Hiện nay, nhiều ứng viên thường băn khoăn, không biết có nên làm việc tại công ty gia đình hay không? Thế nhưng, liệu có phải công ty gia đình nào cũng xấu? Nếu chẳng may bạn làm việc ở một công ty gia đình tiêu cực, bạn nên làm thế nào để “sống sót”? Cùng Fastdo tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!
1. Công ty gia đình là gì? Mô hình công ty gia đình như thế nào?
Mô hình công ty gia đình là loại hình tổ chức mà ở đó, các thành viên trong gia đình, gia tộc nắm giữ hầu hết vốn điều lệ, cổ phần và quyền điều hành công ty. Đây là mô hình tổ chức đóng vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Tại việt Nam, có 100 Doanh nghiệp gia đình lớn đóng góp 25% tổng GDP toàn quốc.
Một số đặc điểm chính của mô hình công ty gia đình bao gồm:
- Nhân sự của công ty: Chủ sở hữu và những vị trí quan trọng trong tổ chức đều do các thành viên trong gia đình nắm giữ. Trong một số Doanh nghiệp, hầu hết các nhân sự đều là thành viên trong gia tộc.
- Tỷ lệ vốn góp: Các thành viên trong gia đình nắm 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần của Doanh nghiệp.
- Thời gian hoạt động: Các công ty gia đình thường có thời gian tồn tại lâu dài hơn các tổ chức khác bởi có sự kế thừa giữa các thế hệ.
2. Những hạn chế của công ty gia đình
Nhiều ứng viên lo ngại làm việc tại công ty gia đình tiêu cực, cách quản lý công ty gia đình này thông thường sẽ theo mô hình “người nhà”. Theo đó, những lợi ích tốt nhất sẽ tập trung vào cấp trên, người có quan hệ huyết thống với lãnh đạo. Chính vì thế, có không ít nhân viên đã khó chịu và không thích cách làm việc như vậy.
Sau đây là những hạn chế của công ty gia đình có văn hóa tiêu cực:
2.1 Chế độ đãi ngộ thiếu sự minh bạch
Chế độ đãi ngộ luôn có ảnh hưởng đến quyết định làm việc và trung thành của nhân viên. Khi làm việc tại công ty gia đình có chế độ thiếu minh bạch thường tồn tại rất nhiều vấn đề như cố tình trốn thuế, không đóng BHXH, chậm lương, lách luật, mập mờ trong các phúc lợi của nhân sự,… Bên cạnh đó, vấn đề lương thưởng bị điều chỉnh theo cảm tính của giám đốc cũng là trong những hạn chế của công ty gia đình thường gặp.
2.2 Lộ trình thăng tiến mơ hồ
Các nhân viên dường như khó có được một lộ trình thăng tiến rõ ràng nếu làm việc tại công ty gia đình. Bởi cấp trên thường ưu ái với người nhà, đưa những người có mối quan hệ thân thiết lên làm lãnh đạo. Do đó, cơ hội phát triển của những người có năng lực ở môi trường này hầu như rất khó.
Với cách quản lý nhân sự như vậy, các công ty gia đình tiêu cực sẽ khó khăn trong việc giữ chân nhân tài của công ty. Sẽ không ai cứ mãi cố gắng để rồi không nhận lại được sự ghi nhận, đặc biệt là những người trẻ với ý chí và khát vọng phát triển mạnh mẽ.
2.3 Những quyết định đưa ra theo cảm tính
Đối với công ty gia đình, mọi định hướng phát triển, mục tiêu doanh nghiệp hay những chính sách đều dựa trên ý kiến của các giám đốc và quyền lợi của gia tộc. Do vậy, những quyết định cảm tính là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, những chế độ khen thưởng hay chính sách đãi ngộ cũng sẽ được ưu tiên hơn đối với người nhà và những “người đặc biệt” của sếp.
3. Liệu có phải tất cả công ty gia đình đều xấu?
Không thể phủ nhận những tiêu cực thường gặp khi làm việc tại công ty gia đình. Tuy nhiên, điều này không phải xảy ra ở tất cả công ty gia đình. Thực tế, có rất nhiều công ty gia đình có chế độ rất tốt và là môi trường làm việc đáng mơ ước của tất cả ứng viên. Đã có rất nhiều người thành công khi bước ra từ mô hình Doanh nghiệp này. Tại những tổ chức này, nhân viên được trao cho nhiều cơ hội học hỏi, làm việc đa nhiệm hơn. Từ đó, họ có thể phát triển bản thân mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bên cạnh đó, nếu lãnh đạo tại các công ty gia đình là những người tài năng, có tâm và có tầm, bạn sẽ không phải chịu thiệt thòi khi làm việc. Nhiều thương hiệu lớn đi lên từ công ty gia đình đã trở thành môi trường làm việc đáng mơ ước của nhiều người điển hình như Samsung, Walmart, Mars,…
Do vậy, trước khi bắt đầu làm việc, bạn nên đánh giá cẩn thận các chính sách của công ty và đặt ra những câu hỏi cụ thể cho nhà tuyển dụng. Từ đó, bạn có thể cân nhắc đến kiến thức học được, cơ hội thăng tiến, chế độ lương thưởng trong công ty và suy xét đến việc gắn bó lâu dài.
