Nắm được cách viết tuyên bố sứ mệnh có ý nghĩa rất quan trọng với Doanh nghiệp. Đây là hoạt động nhằm hoàn thiện việc định hình Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố này còn góp phần thể hiện tầm nhìn của CEO và sứ mệnh mong muốn phục vụ thị trường theo cách nào. Có thể thấy, đây là nhân tố không chỉ giúp công ty đi đúng đường mà còn là điểm tựa cho các nhân viên đối chiếu theo mục tiêu. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây của Fastdo để cập nhập kiến thức chuẩn nhất về nội dung này nhé!
1. Tuyên bố sứ mệnh là gì?
Tuyên bố sứ mệnh là văn bản khẳng định lý do tồn tại cũng như thể hiện sự quyết tâm thực hiện những mục tiêu của một tổ chức. Khác với tuyên bố tầm nhìn, tuyên bố sứ mệnh phản ánh tất cả các khía cạnh của công ty từ nhân viên, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, chất lượng, vị trí Doanh nghiệp trên thị trường và sự sống còn của tổ chức.
Một tuyên bố sứ mệnh nên được được soạn thảo theo cách trả lời cho những câu hỏi cụ thể như: Chúng ta làm gì? Tại sao phải làm? Chúng ta làm như thế nào?
Tuyên bố sứ mệnh chính là mục đích cốt lõi của công ty và đại diện cho tổ chức trước công chúng. Do đó, bản tuyên bố phải rõ ràng, đầy đủ và đảm bảo gợi nhớ trong tâm trí của mọi người. Tuyên bố được phát triển dành cho cổ đông, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, đối tác và cả chủ nợ.
2. Phân biệt tuyên bố sứ mệnh và các tài liệu Doanh nghiệp khác
Bên cạnh tuyên bố sứ mệnh, Doanh nghiệp còn phải xây dựng và sở hữu nhiều văn bản quan trọng khác. Sau đây, Fastdo sẽ giải thích đến bạn đọc cách để phân biệt tuyên bố sứ mệnh với các tài liệu quan trọng của tổ chức:
Tầm nhìn chiến lược
Trong một số trường hợp nhất định, mọi người vẫn thường hiểu nhầm hai vấn đề này. Thứ nhất, tầm nhìn chiến lược chủ yếu tập trung vào việc thể hiện những mong muốn trong tương lai. Các vấn đề sẽ được vạch ra một cách cụ thể để cho thấy cố gắng và nỗ lực đạt được của công ty. Ngược lại, tuyên bố sứ mệnh lại nhằm khẳng định lý do Doanh nghiệp hình thành và tồn tại trên thị trường để làm gì.
Khẩu hiệu công ty
Khẩu hiệu và sứ mệnh đóng vai trò tiếp thị cho Doanh nghiệp ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, tuyên bố sứ mệnh cung cấp cái nhìn rõ ràng, đi sâu vào thực tế các mục tiêu và cấu trúc của công ty.
Kế hoạch kinh doanh
Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực và những hoàn cảnh hoạt động cụ thể của Doanh nghiệp mà nhà lãnh đạo có thể đề cập nội dung của bản tuyên bố sứ mệnh trong kế hoạch kinh doanh đang được thực thi. Tuy nhiên, các bạn không được hiểu nhầm rằng hai vấn đề này có thể thay thế cho nhau.
Kế hoạch kinh doanh là một bản tài liệu tổng quan dài từ 8-12 trang chứa đầy đủ các thông tin về công ty từ các dự báo tài chính cũng như những dữ liệu nghiên cứu thị trường quan trọng khác. Tài liệu này chỉ được lưu hành nội bộ còn sứ mệnh được công bố trên các phương tiện truyền thông.
3. Cách viết tuyên bố sứ mệnh chi tiết, đơn giản
Việc mà Doanh nghiệp thể hiện sứ mệnh là bước đầu tiên khẳng định hình ảnh giá trị của thương hiệu. Do vậy, Fastdo mong muốn rằng hướng dẫn dưới đây sẽ giúp ích được cho nhà quản trị. Hy vọng qua đây các bạn có thể thành lập được một văn bản hoàn chỉnh nhất.
