Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

Trí tuệ cảm xúc (EQ) đang ngày càng trở nên thành một yêu cầu quan trọng trong việc thăng tiến trong công việc và cuộc sống của mỗi người trong thời đại hiện nay. Trí tuệ cảm xúc quản lý cảm xúc của chính bạn theo những cách tích cực nhằm giúp bạn giảm bớt căng thẳng, giao tiếp hiệu quả cũng như đồng cảm với người khác…

Bài viết dưới đây, FASTDO sẽ giúp bạn hiểu được EQ là gì và tại sao nó là chìa khóa giúp bạn thành công trong các mối quan hệ cả công việc. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

1. Trí tuệ cảm xúc là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient/Emotional Intelligence) là đề cập đến khả năng nhận thức, kiểm soát và đồng thời đánh giá cảm xúc của bạn theo hướng tích cực.

Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

Trí tuệ cảm xúc – EQ là gì?

Những nghiên cứu từ các nhà tâm lý học nêu rằng trí tuệ cảm xúc là một đặc điểm của khả năng bẩm sinh. Và khả năng đó có thể giúp bạn biểu hiện và kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời những khả năng hiểu hay diễn giải và phản ứng với cảm xúc của người khác cũng vậy (ví dụ như: vui, buồn, giận hờn,..) nhằm giúp bạn giao tiếp hiệu quả và đồng cảm với mọi người xung quanh hơn.

2. Lịch sử hình thành trí tuệ cảm xúc

Sự quan tâm đến thuật ngữ trí tuệ cảm xúc – EQ đã tăng vọt lên rất nhiều trong hơn 15 năm qua.

Nguồn gốc sâu xa nhất của trí tuệ cảm xúc có thể nhắc đến Darwin. Vì từ sau nửa thế kỷ 19, ông đã thực hiện nghiên cứu về tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên và đây là dấu mốc ra đời cho công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc. Mãi cho đến năm 1940, nhà tâm lý học D. Wechsler đã đề xuất rằng các thành phần của trí thông có thể khác nhau và chúng có vai trò vô cùng quan trọng với sự thành công của một cá nhân trong cuộc sống.

Mười năm sau, đó là năm 1950 khi chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của trường phái tư tưởng gọi là tâm lý học văn. Có nhiều nhà tư tưởng, trong đó có Abraham Maslow dành sự tập trung nhiều hơn vào các cách khau nhau mà con người có thể xây dựng sức mạnh từ cảm xúc.

Đến năm 1983, trong cuốn sách “Những cơ cấu của nhận thức: Lý thuyết về đa trí thông minh” của tác giả Howard Gardner đã giới thiệu đến người đọc về yếu tố cảm xúc trong các loại trí thông minh.

Vào năm 1985, người đầu tiên can đảm sử dụng thuật ngữ trí tuệ cảm xúc trong luận án tiến sĩ là Wayne Payne. Luận văn được mang tên “Nghiên cứu về xúc cảm “Phát triển trí tuệ cảm xúc”. Và những năm cuối của thế kỷ 20 Salovey và Mayer (1990) cùng Goleman (1995) đã đề xuất những mô hình trí tuệ cảm xúc khác nhau.

Kể từ sau nghiên cứu của ông Goleman, những vấn đề liên quan đến trí tuệ cảm xúc lại tiếp tục thu hút được sự chú ý của công chúng – không chỉ có trong tâm lý học, mà được các lĩnh vực khác nhau quan tâm như giáo dục và kinh doanh.

Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

Lịch sử hình thành trí tuệ cảm xúc

3. Tư duy của người có trí tuệ cảm xúc

Vậy bạn có thắc mắc, biểu hiện về tư duy của người có trí tuệ cảm xúc –  chỉ số EQ là gì không? Theo nhà nghiên cứu Goleman, biểu hiện tư duy của người có trí tuệ cảm xúc có thể nhận biết qua 5 đặc điểm cơ bản sau:

  • Tự nhận thức (Self-awareness): Bạn có thể hiểu đặc điểm này là biết lắng nghe cảm xúc bên trong tâm hồn về nguồn lực hay trực giác của bản thân đồng thời hiểu được hành động của bản thân có ảnh hưởng đến người xung quanh như thế nào. Khi bạn ở vai trò lãnh đạo hay nhà quản lý, việc tự nhận thức rõ về điểm mạnh và điểm yếu, sẽ giúp bạn luôn có cách hành xử đúng mực và truyền động lực cho nhân sự .
  • Biết kiềm chế bản thân (Self-regulation): Đó là khả năng điều chỉnh được cảm xúc bên trong, hiếm khi tấn công đối phương bằng lời nói và tránh việc đưa ra quyết định một cách vội vàng, rập khuôn. Theo chuyên gia tâm lý học Goleman thì khả năng kiểm soát bản thân cũng là biểu hiện của người giàu tinh thần trách nhiệm và linh hoạt trong xử lý mọi chuyện.
  • Tự tạo động lực (Motivation): Người giàu tư duy trí tuệ cảm xúc luôn hoàn thành mọi việc cần thiết để hướng tới mục tiêu đặt ra. Nói dễ hiểu là họ có tính cầu toàn nên tự đặt ra cho mình các tiêu chuẩn rất cao.
  • Đồng cảm (Empathy): Đây là một đặc điểm có tố chất quan trọng trong việc quản lý nhóm. Khả năng đồng cảm sẽ giúp bạn đặt mình vào vị trí của mọi người trong các hoàn cảnh khác nhau. Người quản lý có trí tuệ cảm xúc cao sẽ luôn hỗ trợ mọi thành viên trong nhóm tốt nhất. Khi đó, họ sẽ luôn đứng lên đấu tranh khi có việc khuất mắt cũng như biết cách phản hồi mang tính xây trong mọi trường hợp.
  • Kỹ năng xã hội (Social skills): Đây là đặc điểm trí tuệ cảm xúc yêu cầu quan trọng trong giao tiếp. Người có tư duy trí tuệ cảm xúc cao sẽ luôn lắng nghe và liên kết với mọi người xung quanh.

4. Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc

Cấu trúc của trí tuệ cảm xúc có rất nhiều khái niệm liên khác nhau và đến thời điểm hiện tại vấn đề này vẫn được tiếp tục nghiên cứu. Vậy đặc điểm cấu trúc của chỉ số EQ là gì?

Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc của trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn thành phần đó là:

  • Năng lực nhận biết, hiểu biết cách bộc lộ của bản thân.
  • Năng lực hiểu và cảm thông với mọi người xung quanh.
  • Năng lực ứng phó và kiểm soát những cảm xúc mạnh. Hay là làm chủ cảm xúc của mình.
  • Năng lực thích ứng với những thay đổi và giải quyết các vấn đề của cá nhân và xã hội.

Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

Cấu trúc trí tuệ cảm xúc – EQ là gì?

Theo cha đẻ của trí tuệ cảm xúc Goleman thì cấu trúc gồm hai thành phần cơ bản là năng lực cá nhân và năng lực xã hội. Cụ thể bạn có thể hiểu hai năng lực là:

  • Năng lực cá nhân: Bạn có thể hiểu đơn giản ở khung năng lực này là khả năng tự nhận biết cảm xúc của mình (đó là sự đánh giá bản thân chính xác hay khả năng tự tin) và tự kiểm soát, quản lý bản thân (đó là sự kiểm soát cảm xúc, tự ý thích hay khả năng thích ứng…)
  • Năng lực xã hội: Đó là bạn có thể tự nhận biết các mối quan hệ xã hội (sự đồng cảm, định hướng sự phục vụ và biết cách tổ chức) đồng thời bạn có vai trò quản lý và điều khiển các quan hệ xã hội (đó là tạo hình ảnh giao tiếp xã hội, tạo mối quan hệ….)

