Trò chơi tập thể là hoạt động động không thể thiết trong các buổi teambuilding của doanh nghiệp nhằm gia tăng tình thần đồng đội và gắn kết giữa các nhân sự. Tuy nhiên, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, xu hướng tổ chức các trò chơi team building trong nhà ngày càng phổ biến. Trong bài viết này, hãy cùng Fastdo khám phá top 30+ trò chơi team building trong nhà mới lạ và đơn giản nhất.
1. Những lưu ý khi tổ chức các trò chơi team building trong nhà
Các trò chơi team building trong nhà là những hoạt động, trò chơi được tổ chức trong nhà, với mục đích gắn kết, gia tăng tinh thần đoàn kết của các thành viên. Các thành viên tham gia sẽ được rèn các kỹ năng mềm như: teamwork, giao tiếp, quản lý thời gian…
Team building góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu…
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tổ chức team building hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một vài lưu ý dưới đây để hạn chế sai sót:
- Lên kế hoạch chi tiết: Lập kế hoạch rất cần thiết góp phần tạo nên một buổi team building thành công.
- Cần xác định: Tổ chức các trò chơi team building vào thời gian nào? Tổ chức ở đâu? Danh sách các trò chơi sẽ được tổ chức, dụng cụ cần có là? Timeline cho buổi team building như thế nào? Phần thưởng cho đội thắng cuộc là gì?… Kế hoạch chi tiết, cụ thể sẽ giúp bạn biết mình phải làm gì, làm theo thứ tự nào…
- Chọn địa điểm phù hợp: Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định buổi team building của bạn có thành công hay không. Cần dựa vào lượng người tham gia và ngân sách để lựa chọn địa điểm phù hợp. Ví dụ: Có 20 người nên chọn phòng rộng 40m2, 100 người phòng rộng 80-100m2, ngân sách nhiều chọn khách sạn 5 sao, ngân sách vừa chọn khách sạn 3 sao…
- Bạn có thể liên hệ với khách sạn hoặc những nơi cung cấp dịch vụ cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra, chọn địa điểm gần công ty sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.
- Nếu có ít người tham gia, bạn có thể tận dụng văn phòng trong công ty để tổ chức team building.
- Dụng cụ: Các dụng cụ của team building trong nhà đơn giản và dễ chuẩn bị hơn so với team building ngoài trời rất nhiều như: hoa quả, bóng, loa, điện thoại… Việc lên danh sách các dụng cụ cần mua trước đó sẽ giúp hạn chế rủi ro như thừa hay thiếu dụng cụ.
- Có luật chơi, thưởng phạt rõ ràng: Để tránh xích mích, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình chơi, nên thông báo về cách chơi, luật chơi, hình phạt, phần thưởng một cách rõ ràng, chi tiết cho các thành viên.
>>> ĐỌC NGAY: Đánh giá 360 độ là gì? Quy trình và bí quyết triển khai hiệu quả
2. 30+ ý tưởng tổ chức các trò chơi team building trong nhà đặc sắc nhất
Dưới đây, là 12 ý tưởng tổ chức các trò chơi team building trong nhà độc đáo, thú vị đảm bảo sẽ mang lại tiếng cười cho người tham gia.
2.1 Trò chơi: Đoàn kết kết đoàn
Số lượng người chơi: Từ 10 người trở lên.
Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ.
Cách chơi: Chia người chơi thành hai đội. Các thành viên đội 1 liên kết với nhau bằng cách đan tay, cánh tay hoặc chân. Người chơi đội 2 có nhiệm vụ tách thành viên của đội 1 ra. Sau đó, hai đội đổi nhiệm vụ cho nhau.
Người quản trò sẽ xem đội nào trụ lâu hơn, đội trụ lâu hơn là đội thắng.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Onboarding là gì? Quy trình xây dựng On-Boarding hiệu quả
2.2 Trò chơi: Nhanh tay lẹ mắt
Số lượng: 12 người trở lên.
Dụng cụ: Một số đồ vật nhỏ như giầy dép, chai nước…
Cách chơi: Chia thành hai đội, mỗi đội từ 6-10 người. Các thành viên của hai đội đứng đối diện nhau. Giữa các cặp đối diện là chai nước hay giầy dép.