Mục tiêu của doanh nghiệp cần được gắn liền với sứ mệnh, do đó, doanh nghiệp cần một giải pháp giúp kết nối mục tiêu với sứ mệnh và kế hoạch. Phần mềm hỗ trợ thiết lập mục tiêu fOKRs của Fastdo được thiết kế để giúp các SMEs Việt Nam thực hiện được điều đó. Với fOKRs, doanh nghiệp có thể: thiết lập OKRs nhanh chóng, tạo kế hoạch chi tiết theo từng KRs, hỗ trợ check-in OKRs dễ dàng.
Bấm vào ảnh ngay để đăng ký dùng thử phần mềm fOKRs của Fastdo ngay nhé!
Phần mềm quản trị mục tiêu fOKRs
3.1 Bước 1: Tập hợp tất cả nhân viên các cấp để thảo luận
Một tuyên bố sứ mệnh cần được phổ biến rộng rãi trong công ty từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Sự tham gia của toàn thể nhân viên tạo nên sự cam kết mạnh mẽ hơn giữa họ với công ty. Nhà quản trị cần phải tạo một cuộc họp để thu thập ý kiến của tất cả mọi người. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp hiểu rõ được cách suy nghĩ của từng cá nhân.
Hơn nữa, việc tham gia xây dựng tuyên bố sứ mệnh sẽ khiến nhân sự có trách nhiệm hơn. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng để hỗ trợ cho sứ mệnh của tổ chức.
3.2 Bước 2: Trả lời 9 câu hỏi cho bản tuyên bố sứ mệnh
Thông thường, trong cách viết sứ mệnh Doanh nghiệp cần trả lời cụ thể 9 câu hỏi. Việc hoàn tất các câu trả lời có thể chiếm nhiều thời gian của bạn. Tuy nhiên, cách này sẽ mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp như xác định chính xác khách hàng mục tiêu, hiểu rõ sản phẩm dịch vụ của mình, thị trường mục tiêu mà công ty hướng đến,… 9 vấn đề công ty cần giải quyết cụ thể là:
- Khách hàng của Doanh nghiệp là ai? Làm thế nào để mang lại lợi ích cho khách hàng của bạn?
- Các sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà Doanh nghiệp cung cấp là gì? Sự độc đáo là gì?
- Doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường địa lý nào?
- Công nghệ cơ bản của Doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp có cam kết tăng trưởng và vững mạnh tài chính?
- Những niềm tin, giá trị và triết lý cơ bản hướng dẫn hoạt động của Doanh nghiệp là gì?
- Các điểm mạnh, năng lực hoặc lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường?
- Doanh nghiệp đối xử với nhân viên của mình như thế nào?
3.3 Bước 3: Viết nháp bản tuyên bố sứ mệnh
Sau khi làm rõ và xác định chính xác những nội dung nào cần đưa vào bản tuyên bố, bạn có thể bắt đầu viết nháp nội dung theo những công thức được nêu dưới đây:
- Để [đóng góp/mục tiêu] nên [tác động].
- Nhiệm vụ của Doanh nghiệp là [đóng góp/mục tiêu] bằng [những gì bạn cung cấp/cách bạn thực hiện] cho [đối tượng mục tiêu] để [tác động].
- Để xây dựng/cung cấp [những gì bạn mang đến/cách bạn thực hiện] cho [đối tượng mục tiêu] về [đóng góp/mục tiêu] và [tác động].
Ví dụ: Nếu bạn làm việc cho một công ty Content marketing, bản nháp đầu tiên của bạn có thể trông như thế này:
- Để tăng giá trị và khả năng hiển thị của nội dung, các công ty có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt với công chúng.