Bên cạnh đó trong cấu trúc trí tuệ cảm xúc Emotional Intelligence có những thành phần sau đây không thể thiếu mà được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đó là:

  • Khả năng tự nhận biết và thể hiện cảm xúc của bản thân. Cụ thể bao gồm: các cá nhân tự nhận thức được cảm xúc của mình và có suy nghĩ về nó. Và cũng có thể là cách thể hiện cảm xúc của bản thân trong mối quan hệ với người xung quanh khí tiến hành một công việc.
  • Khả năng tự nhận biết và đánh giá cảm xúc của người xung quanh. Khả năng này được thể hiện ở việc đánh giá chính xác cảm xúc của người khác và thể hiện được cảm xúc đó vào chính mình.

5. 5 yếu tố của Trí tuệ cảm xúc giúp bạn thành công

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều người nói “Không phải người thông minh nhất mới là người thành công hay hạnh phúc nhất trong cuộc sống”.

Điều đó chứng minh rằng chỉ số thông minh (IQ) sẽ không đủ để mang lại thành công. Tuy nó góp một phần không nhỏ để có bước tiến quan trọng trong học tập lẫn công việc, Nhưng chính trí tuệ cảm xúc (EQ) mới thực sự giúp bạn kiểm soát được căng thẳng và cảm xúc khi phải đối mặt với hàng vạn thử thách. Vậy những tác động đến cuộc sống từ trí tuệ cảm xúcEQ là gì?

Sau đây, FASTDO gửi đến bạn 5 yếu tố của trí tuệ cảm xúc trong công việc cũng như cuộc sống của bạn:

Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố thành công

5.1 Cải thiện hiệu suất

Ở yếu tố đầu tiên bạn có thể trí tuệ cảm xúc (EQ) cao có thể giúp bạn một phần nào vượt qua những mâu thuẫn trong cuộc sống cũng như ở nơi làm việc, nó thúc đẩy người khác và chính bản thân bạn làm việc với hiệu suất cao hơn.

Thực tế ngày nay rất nhiều nhà tuyển dụng khi lựa chọn ứng viên đều đánh giá trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng ngang với chuyên môn kỹ thuật. Thậm chí một số doanh nghiệp sẽ cho ứng viên kiểm tra EQ trước khi ra quyết định tuyển dụng.

Hãy trải nghiệm cách fCheckin giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng việc chấm công dễ dàng và tạo báo cáo với 3 tính năng trong 1 bao gồm Chấm công – Đơn từ – Bảng công. Đây là chìa khóa tối giản hóa các tác vụ về công ca cho cả người chấm công và quản lý nhân sự. Nhận tư vấn về fCheckin tại đây: Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

5.2 Tăng cường sức khỏe thể chất

Riêng ở yếu tố thứ hai này, nếu bạn không thể kiểm soát tốt được cảm xúc cá nhân, bạn sẽ dễ rơi vào áp lực trong công việc.

Căng thẳng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng như là: tăng huyết áp, đột quỵ, lão hóa sớm,… Cho nên bạn hãy học cách quản lý căng thẳng nó là tiền đề để cải thiện trí tuệ cảm xúc – chỉ số EQ đấy nhé!

5.3 Nuôi dưỡng tâm hồn và tinh thần

Những tác động đến sức khỏe tinh thần từ chỉ số EQ là gì? Nếu bạn không kiểm soát được cảm xúc thì căng thẳng sẽ tác động khá nhiều đến sức khỏe tinh thần. Điều đó dễ làm bạn lo lắng, thậm chí là trầm cảm.

Khi bạn không biết cách quản lý cảm xúc thì bạn cũng khó lòng mà xây dựng được mối quan hệ bền chặt. Khi bạn có cảm giác cô lập chỉ càng làm nghiêm trọng thêm vấn đề sức khỏe tâm lý mà bạn đang gặp phải.

Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

Nuôi dưỡng tâm hồn và tinh thần

Trong trường hợp ngược lại, bạn có khả năng duy trì cái nhìn tích cực trước mọi vấn đề xảy ra thì bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn. Lúc đó, thành công sẽ đến sớm với bạn.

5.4 Làm rộng mạng lưới quan hệ

Một khi bạn đã hiểu rõ và đã biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân thì đồng nghĩa bạn đã thể hiện bản thân theo hướng tích cực hơn, đồng thời hiểu được cảm giác của người xung quanh tốt hơn.

