Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống. Có được kỹ năng này sẽ giúp bạn không những tạo được nhiều mối quan hệ tốt mà nó còn là chìa khóa giúp bạn đạt được nhiều thành công trong công việc. Vậy, bí quyết để rèn luyện kỹ năng giao tiếp là gì? Hãy cùng Fastdo tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp là tập hợp những quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, được rút ra từ những kinh nghiệm thực tế hàng ngày giúp mọi người giao tiếp một cách hiệu quả. Đồng thời đây còn là hình thức truyền đạt và lắng nghe giữa người nói và đối tượng giao tiếp, nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định.
Các ý tưởng, cảm nhận cùng các yếu tố xung quanh là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức và hiệu quả giao tiếp. Do vậy, kỹ năng này có liên quan và chịu ảnh hưởng từ khả năng nghe – nói, quan sát của cả người nói lẫn người nghe. Một số hình thức giao tiếp phổ biến gồm: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp qua email, giao tiếp qua điện thoại,…
Ngày nay, những công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt như: nhân viên telesale, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên kinh doanh, phiên dịch, diễn giả, chuyên viên tổ chức sự kiện, nhân viên du lịch,…
2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và công việc
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho sự thành công của mỗi người. Không chỉ trong công việc, kỹ năng này còn có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống cá nhân của mỗi người. Cụ thể:
2.1 Trong cuộc sống
Với những ai sở hữu cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt trong cuộc sống, chắc hẳn sẽ để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đối diện. Vận dụng tốt khả năng giao tiếp sẽ mang đến cho bản thân bạn những mối quan hệ tích cực, mang lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của bạn.
Để có cho mình một cách giao tiếp hiệu quả, với những mối quan hệ khác nhau như gia đình, bạn bè, hàng xóm, người lớn tuổi, trẻ en… chúng ta cần có những cách ứng xử khác nhau sao cho phù hợp. Đồng thời, việc lắng nghe cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên.
2.2 Trong công việc
Kỹ năng giao tiếp là cầu nối giúp bạn gắn kết các mối quan hệ trong công việc, cũng như tạo được nhiều mối quan hệ gần gũi, thân thiết với người khác. Có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ đạt được nhiều thành công trong công việc, cụ thể:
2.2.1 Gia tăng hiệu suất công việc và cải thiện tính gắn kết trong đội nhóm
Trong công việc, kỹ năng giao tiếp được xem là yêu cầu mà bất kỳ ai cũng cần phải có. Nhờ vào nó, bạn có thể truyền tải những thông điệp, nội dung, yêu cầu đến với mọi người một cách nhanh chóng, chuẩn xác để đạt được hiệu suất cao nhất.
Đồng thời, kỹ năng giao tiếp cũng được xem là yếu tố giúp cải thiện hiệu quả làm việc nhóm. Sở hữu khả năng giao tiếp khéo léo, mọi thành viên trong nhóm đều có thể làm việc vui vẻ và thoải mái đóng góp ý kiến. Từ đó, mọi người dễ dàng xác định vấn đề và tìm ra các giải pháp tốt ưu, giúp hiệu quả công việc ngày càng đi lên.
2.2.2 Đem đến nhiều cơ hội trong công việc
Người sở hữu cho mình kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có rất nhiều lợi thế trong công việc:
- Dễ dàng trình bày các ý tưởng với lãnh đạo một cách trôi chảy, lưu loát, đảm bảo đúng nội dung mà mình chia sẻ.
- Giúp thông điệp, ý kiến, ý tưởng của bạn được truyền đạt hiệu quả đến các thành viên trong nhóm, đảm bảo họ đều hiểu rõ và thực hiện công việc một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
- Việc giao tiếp tốt cũng cũng giúp bộc lộ được những thế mạnh của mình, đồng thời học hỏi những ưu điểm từ đồng nghiệp – cấp trên; giúp mọi người xung quanh có ấn tượng và cái nhìn tích cực về bạn hơn.
- Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng mối quan hệ với khách hàng, khai thác thông tin và nhu cầu của họ từ đó dễ dàng chốt sale hơn.
Do đó, tầm quan trọng của việc giao tiếp tốt vô cùng lớn, nó giúp bạn nâng cao khả năng kết nối, mang đến nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà bạn có cơ hội gặp gỡ. Khi sở hữu được kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với các cơ hội phát triển sự nghiệp tuyệt vời.
3. 5 mức độ của kỹ năng giao tiếp
Giống với các kỹ năng khác, kỹ năng giao tiếp cũng được phân thành các mức độ khác nhau, tương ứng từ mức độ kém đến mức xuất sắc. Dưới đây là 5 mức độ của kỹ năng giao tiếp:
3.1 Mức độ 1: Giao tiếp ở mức kém
Ở mức độ này, bạn chỉ vận dụng được năng lực của mình trong những tình huống cơ bản xảy ra hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng cần rất nhiều sự hướng dẫn, hỗ trợ đến từ người khác.
Biểu hiện của những người có kỹ năng giao tiếp ở mức kém, như:
- Hiểu và diễn đạt được ý kiến của mình, tuy nhiên khó đảm bảo về tính chính xác, mạch lạc.
- Có tính cầu thị, biết lắng nghe, tuy nhiên lại không thể khơi gợi để đối phương đưa ra phản hồi.
3.2 Mức độ 2: Giao tiếp ở mức trung bình
Ở mức độ này, một người đã có thể áp dụng được năng lực giao tiếp trong những tình huống có độ khó trung bình. Họ vẫn cần sự trợ giúp và hướng dẫn đến từ người khác.
Biểu hiện của những người có kỹ năng giao tiếp ở mức trung bình:
- Có thể diễn đạt rõ ràng những suy nghĩ và mong muốn của mình đến đối phương, tuy nhiên lại chưa kiểm soát được giọng điệu và ngôn ngữ.
- Đã có thể khơi gợi sự phản hồi của người đối diện, tuy nhiên chưa thật sự khéo léo.
- Có tinh thần lắng nghe tích cực, thể hiện được sự quan tâm đến người đối diện.
3.3 Mức độ 3: Giao tiếp ở mức khá
Người có kỹ năng giao tiếp ở mức khá đã có thể vận dụng năng lực của mình để xử lý các tình huống khó khăn. Trong một vài trường hợp, họ vẫn cần sự hỗ trợ của người khác.
Biểu hiện của người có kỹ năng giao tiếp ở mức khá:
- Đã có thể diễn đạt rành mạch, lưu loát, trình bày rõ ràng các nội dung liên quan đến từng đối tượng cụ thể.
- Có thể áp dụng đúng ngôn ngữ và giọng điệu trong từng trường hợp giao tiếp.
- Biết chủ động lắng nghe, thể hiện thái độ quan tâm và khơi gợi sự tương tác của đối phương một cách khéo léo.
3.4 Mức độ 4: Giao tiếp ở mức độ tốt
Ở mức độ 4, một cá nhân đã có thể sử dụng kỹ năng giao tiếp một cách thành thạo trong các tình huống khó khăn mà không cần sự giúp đỡ của bất kì ai.
Biểu hiện của những người có kỹ năng giao tiếp ở mức độ tốt:
- Khả năng thuyết trình rành mạch, logic các kiến thức đa dạng đến nhiều đối tượng khác nhau.
- Biết cách xử lý khéo léo được nhiều tình huống phát sinh trong quá trình giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ, văn phong linh hoạt, giọng điệu phù hợp với nhiều đối tượng.
- Luôn theo sát nội dung mình cần truyền đạt đến đối phương, đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, không lòng vòng.
- Chủ động lắng nghe cũng, dễ dàng chấp nhận những phản hồi đến từ người đối diện dành cho mình.
