Win-Win là một nghệ thuật được vận dụng rất nhiều trong các cuộc đàm phán. Vậy win-win là gì và làm thế nào để đạt được win-win khi thảo luận hay đàm phán? Cùng Fastdo tìm hiểu ngay nhé.
1. Win-win trong đàm phán là gì?
win-win là một nghệ thuật đàm phán, nhằm mục đích dung hòa lợi ích đôi bên, hay đôi bên cùng thắng. Khi kết quả của cuộc thương thảo đều khiến cả hai bên hài lòng, lúc đấy cuộc đàm phán đã đạt được nghệ thuật win-win.
Để có thể đi đến sự hợp tác, đôi bên có thể mất rất nhiều thời gian, có thể một tháng, hoặc thậm chí cả năm trời để thương thảo. Kết quả sẽ nghiêng về một bên tuy nhiên sẽ khiến họ có thêm đối thủ trên thương trường trong tương lai. Không phải lúc nào, nghệ thuật win win cũng dễ dàng đạt được khi đàm phán.
Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật đàm phán win-win là gì, hãy cùng nhìn qua case study Landmark 81.
Vingroup mở phiên đấu thầu công khai Landmark 81 vào năm 2014. Khi đó, Coteccons – công ty xây dựng nổi tiếng ở Việt Nam tham gia đấu thầu nhưng thất bại vì báo giá quá cao. Sau khi nghe được những tâm sự từ vị Chủ tịch HĐQT của Vingroup về mong muốn Landmark 81 được xây dựng bởi nhà thầu Việt Nam vì niềm tự hào dân tộc, Coteccons đã thương lượng lại với Vingroup và trúng thầu xây dựng Landmark 81.
Áp dụng quy tắc nghệ thuật win-win, cả nhà đầu tư và người bán dự án cần phải có những cuộc gặp để đàm phán. Hai bên phải đi sâu và hiểu những vấn đề cốt lõi nhất của mục đích đàm phán. Mỗi bên có thể tự đặt mình vào vị trí của đối tác, để cùng nhau suy nghĩ đưa ra những giải pháp tốt nhất để đạt được lợi ích chung.
2. Mục đích mà đàm phán win-win hướng tới
Sau đây là những mục đích quan trọng mà các Doanh nghiệp hướng tới khi áp dụng đàm phán win-win:
2.1 Tìm kiếm các đối tác tiềm năng, phù hợp
Các nhà quản trị hiện đại hiểu rất rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng mạng lưới đồng minh trong kinh doanh. Do đó, họ luôn cố gắng duy trì sự hài hòa, hữu nghị trong mọi vấn đề với nhau. Chính sự liên minh và hợp tác lâu dài là chìa khóa cho sự thành công bền vững của mỗi Doanh nghiệp trên thương trường.
Dựa vào đàm phán win-win, các Doanh nghiệp có thể tìm thấy được những đối tác phù hợp, đáng tin cậy. Từ đó, các bên cùng nhau xây dựng mối liên minh vững mạnh để hỗ trợ, giúp đỡ trong việc xây dựng vị thế trên thị trường.
2.2 Giảm thiểu các lãng phí trong quá trình đàm phán
Khi đàm phán, nếu cứ cố chấp với các mục tiêu ban đầu, các bên sẽ gặp nhiều bất lợi. Việc mỗi bên đều ngoan cố theo đuổi lợi ích của mình sẽ khiến thời gian đàm phán kéo dài lãng phí, thời điểm “vàng” để triển khai kế hoạch cũng qua đi. Cho dù có thắng đi nữa cũng sẽ thu về hiệu quả lệch so với dự tính ban đầu.
Nếu không nhượng bộ nhau trong các cuộc thương thảo đồng nghĩa với việc một trong hai bên phải miễn cưỡng chấp nhận hợp tác. Đây sẽ là mầm mống khiến đối tác hóa thành kẻ thù trên thương trường. Do đó, đàm phán Win Win giúp bảo vệ quyền lợi đôi bên và hóa giải những mâu thuẫn không đáng có.