- Nhiệm vụ của Doanh nghiệp là nâng cao giá trị và khả năng hiển thị của nội dung bằng cách cung cấp các dịch vụ Content marketing cho các công ty để có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
- Cung cấp dịch vụ Content marketing cho các công ty để tăng giá trị và khả năng hiển thị nội dung và giúp Danh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
3.4 Bước 4: Tham khảo ý kiến nhiều người
Tuyên bố sứ mệnh áp dụng cho tất cả mọi người. Hãy dùng một số bản thảo về tuyên bố sứ mệnh để tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp của bạn. Tuy các lập luận của cấp quản lý sẽ có trọng lượng hơn một chút, nhưng đối với một tài liệu mang tính phổ quát như Tuyên bố sứ mệnh, sẽ rất hữu ích nếu bạn đưa tất cả mọi người vào quá trình phản hồi.
Bạn không nên vội vàng trong quá trình viết. Hãy dành thời gian để cộng tác với đội nhóm bằng cách tổ chức những phiên thảo luận, Q&A hoặc gửi các cuộc khảo sát để tìm ra phiên bản Sứ mệnh phù hợp với đại đa số mọi người. Bằng cách đó, khi hoàn thành tuyên bố, mọi người sẽ tự hào vì đây là thành quả đến từ nỗ lực của tập thể.
3.5 Bước 5: Đánh giá và công bố bản sứ mệnh
Sau khi thu thập phản hồi, bạn hãy sửa đổi tuyên bố sứ mệnh nếu cần. Sau đó, hãy hoàn thiện và chia sẻ văn bản với phần còn lại của tổ chức của bạn thông qua trang web doanh nghiệp hoặc bản kế hoạch kinh doanh. Với bộ giải pháp phần mềm quản trị Fastdo, bạn hoàn toàn có thể công bố tuyên bố sứ mệnh một cách minh bạch với toàn tổ chức. Tất cả nhân sự đều có thể dễ dàng xem và nắm bắt được toàn bộ giá trị mà tổ chức muốn truyền tải qua sự hỗ trợ của phần mềm quản trị Fastdo.
Với nhiệm vụ giải thích hoạt động kinh doanh, bản tuyên bố sứ mệnh giúp những người làm việc tại chính tổ chức, các bên liên quan, khách hàng hoặc đối tác, đối tượng mang lại lợi nhuận Doanh nghiệp có thể hiểu rõ về lý do tồn tại của công ty. Ngoài ra, bạn không nên tạo ra văn bản này để phục vụ mục đích bán hàng, nhưng đó là điều bạn nên tự hào và có thể sẽ muốn công bố.
4. Ví dụ về sứ mệnh của các công ty ở Việt Nam và thế giới
Để tất cả mọi người cùng hiểu rõ hơn về một bản tuyên bố sứ mệnh, nội dung dưới đây sẽ trình bày những ví dụ về mẫu Tuyên bố sứ mệnh của những công ty nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
4.1. Sứ mệnh của Vinamilk
Vinamik là công ty hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe. Sản phẩm của công ty gồm các mặt hàng như sữa tươi, sữa dinh dưỡng, sữa chua, sữa chua uống, bột ăn dặm, sữa đặc, sữa thực vật, nước giải khát,…
Sứ mệnh của Vinamilk là:
Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.
Vinamilk cam kết bằng cả trái tim và niềm tin mãnh liệt rằng tất cả sản phẩm của công ty chắc chắn sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng có giá trị và đưa sản phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất. Qua đó, cho thấy bản thân công ty phải có trách nhiệm thật sự đối với chính mình, với xã hội và với con người mới có thể thực hiện được tuyên bố này.
4.2. Sứ mệnh của TH True Milk
TH True Milk, tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH, là một thương hiệu sữa nổi tiếng của Việt Nam, thuộc tập đoàn TH. Được thành lập vào năm 2009 tại Nghệ An, TH True Milk đã nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng với các sản phẩm sữa tươi sạch được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao.
Sứ mệnh của TH True Milk là:
Luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn người Việt bằng những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn, sạch sẽ.