3.5 Mức độ 5: Giao tiếp ở mức độ xuất sắc
Với mức độ này, họ là những người có kỹ năng giao tiếp xuất sắc trong những tình huống, trường hợp khó khăn. Người có mức độ giao tiếp xuất sắc sẽ có thể tự tin truyền đạt kỹ năng của mình đến người khác..
Biểu hiện của người có kỹ năng giao tiếp ở mức độ xuất sắc:
- Sở hữu phong thái tự tin khi trình bày những vấn đề phức tạp, khó khăn, nhạy cảm đến các đối tượng khác nhau (từ nhóm người nghe yếu thế cho đến các nhà lãnh đạo cấp cao).
- Là một người luôn có thái độ cầu thị, tinh thần lắng nghe và sẵn sàng chấp nhận phản hồi của người khác dành cho mình.
- Luôn sử dụng giọng điệu, ngôn ngữ, văn phong linh hoạt, truyền cảm và có khả năng tạo cảm hứng cho người khác.
- Là người có chiến lược, kế hoạch, mục tiêu rõ ràng trong giao tiếp.
- Kỹ năng lắng nghe.
- Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Kỹ năng diễn đạt.
- Kỹ năng đặt câu hỏi.
- Bạn nên đứng thẳng hướng về phía người nghe hoặc người nói.
- Luôn chủ động nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện
- Luôn thể hiện thái độ thân thiện, mỉm cười, gật đầu khi thể hiện quan điểm và lưu ý không dùng tay chỉ trỏ vào người khác khi trò chuyện.
- Tập trung lắng nghe thông tin từ người đối diện, không nên ngắt lời của người khác. Nếu có ý định phản hồi thì hãy đợi người đó nói xong, hoặc ngắt lời hãy “xin phép” hoặc “xin lỗi” trước đó.
- Nên tránh các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, dân tộc, phong tục tập quán.
- Không chê bai hay nói xấu người khác
- Nên nói thẳng vào vấn đề đang nói, tránh vòng vo, ậm ừ hay lảng tránh
- Luôn tập trung vào cuộc hội thoại, tránh xem điện thoại, đồng hồ, hay khoanh tay
- Nên nhìn thẳng vào người đối diện khi giao tiếp, không nên nhìn chăm chăm hoặc nở nụ cười không chân thật
- Không nên sử dụng các hành động cơ thể như gãi đầu, gãi cổ, cử động nhiều, không tập trung vào cuộc giao tiếp.
- Tránh nói những chủ đề động chạm lòng tự ái của người đối diện, cũng như khơi gợi lại những chuyện mà người khác không muốn nhắc đến.
- Sử dụng “tôi” hay “chúng ta” phù hợp vào từng ngữ cảnh, cuộc hội thoại.
- Không nên nói sai đề tài, chủ đề mà cuộc hội thoại đang đề cập đến.
- Không trao đổi thì thầm với người khác trong cuộc giao tiếp với tập thể.
- Sử dụng âm lượng vừa phải, tránh nói quá nhỏ hoặc quá to khi không cần thiết.
- Nếu có những điều chưa thật sự hiểu, thì hãy hỏi lại, đồng thời, cần nhớ tên người đối diện.
- Thể hiện thái độ thân mật, ân cần, lịch thiệp trong suốt quá trình hội thoại, giao tiếp.
- Không nóng nảy, không hấp tấp, không vội vàng.
4. Những đặc trưng cơ bản của kỹ năng giao tiếp
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bạn cần nắm vững được 6 đặc trưng cơ bản của kỹ năng giao tiếp, cụ thể:
4.1 Giao tiếp dựa trên nguyên tắc Win – Win
Đặc trưng cơ bản đầu tiên của giao tiếp chính là dựa trên nguyên tắc Win – Win. Dù bạn sử dụng phương thức , kỹ năng gì đi chăng nữa thì phải đảm bảo mục đích riêng của các chủ thể trong quá trình giao tiếp phải được thỏa mãn.