Quản trò sẽ hô tên các bộ phận trên cơ thể người như “mắt”, “tai” hay “cổ”. Khi nghe thấy hiệu lệnh, người chơi sẽ đưa hai tay lên bộ phận đó. Hiệu lệnh cuối cùng sẽ là đồ vật ở giữa hai người. Ai nhanh tay cầm được đồ vật sẽ là người chiến thắng và được đưa ra hình phạt cho người thua cuộc.
>>> XEM THÊM: 8 nguyên tắc quản lý thời gian “Vàng” của người thành đạt
2.3 Trò Chơi: Hoàng Đế Đại Chiến
Số lượng: Từ 10 người trở nên
Dụng cụ: Phiếu bốc thăm.
Cách chơi: Người tham gia trò chơi được chia thành hai đội. Sau đó, lần lượt người chơi sẽ lên bốc thăm. Ai bốc trúng thăm có chữ hoàng đế thì sẽ trở thành kẻ cầm quyền của đội.
Vị hoàng đế của đội này sẽ được “hành hạ” “lính” của đối phương bằng các yêu cầu khác nhau đến khi “lính” không nhận lời thách đấu và chấp nhận thua cuộc. Đội ít lính hơn sẽ là đội thua cuộc.
2.4 Trò chơi: Lạnh kia mau tan
Số người chơi: Từ 6 người trở lên.
Dụng cụ: Đá viên.
Cách chơi: Chia người chơi thành các nhóm từ 3-6 người. Mỗi đội sẽ nhận được một viên nước đá. Nhiệm vụ của các đội là làm viên đá tan trong thời gian ngắn nhất. Đội khiến đá tan nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Quản trị sự thay đổi và 4 nguyên tắc cốt lõi để thành công
2.5 Trò chơi: Hòa nhập – Hòa tan
Số người chơi: Từ 20 người trở nên.
Dụng cụ: Loa.
Cách chơi: Đầu tiên, các thành viên xếp thành vòng tròn. Khi hiệu lệnh vang lên, các thành viên sẽ di chuyển theo vòng tròn.
Người quản trò sẽ bất ngờ đọc một số bất kỳ từ 1-5, các thành viên sẽ tạo thành nhóm với số vừa đọc. Ai không được tạo nhóm sẽ bị loại và đứng vào giữa vòng tròn. Ngoài ra, nhóm nào có hơn 5 thành viên cũng bị loại. Quá trình trên sẽ tiếp tục đến khi chỉ còn hai bạn chiến thắng cuối cùng.
>>> XEM NGAY: BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả
2.6 Trò chơi: Câu chuyện của chúng ta
Số lượng: Từ 5 người trở lên.
Dụng cụ: Một quả bóng.
Cách chơi: Người chơi xếp thành một vòng tròn. Người đầu tiên cầm bóng và nói một câu mở đầu rồi đưa bóng cho người thứ hai. Người nào không kể tiếp được câu chuyện là người thua cuộc và phải nhận hình phạt của mọi người.
2.7 Trò chơi: Truy tìm kho báu
Số lượng: Từ 8 người trở nên.
Dụng cụ: Các món đồ khác nhau.
Cách chơi: Các đồ vật sẽ giấu ở nhiều nơi trong tòa nhà. Nhiệm vụ của các đội là đi tìm đồ được giấu trong một khoảng thời gian cho phép. Hết thời gian, đội nào tìm được nhiều đồ nhất là đội chiến thắng.
2.8 Trò chơi: Thật giả lẫn lộn
Số lượng: Từ 5 người trở nên.
Cách chơi: Người chơi sẽ tự nói ba câu về bản thân: sở thích, sở trường, sở đoản… Trong đó có hai câu thật và một câu nói dối. Người chơi còn lại sẽ đoán xem câu nào là thật, câu nào là giả.
Nếu bị đoán đúng, người chơi đó sẽ bị phạt.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Khái niệm hàng tồn kho và nguyên tắc tính hàng tồn kho chuẩn
2.9 Trò chơi: Chanh ai chuyền nhanh
Số người chơi: 5-7 người một đội.