TH True Milk tin rằng thông qua việc cung cấp các sản phẩm sữa tươi sạch và dinh dưỡng, họ có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người Việt Nam. Ngoài ra, TH True Milk còn nuôi dưỡng tâm hồn người Việt thông qua các hoạt động cộng đồng và các chương trình khuyến khích lối sống lành mạnh.
4.3. Sứ mệnh của Google là gì?
Sứ mệnh của Google là:
Sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.
Để thực hiện sứ mệnh này, Google đã:
- Phát triển các công cụ và công nghệ để thu thập, sắp xếp và lập chỉ mục thông tin trên internet, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần.
- Nỗ lực đảm bảo thông tin đó có liên quan, chính xác và đáng tin cậy.
- Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ dễ sử dụng, cho phép mọi người, bất kể vị trí địa lý hay trình độ kỹ thuật, đều có thể truy cập và sử dụng thông tin một cách hiệu quả.
4.4. Sứ mệnh của Apple
Apple không công bố một tuyên bố sứ mệnh chính thức duy nhất. Tuy nhiên, sứ mệnh của họ có thể được hiểu thông qua các giá trị cốt lõi và mục tiêu mà họ theo đuổi.
Sứ mệnh cốt lõi:
- Tạo ra những sản phẩm sáng tạo và đột phá: Apple luôn nỗ lực tạo ra những sản phẩm công nghệ tiên tiến, thay đổi cách mọi người sống, làm việc và giải trí.
- Mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất: Apple tập trung vào việc thiết kế các sản phẩm trực quan, dễ sử dụng và mang lại giá trị thực sự cho người dùng.
- Thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo: Apple khuyến khích tư duy khác biệt và không ngừng tìm kiếm những giải pháp mới để giải quyết các vấn đề hiện có.
4.5. Sứ mệnh của Coca Cola
Sứ mệnh của Coca Cola là:
Đổi mới thế giới để làm nên sự khác biệt
Sứ mệnh này được thể hiện qua ba giá trị cốt lõi:
- Thương hiệu được yêu thích: Coca-Cola cam kết tạo ra các thương hiệu và đồ uống được mọi người yêu thích, mang lại niềm vui và sự sảng khoái cho người tiêu dùng.
- Phát triển bền vững: Coca-Cola nỗ lực hoạt động kinh doanh một cách có trách nhiệm, bảo vệ môi trường và đóng góp tích cực cho cộng đồng.
- Vì một tương lai tốt đẹp hơn: Coca-Cola hướng tới một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người, thông qua việc đầu tư vào giáo dục, y tế, và các hoạt động cộng đồng khác.
4.6. Sứ mệnh của Viettel
Ngày 7/1/2021, Viettel đã công bố tái định vị thương hiệu Viettel với bộ nhận diện gồm logo và slogan mới. Việc tái định vị lần này được thực hiện sau khi Viettel đã hoàn thành sứ mệnh cũ là: “Phổ cập dịch vụ viễn thông” ở Việt Nam.
Do đó, sứ mệnh của Viettel hiện tại là:
Tiên phong, chủ lực trong xây dựng xã hội số ở Việt Nam
Thông qua sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo xã hội số”, Viettel không chỉ hướng đến mục tiêu kinh doanh mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
4.7. Sứ mệnh của VinFast
Sứ mệnh của VinFast là:
Vì một tương lai xanh cho mọi người
Sứ mệnh này thể hiện rõ nét cam kết của VinFast trong việc:
- Thúc đẩy cuộc cách mạng xe điện toàn cầu: VinFast tiên phong trong việc phát triển và sản xuất các dòng xe điện thông minh, công nghệ tiên tiến, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành công nghiệp ô tô đến môi trường.
- Mang đến trải nghiệm di chuyển xanh và thông minh: VinFast không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm xe điện chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường, đồng thời tích hợp các công nghệ thông minh để nâng cao trải nghiệm lái xe.
- Tạo dựng một tương lai bền vững: VinFast hướng đến một tương lai xanh hơn cho tất cả mọi người thông qua việc phát triển hệ sinh thái xe điện toàn diện, từ sản xuất xe, pin, đến trạm sạc và các dịch vụ hỗ trợ khác.