Yếu tố này cũng góp phần quan trọng để bạn giao tiếp hiệu quả và có các mối quan hệ gắn kết hơn lẫn trong công việc và cuộc sống.

5.5 Cải thiện hiểu biết xã hội

Khi bạn hòa hợp với cảm xúc cá nhân đó là điều kiện để bạn kết nối với mọi người đồng thời giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh.

Nếu bạn có kiến thức xã hội sâu rộng, bạn rất dễ dàng nhận ra đâu là người tốt, đâu là kẻ xấu. Đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn sự quan tâm của người khác dành cho bạn, giúp bạn giảm căng thẳng. Luôn cho bạn cảm thấy sự hạnh phúc và yêu đời hơn.

6. Lãnh đạo trí tuệ cảm xúc

Điều gì làm bạn suy đến khác biệt giữa một nhà lãnh đạo xuất sắc và một nhà lãnh đạo tầm thường. Theo Daniel Goleman thì đó không phải là IQ hay kỹ năng nghiệp vụ mà đó là trí tuệ xúc cảm (EQ). Vậy tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúcchỉ số EQ là gì? FASTDO sẽ giải mã tại sao trí tuệ cảm xúc lại quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, từ đó bạn có thể tham khảo qua và nâng cấp bản thân.

Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

Lãnh đạo trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là một trong các thành tố quan trọng trong lãnh đạo quản lý. Nó không những giúp bạn xử lý công việc hiệu quả hơn mà còn là “át chủ bài” để thu phục lòng người và giúp phát huy hết toàn bộ năng lực tiềm ẩn bên trong họ.

Cho nên, trong quá trình huấn luyện hay đào tạo nhân viên, bạn phải luôn thể hiện thái độ kiên nhẫn – mặc cho nhân viên của bạn có chậm trong quá trình tiếp thu hay phản ứng lại như thế nào.

7. Cách đo lường trí tuệ cảm xúc

Ngày nay, có một số cách đánh giá khác nhau đã xuất hiện để đo lường trí tuệ cảm xúc. Thông thường các bài kiểm tra như vậy thường là một trong loại sau đây: Bài kiểm tra tự báo cáo hay bài kiểm tra khả năng.

Được phổ biến nhất hiện nay là các bài kiểm tra tự báo cáo vì chúng khá dễ để quản lý và cho điểm. Ở bài kiểm tra này, bạn thường được trả lời các câu hỏi hoặc tuyên bố bằng cách đánh giá hành vi của chính bản thân mình để đo chỉ số EQ của mình

FASTDO sẽ cho bạn một ví dụ, chẳng hạn như đối với một tuyên bố như “Tôi thường xuyên cảm thấy tôi hiểu người khác đang cảm thấy như thế nào”, bạn có thể mô tả câu đó là rất không đồng ý, không đồng ý, đồng ý hoặc rất đồng ý.

Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

Cách đo lường trí tuệ cảm xúc

Ngoài ra, các bài kiểm tra khả năng liên quan đến việc bạn phản ứng với các tính huống và sau đó sẽ đánh giá kỹ năng của bạn. Thông thường các bài kiểm tra như vậy sẽ yêu cầu bạn chứng minh khả năng của bản thân, ngay sau đó sẽ được đánh giá bởi bên thứ ba để tính xem chỉ số trí tuệ cảm xúc đo chỉ số EQ cao hay không.