Nếu bạn và doanh nghiệp của bạn đang gặp các vấn đề khi chấm công truyền thống như phải xếp hàng chờ liên tục, lỗi nhận diện hay không thể quản lý được ca làm từ xa hay ca làm ngoài giờ; fCheckin là một giải pháp có thể xử lý vấn đề trên. Ngoài tính năng là ứng dụng tích hợp 3 trong 1 Chấm công – Đơn từ – Bảng công, fCheckin còn giải quyết các vấn đề như nộp và duyệt đơn từ tiện lợi, thay thế cho đơn Email, đơn giấy. Tính năng bảng công cũng được tích hợp giúp cập nhật công toàn thể công ty kèm với tự động cộng công phép nhanh chóng.
TÌM HIỂU THÊM VỀ fCHECKIN TẠI ĐÂY
4. 5 Bí quyết giúp bạn “sống sót” khi làm việc tại công ty gia đình tiêu cực
Vậy chẳng may nếu bạn phải làm việc tại công ty gia đình có văn hóa tiêu cực, bạn nên làm gì? Sau đây là 5 bí quyết giúp bạn sinh tồn trong môi trường này.
4.1 Hoàn thành các nhiệm vụ được giao phó
Nếu bạn muốn gắn bó lâu dài với một công ty gia đình, việc hoàn thành các nhiệm vụ do cấp trên giao phó là điều cần thiết. Bạn nên tôn trọng những ý kiến, quan điểm của giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bởi họ chính là người đánh giá năng lực và đưa ra quyết định tăng lương hay đưa ra lộ trình thăng tiếp theo của bạn trong tương lai.
Hơn nữa, một trong những lưu ý mà bạn nên cân nhắc khi làm việc tại công ty gia đình là đừng bao giờ cãi sếp, hãy hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt nhất nhé.
4.2 Không thắc mắc về những đãi ngộ mà người nhà của sếp nhận được
Như đã nói, công ty gia đình thường sẽ ưu ái hơn cho người nhà. Chính vì thế, những đãi ngộ đặc biệt là khó tránh khỏi. Do vậy, bạn không nên tỏ thái độ với những công nhận không xứng đáng mà hãy tập quen với việc nhận những quyền lợi ít hơn. Bạn không nên thất vọng hay so kè vì sẽ khiến bạn trở nên “xấu” đi trong mắt đồng nghiệp.
4.3 Vạch ra những giới hạn cụ thể cho bản thân
Khi bắt đầu làm việc tại công ty gia đình, bạn nên đặt ra cho bản thân những giới hạn cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn tránh khỏi những vấn đề không mong muốn cũng như biết cách giải quyết khi gặp vấn đề nào đó. Bạn cần lưu ý duy trì những giới hạn này thật khéo léo để không bị tạo ác cảm với những người xung quanh.
Ví dụ: Nếu đồng nghiệp nhờ bạn thực hiện một công việc không phải là nhiệm vụ của bạn, bạn có thể khéo léo từ chối và thể hiện rằng đây không phải là trách nhiệm của mình để tránh mâu thuẫn về sau. Nếu cấp trên hay đồng nghiệp có những hành động vượt quá giới hạn, hãy tỏ rõ thái độ để tránh những tranh cãi không đáng có.
4.4 Có sự chọn lọc khi thiết lập các mối quan hệ
Khi làm việc trong các mô hình công ty gia đình, bạn nên quan sát và có cái nhìn tổng quan hơn về các mối quan hệ xung quanh. Hãy chọn lọc kỹ càng khi thiết lập mối quan hệ với các bên để tránh cho bản thân những rắc rối.
Điều này không có nghĩa là bạn cần phải chọn lọc quá cực đoan, thể hiện quá rõ ràng việc thích hay không thích một ai đó. Việc này rất dễ khiến bạn bị bỏ rơi và cô đơn tại nơi làm việc. Hãy tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể và giao tiếp thân thiện với những đồng nghiệp khác.
Với trường hợp đồng nghiệp và cấp trên bất đồng quan điểm, bạn nên ở vị trí trung lập và không nên nghiêng về một bên nào cả. Trong bất cứ một môi trường làm việc nào, bạn cũng nên tránh va chạm vào những mâu thuẫn cá nhân mà hãy làm việc chuyên nghiệp, tập trung vào công việc.
4.5 Hãy phản ứng khi cần thiết
Công ty gia đình là một môi trường tốt giúp bạn tôi luyện và học hỏi thêm nhiều lĩnh vực khác nhau để phát triển bản thân. Bạn có thể làm việc tại đây để tích lũy thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn cần đánh giá xem môi trường có thực sự phù hợp với bạn và cần rời bỏ ngay nếu công ty quá “độc hại”.
Nếu bị phân biệt đối xử, thành tích không được công nhận, bị ép làm những việc không liên quan, hãy nhanh chóng tìm lời khuyên từ những đồng nghiệp đáng tin cậy hoặc trình bày với sếp. Khi nhận thức được sự tiêu cực, bạn cần hành động thẳng thắn và cởi mở nhất để tìm ra hướng giải quyết.
Nếu như nỗ lực, cống hiến, ý kiến đóng góp trong công ty không được công nhận và lắng nghe, bạn nên cân nhắc rời đi và tìm môi trường làm việc phù hợp hơn. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài, tinh thần của bạn sẽ giảm sút, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Trên đây là những thông tin liên quan đến những vấn đề khi làm việc tại công ty gia đình và một số bí quyết giúp bạn tồn tại nếu chẳng may làm việc tại một môi trường độc hại. Hy vọng bài viết của Fastdo sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về công ty gia đình, cũng như giúp ích được nếu bạn đang phải làm ở một môi trường không mấy tích cực nhé!
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh mà nhà quản lý cần biết
- Xếp hạng các cấp độ của kỹ năng mà nhà quản lý cần có
- Phong cách lãnh đạo của Bill Gates và 14 đặc điểm tạo nên thành công