Dụng cụ: Chanh, thìa, rổ đựng.
Cách chơi: Các thành viên xếp thành hàng dọc. Người đầu tiên sẽ ngậm một cái thìa, trên thìa có một quả chanh. Khi trò chơi bắt đầu, người đứng đầu sẽ di chuyển và chuyển chanh cho thành viên thứ hai của đội mình. Chanh tiếp tục “chạy” đến cuối hàng. Người cuối cùng của đội nào nhận được chanh trước sẽ là đội chiến thắng.
Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? Phần mềm chấm công “3 trong 1” fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công bằng một nút bấm thông qua GPS của điện thoại, phân ca chấm công đa địa điểm, quản lý và phê duyệt đơn từ dễ dàng, tích hợp bảng công khoa học.
Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử ĐĂNG KÝ fCheckin ngay hôm nay.
- Phần mềm chấm công fCheckin
2.10 Trò chơi: Thần giao cách cảm
Số lượng: 4-8 người mội đội.
Dụng cụ: Tranh ảnh.
Cách Chơi: Chia thành nhiều đội, mỗi đội từ 4 người. Mỗi đội chọn ra một cặp lần lượt lên thi đấu. Một người sẽ mô tả hình ảnh mình nhìn thấy cho người kia bằng hành động. Người còn lại sẽ đoán xem người kia đang biểu đạt cái gì.
Đội đoán trúng nhiều nhất là đội chiến thắng.
>>> XEM NGAY: Tư duy thiết kế là gì? Bước đột phá tạo ra những giá trị mới
2.11 Trò chơi: Nối chữ
Số lượng: Từ 4 người trở lên.
Cách chơi: Người chơi đầu tiên sẽ nói một từ gồm hai tiếng, người thứ hai phải nói được một từ có bắt đầu bằng từ kết thúc của người thứ nhất. Tiếp tục nói theo vòng tròn, ai không nói được sẽ bị loại.
Ví dụ: cái kéo- kéo co- co giãn…
2.12 Trò chơi: Tam sao thất bản
Trò chơi “ Tam sao thất bản”
Số người chơi: 5-7 người một đội.
Dụng cụ: Tai nghe, Điện thoại.
Cách chơi:
Chia thành các đội, mỗi đội từ 5-7 người xếp thành hàng dọc và đứng quay lưng lại với nhau. Các thành viên đều được đeo tai nghe đã được bật nhạc ở mức to nhất.
Quản trò đứng đầu hàng, đối diện với người chơi đầu tiên. Quản trò sẽ đọc một cụm từ đã được chuẩn bị sẵn từ trước cho người chơi đầu tiên. Người chơi đầu tiên quay xuống và truyền đạt bằng lời nói hoặc hành động về cụm từ mình mới nghe được cho người thứ hai. Các thành viên sẽ tiếp tục truyền đạt cho đến người cuối cùng.
Người cuối cùng sẽ là người trả lời xem quản trò đã nói gì với người đầu tiên. Đội nào có thời gian hoàn thành nhanh nhất và đưa ra đáp án chính xác nhất sẽ là đội giành chiến thắng.
Trò chơi này đảm bảo sẽ mang lại tiếng cười cho mọi người vì tỉ lệ sai là cao!
>>> XEM THÊM: Bộ trắc nghiệm xác định chỉ số EQ trung bình chính xác năm 2022
2.13 Trò chơi: Một nhà keo sơn
Số người chơi: Không giới hạn, miễn sao chia đều được thành 2 đội.
Dụng cụ: Không cần thiết.
Cách chơi: Mỗi đội sẽ lựa chọn vai trò trong mỗi lượt chơi. Ở mỗi lượt, đội A sẽ tạo một hình khối bất kỳ. Khi đó, đội B có nhiệm vụ phải tìm cách tách phá vỡ được đội hình của độ A. Sau khi kết thúc, 2 đội thay đổi vai trò ở lượt chơi tiếp theo. Việc chấm điểm sẽ do Ban tổ chịu trách nhiệm. Đội có thời gian gắn kết lâu hơn sẽ giành chiến thắng.