Để cuộc giao tiếp đạt được nghệ thuật Win – Win, bạn hãy cố gắng thỏa mãn nhu cầu của đối phương nhất có thể. Tuy nhiên, việc thỏa mãn nhu cầu đó phải đáp ứng được mục đích giao tiếp của mình. Như vậy, khi đối phương được thỏa mãn về nhu cầu giao tiếp thì mục đích của bạn cũng đã được đáp ứng.
Ví dụ: Trong một phiên điều trị tâm lý, chuyên gia sẽ liên tục đặt ra những câu hỏi cho thân chủ của mình để họ trả lời. Điều này vừa giúp thân chủ có thể bộc bạch những tâm tư, suy nghĩ thầm kín, những lo lắng, đắn đo. Đồng thời, chuyên gia tâm lý lại được thỏa mãn về mục đích khai thác những thông tin cần thiết cho việc điều trị.
4.2 Giao tiếp không phải là một tài năng “thiên bẩm”
Kỹ năng giao tiếp là một dạng kỹ năng mềm. Không ai có sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt. Đó là kết quả của cả một quá trình học tập, trau dồi, rèn luyện, đúc kết từ các kinh nghiệm thực tiễn một cách không ngừng nghỉ.
Không có một nguyên tắc cố định nào trong việc giao tiếp. Do đó, nếu chỉ áp dụng lý thuyết một cách khô kha, rập khuôn, hiệu quả của quá trình giao tiếp sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, bí quyết để giao tiếp hiệu quả là thường xuyên rèn luyện, sau đó đúc kết kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong những lần sau.
4.3 Giao tiếp phải mang tính nhận thức
Khác với giao tiếp thông thường, kỹ năng giao tiếp được thực hiện trên cơ sở những phân tích, tính toán lí trí của người thực hiện. Mỗi một người khi vận dụng năng lực giao tiếp đều nhận thức được về mục đích và hành vi của mình. Tùy thuộc vào cách suy nghĩ, phân tích, quan sát,… mà mỗi người có cách khác nhau để vận dụng kỹ năng này.
Giao tiếp không phải là hành động lặp đi lặp lại và nó không hình thành phản xạ giao tiếp. Tuy nhiên, có một số kỹ năng trong giao tiếp lại có thể hình thành nhờ phản xạ. Để làm được điều đó, bạn phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện thông qua nhận thức cá nhân. Vì vậy, khi giao tiếp, bạn cần phải nhận thức nội dung và diễn biến của cuộc giao tiếp.
4.4 Giao tiếp kế thừa, chọn lọc và sáng tạo
Kỹ năng giao tiếp có tính kế thừa, chọn lọc và sáng tạo. Đặc điểm này không chỉ diễn ra ở quy mô cá nhân mà còn cả ở cộng đồng lần nền văn hóa. Thông qua quá trình tìm hiểu, học tập, tích lũy, rèn luyện mà kỹ năng giao tiếp không ngừng được tiếp thu và kế thừa một cách có chọn lọc.
Trong thời đại ngày nay, kỹ năng giao tiếp không ngừng được chia sẻ và cải thiện nhờ vào việc giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau. Do vậy, mỗi chúng ta cần có sự thích nghi khi thay đổi môi trường giao tiếp để đạt được những mục đích giao tiếp của bản thân.
4.5 Giao tiếp có tính cá nhân hóa cao
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mang tính cá nhân hóa rất cao. Nó được hình thành thông qua đúc kết kinh nghiệm từ chính cá nhân bạn mà không có quy tắc hay khuôn khổ đánh giá chung nào. Trong một số trường hợp, kỹ năng giao tiếp của bạn có thể đúng ở môi trường này nhưng chưa chắc đã đúng ở môi trường khác.