2.3 Nhấn mạnh tinh thần chia sẻ lợi ích
Thương trường như chiến trường. Ngày càng có nhiều Doanh nghiệp đấu đá, cạnh tranh trên cùng lĩnh vực kinh doanh. Nếu Doanh nghiệp bạn chỉ đơn phương độc mã sẽ rất khó để thành công lâu dài. Do đó, bạn cần phải tìm đồng minh, hợp tác cùng họ bằng việc kết nối, san sẻ lợi ích, cùng nhau đưa tổ chức đi lên.
Đàm phán win-win khẳng định tầm quan trọng của thái độ hợp tác, tinh thần chia sẻ lợi ích, giảm thiểu tư lợi cá nhân. Một khi đạt được Win Win, đôi bên đều có thể hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau lâu dài. Đây là yếu tố quan trọng giúp các Doanh nghiệp tồn tại bền vững trên thương trường.
3. Những yếu tố trọng tâm của mô hình đàm phán Win–Win
Những yếu tố trọng tâm của mô hình đàm phán win-win là:
- Kết quả cần đạt được: Mục đích đàm phán và thời điểm mong muốn đạt được.
- Nguyên tắc đàm phán: Các nguyên tắc, chính sách cần tuân thủ để đạt được kết quả đàm phán mong muốn.
- Các nguồn lực cần thiết: Bao gồm các yếu tố con người, ngân sách, nguồn lực kỹ thuật,.. để giúp đạt được mục đích đàm phán.
- Tiến hành đàm phán: Thiết lập khung thời gian cụ thể và các tiêu chuẩn của cuộc đàm phán.
- Kết quả: Những kết luận sau cùng của cuộc đàm phán.
4. 9 gợi ý giúp thực hiện đàm phán win-win thành công
Để đạt được nghệ thuật win-win trong đàm phán không phải là một điều dễ dàng. Sau đây, Fastdo sẽ cung cấp cho bạn 9 gợi ý để giúp thực hiện cuộc đàm phán win-win thành công.
- Hiểu rõ về bản thân
Trước khi bước vào bất kỳ cuộc đàm phán nào, Doanh nghiệp phải hiểu rõ mục tiêu của cuộc thương thảo. Bản thân Doanh nghiệp hiện đang sở hữu những ưu điểm, thế mạnh nào để thuyết phục đối tác? Hiểu rõ về bản thân tức là chuẩn bị tốt những điều trên. Điều này giúp mọi cuộc đàm phán đều đạt được kết quả win-win cuối cùng.
- Nghiên cứu rõ về đối tác của mình
Trước khi đàm phán, Doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu về đối tác, về quy tắc hoạt động, định hướng, mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu, …. của họ. Từ đó, hãy tìm ra các điểm tương đồng giữa bạn và đối phương. Đây sẽ là những lợi thế giúp bạn thuyết phục đối phương hiệu quả hơn.
- Luyện tập nhiều lần trước khi đàm phán
Trong quá trình đàm phán, đối phương sẽ tạo ra những tình huống bất ngờ. Do đó, bản thân người đại diện Doanh nghiệp trong cuộc thương thảo này cần phải chuẩn bị kỹ càng, dự phòng trước mọi kịch bản có thể xảy ra. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp có thể ứng phó tốt và dẫn dắt buổi đàm phán đạt được trạng thái win-win.
- Học cách nhượng bộ
Để đạt được đàm phán win-win, các cuộc thương thảo bắt buộc không tồn tại các yếu tố thắng thua và tối đa hóa lợi ích cá nhân. Mục tiêu mà cuộc đàm phán cần hướng đến là mang lại lợi ích cho đôi bên. Vì vậy, muốn đạt được thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, các bên đàm phán cần học cách nhượng bộ nhau.
- “Tung đòn” chính xác
Trước khi thương thảo, Doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt nhất cho mọi kịch bản có thể xảy ra. Sau đó, tùy từng thời điểm, hãy “tung chiêu” phù hợp nhất khi đối phương đặt vấn đề. Xác định được thời điểm vàng để “tung đòn” sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc dẫn dắt cuộc đàm phán.