>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo của Elon Musk: Điên rồ tạo nên thành công
2.14 Trò chơi: Ô màu của ta
Số người tham gia: Từ 3-4 đội chơi, mỗi đội gồm 3 người
Dụng cụ: Tấm bạt có các ô màu.
Cách chơi: Mỗi đội sẽ lựa chọn cho mình một màu sắc riêng biệt và phải mặc áo tương tự màu sắc đấy để phân biệt với các đội khác. Khi quản trò tung xúc xắc, xúc xắc rơi vào ô màu nào trên tấm bạt thì thành viên phải dùng các bộ phận trên cơ thể để chiếm được ô màu đó. Đội dành chiến thắng là đội sở hữu được nhiều ô màu sắc nhất.
2.15 Trò chơi: Miệng nhanh, no bụng
Số lượng người chơi: Không hạn chế.
Dụng cụ: Các loại thức ăn.
Cách chơi: Trò chơi này không yêu cầu phân nhóm. Tuy nhiên, những người tham gia cần có khả năng ăn khỏe và ăn nhanh. Phần thức ăn sẽ được Ban tổ chức phân đều, thành viên tham gia cần phải ăn nhanh nhất các phần thức ăn đã được chuẩn bị. Người có tốc độ ăn nhanh nhất và hết các phần thức ăn sẽ giành được chiến thắng.
2.16 Trò chơi: Tháp mỳ tập trung
Số lượng: Không hạn chế và chia thành các đội, mỗi đội gồm 5 người.
Dụng cụ: Kẹo cao su và sợi mỳ spaghetti.
Cách chơi: Các thành viên trong nhóm sử dụng mỳ spaghetti cùng kẹo cao su là chất kết dịnh để xây dựng tháp mỳ cho đội mình. Đội chiến thắng là đội có tháp mỳ cố định và cao lớn nhất.
2.17 Trò chơi: Há miệng gặm táo
Số người tham gia: Không hạn chế, chia thành từng cặp đôi 1 nam 1 nữ.
Dụng cụ: Quả táo, dây nylon, ruy băng.
Cách chơi: Ban tổ chức chuẩn bị các quả táo được cột vào dây và treo lơ lửng. Sử dụng ruy băng để bịt mắt thành viên nữ. Sau đó, thành viên nam sẽ cõng thành viên nữ và bạn nữ có nhiệm vụ phải ăn quả táo mà không được dùng tay. Cặp nào ăn hết quả táo trong thời gian ngắn nhất sẽ giành được chiến thắng.
2.18 Trò chơi: Chiến binh khởi nghiệp
-
Trò chơi: Chiến binh khởi nghiệp
Số người: Gồm nhiều đội chơi và không hạn chế người tham gia.
Dụng cụ: Giấy A0 hoặc bảng trắng, bút lông.
Cách chơi: Quản trò sẽ cung cấp đề bài là một số tiền cụ thể và yêu cầu các đội lập kế hoạch kinh doanh một sản phẩm bất kỳ nào đó với số vốn đã cho. Các đội sẽ tiến hành thảo luận và trình bày ý tưởng vào giấy hoặc bảng. Đội nào có ý tưởng hay, dự án có tiềm năng, tính khả thi cao thì sẽ là đội chiến thắng.
>>> ĐỌC NGAY: Flowchart là gì? 4 bước xây dựng Flowchart hiệu quả
2.19 Trò chơi: Liên minh vững chãi
Số người: Chia thành các đội, mỗi đội gồm 5 thành viên.
Dụng cụ: Không cần.
Cách chơi: Các thành viên của mỗi đội sẽ đứng và tạo thành một vòng tròn. Khi nhận được hiệu lệnh từ quản trò, các thành viên phải tự sắp xếp với nhau sao cho liên kết tạo thành một khối thống nhất. Đội nào giữ được trạng thái đó lâu nhất sẽ giành được chiến thắng.
2.20 Trò chơi: Món ăn bingo
Số lượng: Khoảng 5-7 người chơi.