Ví dụ, trong cuộc sống thường ngày, bạn sử dụng ngôn ngữ địa phương để trao đổi với người thân, bạn bè. Trong công việc, bạn không thể áp dụng điều đó vào việc viết email gửi khách hàng, đối tác.
Do đó, việc áp dụng kỹ năng giao tiếp như thế nào, hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá, phân tích của chính bạn, miễn sao đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
4.6 Giao tiếp bao gồm việc vận dụng nhiều nhóm kỹ năng khác nhau
Đặc trưng cơ bản cuối cùng của kỹ năng giao tiếp chính là sự kết hợp và vận dụng nhiều nhóm kỹ năng mềm lại khác nhau. Tùy vào mục đích giao tiếp mà bạn lựa chọn sử dụng, kết hợp các loại kỹ năng sao cho phù hợp.
Một số kỹ năng thường được sử dụng trong quá trình giao tiếp gồm:
5. 12 bí quyết giúp cải thiện hiệu quả kỹ năng giao tiếp
Để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hãy cùng Fastdo tìm hiểu 12 bí quyết dưới đây nhé!
5.1 Học cách lắng nghe tích cực
Lắng nghe người khác nói hay quan tâm đến vấn đề đối phương đang đề cập sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, gắn kết và mở rộng thêm các mối quan hệ khác.
Để bày tỏ sự lắng nghe của mình, bạn có thể kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, mỉm cười, đăm chiêu,… để thể hiện sự đồng tình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thỉnh thoảng đưa ra những phản hồi một cách có suy nghĩ, liên quan đến chủ đề mà cả hai bên đang trao đổi.
5.2 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong quá trình giao tiếp
Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất lớn cho một cuộc giao tiếp thành công. Khi giao tiếp, từ hành động ánh mắt đến biểu cảm của bạn đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người đối diện. Do đó, hãy cố gắng điều chỉnh tác phong của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhất.
Để cuộc giao tiếp có hiệu quả, những cử chỉ nên có khi đang đối thoại như:
5.3 Đồng cảm và sẻ chia với cảm xúc của đối phương
Để một cuộc giao tiếp có hiệu quả, bạn cần lắng nghe và hiểu được vấn đề mà đối phương đang gặp phải. Từ đó, bạn sẽ thông cảm với những khó khăn mà họ gặp phải hoặc khen ngợi mặt tích cực, thành tích của họ. Đồng thời, nếu có thắc mắc gì hãy trực tiếp hỏi thẳng đối phương một cách khéo léo, tế nhị. Khi đó, họ sẽ cảm thấy được coi trọng.
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét những gì mà mình đang nói có mang lại tác động hay gây khó chịu cho đối phương hay không. Có như thế, bạn mới thực sự đồng cảm và chia sẻ cảm xúc với đối phương trong quá trình giao tiếp.
5.4 Sử dụng tên riêng của người đối diện trong quá trình giao tiếp
Việc nhớ tên riêng của người đối diện trong giao tiếp sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm cực lớn với người đối diện. Điều này sẽ giúp quá trình giao tiếp được diễn ra suôn sẻ hơn. Việc được ghi nhớ và gọi bằng tên riêng khiến đối phương cảm thấy bản thân được trân trọng hơn. Họ sẽ có xu hướng cởi mở hơn trong quá trình trò chuyện cùng bạn.
5.5 Nói ngắn gọn, trực tiếp vào vấn đề
Việc trả lời hoặc trình bày vào đúng trọng tâm, trọng điểm của cuộc giao tiếp chứng tỏ sự tự tin của bản thân mình. Điều này cũng thể hiện bạn đang tôn trọng thời gian của người đối diện. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ, nhưng hãy nhớ đi thẳng vào trọng tâm vấn đề, tránh lan man, dài dòng, không liên quan đến chủ đề của cuộc đối thoại.