- Chuẩn bị sẵn các kế hoạch dự phòng
Không phải lúc nào cuộc đàm phán cũng diễn ra theo những gì Doanh nghiệp định hình ban đầu. Vì vậy người đại diện Doanh nghiệp cần có cái nhìn sâu sắc, phân tích và đưa ra những kế hoạch dự phòng cho các trường hợp bất lợi. Đây là giải pháp giúp cho Doanh nghiệp không bị động và xử lý tình huống một cách hiệu quả.
- Luôn trong tâm thế tìm kiếm các giải pháp Win – Win
Đàm phán win-win tức là cả hai bên cùng thắng, cùng đạt được lợi ích. Không có những chính sách thỏa mãn lợi ích đôi bên, đồng nghĩa với việc cuộc đàm phán gặp nhiều bất lợi . Vì vậy luôn trong tâm thế tìm kiếm các giải pháp win-win sẽ giúp các Doanh nghiệp xử lý các tình huống chính xác và kịp thời.
Ví dụ việc thương lượng lương ở một Doanh nghiệp: Nhân viên cần có một khoản lương cao hơn đề xuất nhưng ngân sách Doanh nghiệp có hạn. Khi đó, người đại diện đàm phán của Doanh nghiệp cần có những giải pháp phù hợp như thời gian làm việc linh hoạt, thưởng hậu hĩnh cho nhân viên giỏi,…
- Áp dụng quy tắc 70/30 vào đàm phán
Quy tắc 70/30 là quy tắc giúp bạn giữ được sự cân bằng trong giao tiếp và suy nghĩ. Cụ thể, bạn nên dành 70% thời gian để suy luận, đánh giá đối thủ và 30% thời gian để giao tiếp và phản biện khi đã nắm chắc về mọi thứ.
Quy tắc này sẽ giúp người đại diện giữ được bản lĩnh, lập trường trong mọi cuộc thương thảo. Thông qua 70/30, bạn sẽ không bị cuốn theo các tình huống mà đối phương cố tình tạo ra. Một khi thực hiện tốt quy tắc này, mọi cuộc đàm phán đều sẽ thành công đạt được lợi ích cuối cùng.
- “Chốt hạ” đúng lúc
Tất cả những sự chuẩn bị về thông tin, kế hoạch và chiến thuật trong một buổi đàm phán win-win của đôi bên sẽ đổ vỡ nếu không “chốt hạ’’ đúng lúc. Khi một trong hai bên còn lại đắn đo không thể đưa ra quyết định thì cơ hội hợp tác cùng phát triển cũng biến mất.
“Chốt hạ” đúng thời điểm sẽ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực của hai bên Doanh nghiệp trong các cuộc đàm phán. Qua đó thì việc hỗ trợ, hoạt động cùng nhau của đôi bên luôn hứa hẹn những thành công lớn trong tương lai. Thời cơ tốt luôn mở ra những cơ hội phát triển tuyệt vời.
5. Áp dụng nghệ thuật “Tâm đối nhân” trong đàm phán
Trong đàm phán Win – Win, nghệ thuật “Tâm đối nhân” chính là quên đi những quan điểm riêng và đặt lợi ích chung của cả hai bên lên hàng đầu. Thực tế qua nhiều cuộc đàm phán, kết quả sẽ không bao giờ có lợi nếu hai bên chỉ theo đuổi lợi ích cá nhân của mình.
Để đàm phán diễn ra đạt được win-win, hai bên sẽ phải dung hòa được lợi ích cá nhân và lợi ích chung. Hãy đối xử với đối phương như cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn khi thương thuyết. Chỉ có lòng chân thành và tận tâm thì mới giúp những Doanh nghiệp có thể cùng nhau phát triển lâu dài.
Qua bài viết trên, Fastdo đã cung cấp các thông tin hữu ích về đàm phán win-win là gì, tầm quan trọng của nó đối với lĩnh vực kinh doanh cũng như đời sống. Đồng thời qua các yếu tố để giúp các cuộc đàm phán win-win thành công sẽ mang các Doanh nghiệp đối tác tiềm năng tiếp cận gần nhau hơn và mở ra cơ hội hợp tác phát triển lâu dài.
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC: