Dù không mong muốn nhưng trong một số trường hợp nhất định, bạn sẽ phải viết bản kiểm điểm nhắm xác định lại vấn đề, từ đó cấp trên có biện pháp xử lý khắc phục. Vậy, bạn đã nắm được cách viết bản kiểm điểm cá nhân chưa? Bài viết này, Kynangchamsockhachhang.edu.vn sẽ hướng dẫn viết bản kiểm điểm đầy đủ nội dung cần thiết và cô đọng nhất cho bạn.
Bạn từng bị sếp yêu cầu viết bản kiểm cá nhân chưa? – Ảnh: Internet
Vai trò của bản kiểm điểm cá nhân
Quy định giúp tập thể duy trì kỷ luật, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ, quyền lợi nhân viên được công bằng, minh bạch. Trong suốt quá trình làm việc, nhiều nhân viên sẽ không tránh khỏi những sai phạm dù là vô tình hay hữu ý, ảnh hưởng đến người khác hoặc công việc.
Để khắc phục hậu quả, nhân viên cần viết bản kiểm điểm cá nhân nhằm tường trình lại quá trình sai phạm đó một cách chính xác để cấp quản lý hiểu rõ tính chất vấn đề, đưa ra phương án phù hợp.
Bạn nên viết tay bản kiểm điểm theo mẫu – Ảnh: Internet
Hướng dẫn viết bản kiểm điểm cá nhân
Nội dung bản kiểm điểm cá nhân tại doanh nghiệp bao gồm các phần chính sau:
- Thông tin cá nhân: Họ và tên; đơn vị công tác; chức vụ, công việc được giao.
- Trình bày sự việc xảy ra, lý do dẫn đến vi phạm.
- Xác định lỗi, ảnh hưởng và hậu quả của sự việc, phương án giải quyết.
- Thông tin khác: Lời hứa về trách nhiệm của mình, ký tên xác nhận, ngày tháng năm viết bản kiểm điểm.
Cách viết bản kiểm điểm cá nhân cho nhân viên thử việc
Với những ứng viên đang trong giai đoạn thử việc, bản kiểm điểm cá nhân được lập nên bởi chính người thử việc để tự nhận xét mức độ hoàn thành công việc được giao, ưu – khuyết điểm,… của bản thân mình trong suốt thời gian thử việc tại doanh nghiệp. Từ đó tạo nên cơ sở để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng và chính xác nhất là ký hợp đồng chính thức hoặc từ chối hợp tác. Nếu trở thành nhân viên chính thức, ứng viên sẽ được giao nhiệm vụ vào những vị trí, đảm nhận công việc gì…
Không chỉ vậy, bản kiểm điểm cá nhân còn giúp bản thân nhân viên thử việc tự nhìn nhận và đánh giá mức độ phù hợp của công việc lẫn môi trường này với mình. Đây cũng là thời điểm mà ứng viên nên xem xét lại mong muốn và định hướng nghề nghiệp của mình để tiếp tục ở lại làm hoặc nghỉ để tìm công ty khác phù hợp hơn.
Bản kiểm điểm của nhân viên thử việc khác với bản kiểm điểm vi phạm nội quy – Ảnh: Internet
Nhân viên thử việc viết bản kiểm điểm như thế nào? Một mẫu bản kiểm điểm cá nhân dành cho nhân viên thử việc bao gồm những nội dung sau:
Thông tin cá nhân của người thực hiện
Họ và tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, vị trí hiện tại, thời gian bắt đầu nhận việc và thời gian kết thúc thử việc, trách nhiệm công việc trong suốt giai đoạn đó.
Phần tự kiểm điểm
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao, tóm tắt ưu – khuyết điểm của bản thân, tự xếp loại năng suất lẫn hiệu quả làm việc của mình. Ngoài ra, trong bản kiểm điểm thử việc, ứng viên cũng cần nhắc đến thái độ làm việc, phẩm chất đạo đức của mình trong môi trường tập thể.
Các thông tin khác
Nhận xét, đánh giá của người quản lý trực tiếp; ký tên, xác nhận của người đánh giá lẫn người liên quan; ký tên của người thực hiện.
Hy vọng với những thông tin mà Kynangchamsockhachhang.edu.vn chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về nội dung và cách viết bản kiểm điểm cá nhân phù hợp cho từng trường hợp để thực hiện.
Tin liên quan
“Lạt Mềm Buộc Chặt”: Chiêu Quản Lý Nhân Sự Khôn Khéo
Nội Quy Công Ty – Nhân Sự Đã Nắm Chắc Để Làm Việc Hiệu Quả?