4.8. Tuyên bố sứ mệnh của Fastdo
Bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp Fastdo tiền thân là sản phẩm được ứng dụng nội bộ cho hệ sinh thái công ty Docorp. Fastdo đã giúp các doanh nghiệp trong hệ sinh thái này tăng trưởng 100 – 150%/năm trong suốt nhiều năm.
Nhận thấy cơ hội thị trường, Fastdo đã tùy chỉnh phù hợp và giới thiệu bộ giải pháp này ra thị trường vào năm 2022. Kỳ vọng của Fastdo giúp các SMEs Việt Nam tiếp cận tư duy quản trị chuẩn 4 chức năng và chuyển đổi số trong quản trị thành công thúc đẩy tăng trường bền vững.
Sứ mệnh của Fastdo là:
Mang đến giải pháp giúp SMEs Việt Nam tiếp cận tư duy quản trị chuẩn theo 4 chức năng ngay từ ban đầu và chuyển đổi số trong quản trị, thành công thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
6. Sự khác nhau giữa tầm nhìn và sứ mệnh
Để phân biệt tầm nhìn và tuyên bố sự mệnh mọi người có thể tham kháo nội dung qua bảng dưới đây:
Tầm nhìn |
Sứ mệnh |
Mục đích |
|
Thể hiện những điều tổ chức nhằm đạt được. | Xác định những gì Doanh nghiệp hiện đang làm. |
Câu hỏi cần trả lời |
|
Doanh nghiệp muốn trở thành gì? | Doanh nghiệp làm gì? |
Thành phần |
|
|
|
Tương lai hay hiện tại? |
|
Đề cập đến tương lai | Trình bày về hiện tại |
Được xây dựng dành cho ai? |
|
Nhân viên của Doanh nghiệp | Nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối tác và cộng đồng |
Nội dung nào được tạo trước? |
|
Được hình thành trước | Chỉ được triển khai khi có tầm nhìn |
Nội dung có hay thay đổi không? |
|
Hầu như không thay đổi vì phải mất nhiều năm để đạt được đa số các mục tiêu | Thường thay đổi mỗi khi Doanh nghiệp quyết định mạo hiểm vào thị trường mới, hay phát triển sản phẩm mới, … |
Trên đây là tất cả nội dung về chủ đề cách viết tuyên bố sứ mệnh cho Doanh nghiệp. Hy vọng rằng qua những chia sẻ vừa rồi, tất cả mọi người đã có thêm kiến thức cần thiết để xây dựng nội dung phù hợp nhất dành cho Doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan tới các hoạt động quản trị, hãy liên hệ ngay với Fastdo để được giải đáp nhé!
>>> ĐỌC CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- Pipeline trong kinh doanh là gì? Lợi ích và 3 bước xây dựng quy trình Pipeline
- Agenda là gì? Những điều cần biết khi xây dựng Agenda
Tuyên bố sứ mệnh là gì?
Tuyên bố sứ mệnh là văn bản khẳng định lý do tồn tại cũng như thể hiện sự quyết tâm thực hiện những mục tiêu của một tổ chức.
Quy trình viết tuyên bố sứ mệnh như thế nào?
Bước 1: Tập hợp tất cả nhân viên các cấp để thảo luận; Bước 2: Trả lời 9 câu hỏi cho bản tuyên bố sứ mệnh; Bước 3: Viết nháp bản tuyên bố sứ mệnh; Bước 4: Tham khảo ý kiến nhiều người; Bước 5: Đánh giá và công bố bản sứ mệnh.
Tuyên bố sứ mệnh của Vinamilk thể hiện điều gì?
Vinamilk cam kết bằng cả trái tim và niềm tin mãnh liệt rằng tất cả sản phẩm của công ty chắc chắn sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng có giá trị và đưa sản phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất. Qua đó, cho thấy bản thân công ty phải có trách nhiệm thật sự đối với chính mình, với xã hội và với con người mới có thể thực hiện được tuyên bố này.