Dụng cụ: Thức ăn trình bày buffet, một bàn ăn chia thành 16 ô vuông được ngăn cách với nhau.
Cách chơi: Mỗi người chơi sẽ chọn 16 món ăn yêu thích ở quầy bufftet và bày một cách ngẫu nhiên lên ô bàn của mình. Người đầu tiên hô to tên món ăn mà mình muốn, những ai có cùng món sẽ ăn và tính điểm, thực hiện lần lượt cho đến món cuối cùng. Thành viên nào ăn hết 2 hàng dọc hoặc ngang trước sẽ giành chiến thắng.
2.21 Trò chơi: Nhanh tay lẹ mắt
Số lượng người tham gia: 12 người trở lên
Trong trò chơi Nhanh tay lẹ mắt người chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ như sau: chai nước, thau, giày dép, bất kỳ đồ vật nhỏ nào dễ cầm nắm…
Cách chơi: Các người chơi chia thành 2 đội đứng đối diện nhau và sắp xếp các đồ vật đã chuẩn bị ở trung tâm. Người quản trò sẽ bắt đầu hô tên một bộ phận trên cơ thể, người chơi cần đặt tay lên bộ phận đó. Tiếp theo, người quản trò sẽ hô tên một đồ vật bất kỳ, người chơi giành được món đồ trước sẽ chiến thắng.
>>> XEM NGAY: Work From Home là gì? Những gợi ý để WFH hiệu quả
2.22 Trò chơi: Tránh mìn
Tổ chức trò chơi tập thể trong nhà với game tránh mìn vô cùng đơn giản. Người chơi chỉ cần chuẩn bị khăn bịt mắt và các vật dụng được xem như mìn để làm chướng ngại vật. Mỗi lượt chơi cần các thành viên tham gia (không giới hạn) và một đội thưởng. Người bịt mắt để tránh mìn cần nghe theo hiệu lệnh của đội trưởng để đến đích mà không chạm phải các chướng ngại vật.
Trong quá trình di chuyển, thành viên nào chạm phải chướng ngại vật sẽ quay lại vạch xuất phát. Cho đến khi kết thúc thời gian di chuyển, đội nào có nhiều thành viên về đích sẽ là đội giành chiến thắng.
2.23 Trò chơi: Cả nhà thương nhau
Trò chơi team building cả nhà thương nhau không giới hạn số thành viên tham gia, tất cả người chơi được chia thành 2 đội. Ở lượt đầu tiên, đội A sẽ cùng nhau tạo thành 1 khối liên kết, đội B có nhiệm vụ làm mọi cách để phá vỡ đội hình A đã tạo. Ngược lại, ở lượt chơi thứ 2, hai đổi sẽ được đổi vị trí cho nhau. Cho đến khi đội hình bị phá vỡ, khối liên kết nào được duy trì lâu nhất sẽ là đội chiến thắng.
2.24 Trò chơi: Đi tìm kẻ trộm
Trò chơi đi tìm kẻ trộm vô cùng đơn giản, không giới hạn người chơi và chỉ cần các thẻ trò chơi chứa tên nhân vật, trong đó có thẻ “Kẻ trộm”. Các thành viên tham gia sẽ ngồi thành vòng tròn và nhận được một thẻ bài cho riêng mình, tuy nhiên không được tiết lộ cho người khác.
Khi bắt đầu vòng chơi, các người chơi sẽ thực hiện tráo thẻ ngẫu nhiên với nhau. Kết thúc thời gian trao đổi, người chơi đang nắm giữ thẻ “Kẻ trộm” sẽ thua cuộc và rời khỏi vòng tròn. Chiến thuật của trò chơi đi tìm kẻ trộm là cần nắm bắt được tâm lý của người chơi khác và quyết định nhanh chóng có nên nhận thẻ bài hay không.
2.25 Trò chơi: Đội nào là cao nhất
Đội nào là cao nhất – là trò chơi team building trong nhà yêu cầu sự gắn kết và hợp sức cao của các đồng đội. Quá trình chơi diễn ra đơn giản như sau: Sau khi có hiệu lệnh được phát, các thành viên sẽ lên kế hoạch sắp xếp với nhau để tạo thành một “tháp hình người”, tạo được đội hình có chiều cao càng cao càng tốt.
Thời gian khuyến khích dành cho các đội chơi là 5 phút. Sau khi có hiệu lệnh kết thúc, các thành viên sẽ ngừng tạo đội hình. Đội nào nâng được thành viên lên cao nhất sẽ là đôi chiến thắng.
2.26 Trò chơi: Chinh phục game cá mập
Không giống với các trò chơi team building yêu cầu tinh thần đồng đội và thể lực, trò chơi chinh phục cá mập cần người chơi nỗ lực sử dụng kiến thức và kỹ năng để thuyết phục các nhà đầu tư. Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như giấy A0, bảng trắng, bút lông…
Các thành viên trong cùng đội cần trình bày ý tưởng lên giấy A0 và kêu gọi một số tiền vốn nhất định phù hợp với ý tưởng. Sau đó, bạn cần giới thiệu về sản phẩm của mình và thuyết phục người nghe đầu tư và đánh giá dự án có tiềm năng cao.
2.27 Trò chơi: Tranh ghế nhanh chân
Nhanh chân tranh ghế là trò chơi yêu cầu các thành viên kết hợp rèn luyện các giác quan. Các người chơi tham gia trong một lượt sẽ tạo thành đội hình vòng tròn và xoay quanh hàng ghế được xếp ở trung tâm.
Sau khi tín hiệu được phát hoặc nhạc vang lên, mọi người sẽ cùng nhau di chuyển xung quanh hàng ghế. Kết thúc hiệu lệnh hoặc khi nhạc dừng, bạn cần nhanh chân chọn một chiếc ghế để ngồi. Người chơi không giành được ghế sẽ bị loại và rời khỏi vòng tròn.
2.28 Trò chơi: Nhảy bao bố
Nhảy bao bố có lẽ là trò chơi nhóm vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt trong các hoạt động tập thể dân gian. Bạn cũng có thể tổ chức trò chơi này trong các buổi team building trong nhà.
Người chơi sẽ xếp thành một hàng ngang bằng nhau tại vạch xuất phát, sau khi có hiệu lệnh tất cả sẽ bắt đầu nhảy bao bố đến vạch đích. Người chơi nào đến đích đầu tiên và hợp lệ sẽ là người chiến thắng.
2.29 Trò chơi: Ném giày vào rổ
Trò chơi ném giày vào rổ yêu cầu không gian khá rộng. Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như rổ nhựa và giày dép. Mỗi đội chơi có thể có từ 5-10 người.
Luật chơi đơn giản như sau: Người chơi xếp thành 2 hàng dọc theo mỗi đội, lần lượt đeo cố định giày trên chân. Sau khi hiệu lệnh được phát, người chơi sử dụng chân đã đeo giày để ném giày trúng vào rổ. Cho đến khi lượt chơi của các đội kết thúc, đội nào thu thập được nhiều dép/ giày trong rổ nhất là đội chiến thắng.
2.30 Trò chơi: Cây nho nở trái
Trò chơi team building trong nhà cây nho nở trái yêu cầu người chơi có sự rèn luyện, khéo léo và cần tập trung cao độ. Các thành viên tham gia không cần chia thành các đội khác nhau. Chỉ cần khi người quản trò hô lên số trái có trên chùm nho, người chơi cần nhanh chóng ôm lấy nhau để tạo thành số trái theo yêu cầu. Kết thúc hiệu lệnh, đội nào không đủ trái, hoặc bị ngã sẽ bị loại.
Một buổi team building thành công là khi nó đem lại tiếng cười cho người tham gia, giúp họ có được những kỉ niệm tuyệt vời. Fastdo hy vọng, các trò chơi team building trong nhà trên sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có một buổi team building thật thành công, ý nghĩa.
- Chu trình PDCA trong sản xuất và giám sát chất lượng
- 14 tố chất của người lãnh đạo tài ba cần có để thành công
- Chi phí quản lý dự án là gì? 8 cách tiết kiệm chi phí hiệu quả 2022