Còn riêng với trường hợp, bạn đang làm bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc do chuyên gia sức khỏe tâm thần thực hiện, đây là hai phương pháp có thể sử dụng để đo lường:

  • Thứ nhất là bài kiểm tra trí tuệ cảm xúc Mayer-Salovey-Caruso hay còn được gọi là MSCEIT: đây là một bài kiểm tra dựa trên khả năng đo lường EI của Mayer và Salovey. Khi bạn dự thi sẽ được thực hiện các nhiệm vụ được thiết kế nhằm để đánh giá khả năng nhận thức, xác định thậm chí là quản lý cảm xúc của bạn
  • Thứ hai là bảng kiểm kê năng lực xã hội và cảm xúc thường được gọi là ESCI, phương pháp này được dựa trên một công cụ cũ hơn được biết đến là Bảng câu hỏi tự đánh giá và liên quan đến việc yêu cầu những người biết cá nhân đưa ra xếp hạng về khả năng của bản thân trong một số cảm xúc khác nhau. Bài kiểm tra này thường được thiết kế để đánh giá khả năng xã hội và cảm xúc để giúp phân biệt những là nhà lãnh đạo quyền uy.

Ngoài ra, còn có rất nhiều tài nguyên đánh giá trí tuệ cảm xúc trực tuyến không chính thức và miễn phí, giúp bạn kiểm tra chỉ số EQ của mình.

8. 3 Mẹo rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn phát triển và duy trì các mối quan hệ xung quanh tốt hơn, đồng thời cũng truyền cảm hứng đến người khác, làm việc nhóm trở nên hiệu quả và kiểm soát được xung đột tốt hơn. Vậy những phương pháp nhằm cải thiện chỉ số EQ là gì? Hãy cùng Fastdo tìm hiểu những mẹo rèn luyện trí tuệ cảm xúc ngay bên dưới nhé:

Lắng nghe

Điều này là tất nhiên, khi bạn muốn hiểu những gì người khác đang cảm thấy, việc đầu tiên hãy chú ý đến họ. Khi bạn đánh giá cảm xúc của một người nào đó, hãy chú ý các yếu tố khác nhau dẫn tới cảm xúc đó.

Hãy dành ít thời gian để lắng nghe những gì họ đang cố gắng truyền đạt với bạn, lưu ý là cả bằng lời nói và ngôn ngữ hình thể nhé!

Đồng cảm

Đặt mình vào vị trí người khác là một mẹo rèn luyện trí tuệ cảm xúc vô cùng quan trọng, vì khi đó bạn sẽ thực sự thấu hiểu quan điểm của họ. Hãy nghĩ rằng mình là họ và sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn rơi vào hoàn cảnh đó.

Trí tuệ cảm xúc và 5 yếu tố sẽ giúp bạn nâng tầm thành công

Mẹo rèn luyện trí tuệ cảm xúc

Bạn cần thực hành như vậy, điều đó giúp bạn hiểu rõ hơn suy nghĩ của con người trong một tình huống cụ thể. Nó giúp bạn phát triển kỹ năng cảm xúc mạnh mẽ về lâu dài.

Phản chiếu

Khả năng lý luận bằng cảm xúc là một thành tố không thể thiếu của trí tuệ cảm xúc. Nó giúp bạn suy nghĩ về cách cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến quyết định và hành vi của bản thân. Bạn hãy thử trước mỗi phản ứng xung quanh, hãy đánh giá xem vài trò của cảm xúc trong hành động lúc đó của họ như thế nào.

Bạn có thể đặt các câu hỏi như: Tại sao người nay lại cảm thấy thế này? Người kia lại cảm thấy thế kia? Có bất kỳ yếu tố nào có thể dẫn tới cảm giác như này không? Tại sao cảm xúc của mình lại khác với họ? Khi suy nghĩ được các câu hỏi như vậy, một phần nào đã giúp bạn dần hiểu ra vai trò của cảm xúc với hành vi và suy nghĩ của con người.

Trên đây là tổng hợp mọi thông tin về trí tuệ cảm xúc (EQ) – yếu tố nâng tầm sự thành công trong công việc và cuộc sống mà FASTDO gửi đến bạn. Để thực sự thay đổi hành lâu dài, bạn cố gắng học cách vượt qua căng thẳng mỗi ngày, cũng như nỗ lực cải thiện các mối quan hệ xung quanh và gia tăng nhận thức về cảm xúc cá nhân. FASTDO chúc bạn thành công trong tương lai!

  • Kế hoạch là gì? 4 bước lập kế hoạch hiệu quả
  • Hoạch định chiến lược là gì? Quy trình hoạch định chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *