những công việc phức tạp một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Skill (kỹ năng): Kỹ năng là cách vận dụng lý thuyết để giải quyết tình huống thực tế. Muốn giỏi kỹ năng, trước tiên bạn cần phải nắm vững kiến thức.
Attitude (thái độ): Là cảm xúc của bạn khi đối mặt với một tình huống nào đó. Thái độ chi phối đến hành vi và cách giải quyết của bạn. Cần giữ thái độ bình tĩnh, xác định thứ tự ưu tiên để điều chỉnh cảm xúc hợp lý.
Kết cấu theo chiều dọc – các nhóm năng lực theo vị trí công việc
Mỗi vị trí công việc có một kiến thức và kỹ năng tương ứng. Vì vậy yêu cầu từ điển năng lực ở mỗi vị trí là khác nhau. Nhìn chung, kết cấu bộ từ điển năng lực được cấu thành từ các nhóm năng lực sau đây:
- Nhóm năng lực chung (phi kỹ thuật): Là tư duy và các năng lực cơ bản, nền tảng của tổ chức mà bất cứ nhân sự nào trong công ty cũng cần phải có.
- Nhóm năng lực lực chuyên môn/ Kỹ thuật: Là tập hợp các kiến thức chuyên môn mà cá nhân nào cũng phải có nếu đảm nhận một vị trí nhất định trong công ty. Mỗi vị trí có một năng lực đặc thù, vì vậy nên người đảm nhiệm vị trí đó cần phải sở hữu năng lực tương ứng.
- Nhóm năng lực quản lý: Nhóm năng lực này thường áp dụng với các vị trí cao trong công ty. Đó thường là những yêu cầu đề ra với các công việc có nhiệm vụ giám sát, hoạch định, quản trị, điều phối,..
Bài viết trên của Fastdo đã cung cấp cho bạn những thông tin về năng lực cũng như để bạn hiểu hơn về Năng lực là gì. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể khám phá ra được năng lực của bản thân và trau dồi nó để trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình nhé.