5.6 Sử dụng ngôn từ có chọn lọc
Cách nhấn nhá, phát âm, lựa chọn từ ngữ khi nói cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của cuộc giao tiếp. Nói quá nhỏ, thiếu tự tin hoặc quá lớn, quá nhanh, sử dụng từ ngữ không đúng ngữ cảnh, văn phong,… sẽ khiến người đối diện không nắm được thông tin mà bạn muốn truyền tải.
5.7 Thể hiện sự tự tin
Trong một cuộc giao tiếp, yếu tố tự tin đóng vai trò then chốt để quyết định cuộc giao tiếp đó có thành công hay không. Tự tin thể hiện thông qua ánh mắt, tư thế ngồi cũng như giọng điệu, thái độ khi trao đổi với mọi người xung quanh.
Ví dụ, trong một cuộc phỏng vấn, nếu ứng viên có phong thái tự tin sẽ giúp bạn dễ dàng thuyết phục được các nhà tuyển dụng vào vị trí và mức lương mà mình mong muốn.
5.8 Trao đi các phản hồi có giá trị
Một cuộc giao tiếp có đạt được kết quả tốt hay không được đánh giá bởi chất lượng của các phản hồi. Trong quá trình giao tiếp, các phản hồi đưa ra càng có tính phản biện thì vấn đề càng được phân tích kỹ càng hơn. Tuy nhiên, việc phản hồi nên tập trung vào vấn đề, cung cấp các góc nhìn khác nhau về chủ đề đang được tranh luận.
5.9 Linh hoạt phong cách nói chuyện với từng đối tượng khác nhau
Với mỗi đối tượng giao tiếp khác nhau bạn cần có các phong cách và hình thức giao tiếp tương ứng. Khi giao tiếp với cấp lãnh đạo, bạn cần sử dụng hình thức giao tiếp trang trọng như gửi email, gọi điện thoại. Ngược lại, khi làm việc với hội nhóm, đồng đội thì phương thức giao tiếp thông qua ứng dụng xã hội sẽ được ưu tiên, mang tính tiện lợi hơn.
5.10 Nói chuyện rõ ràng với âm lượng vừa phải
Âm lượng giọng nói vừa đủ, phù hợp với tình huống, cách truyền đạt rõ ràng, mạch lạc, logic giúp cuộc giao tiếp có hiệu quả hơn. Khi bạn muốn truyền đạt một thông điệp, việc điều chỉnh giọng nói sao cho âm thanh vừa nghe nhằm đảm bảo cho đối phương không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào là việc quan trọng và cần thiết.
5.11 Duy trì giao tiếp bằng mắt
Giao tiếp không chỉ thể hiện thông qua hành động, lời nói mà nó còn thể hiện thông qua ánh mắt. Bạn tuyệt đối không nên cúi gằm mặt, đảo mắt liên tục,… bởi nó gây ra cho đối phương cảm giác khó chịu. Thay vào đó, bạn nên nhìn thẳng vào đối phương khi giao tiếp, điều này sẽ khiến cho họ có cảm giác được tôn trọng và được lắng nghe.
5.12 Hoàn toàn tập trung vào cuộc hội thoại
Tập trung vào cuộc giao tiếp sẽ giúp bạn khẳng định sự chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng của bạn dành cho đối phương. Khi bắt đầu cuộc giao tiếp, hãy đảm bảo tắt hết chuông điện thoại và hạn chế sử dụng nó. Dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng điều này sẽ khiến người đối diện đánh giá cao về thái độ làm việc của bạn.
6. Những “mẹo” nhỏ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn
Để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp, dưới đây là một số “mẹo” nhỏ mà bạn cần nắm:
Với những thông tin mà Fastdo đã trình bày ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được Kỹ năng giao tiếp là gì cũng như 12 bí quyết giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Việc thường xuyên rèn luyện kỹ năng mềm này sẽ giúp ích cho bạn giao tiếp một cách có hiệu quả hơn, mang đến nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh hơn.