MBO là gì? MBP là gì? So sánh phương pháp MBO và MBP

Hai phương pháp quản trị MBO và MBP có thể bổ sung cho nhau để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. MBO giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được, trong khi MBP giúp doanh nghiệp cải tiến các quy trình hoạt động để đạt được các mục tiêu đó.

MBO là gì?

MBO là viết tắt của “Management by Objectives”, có nghĩa là “Quản trị theo mục tiêu”. Đây là một phương pháp quản trị tập trung vào việc xác định và đạt được các mục tiêu cụ thể. Trong phương pháp này, ban lãnh đạo và nhân viên cùng nhau thảo luận và thống nhất các mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, họ sẽ cùng nhau theo dõi và đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu đó.

Nguồn gốc của MBO xuất hiện lần đầu vào năm 1954, trong cuốn sách “The Practice of Management” của Peter Drucker, một nhà tư vấn quản trị nổi tiếng. Drucker cho rằng các mục tiêu là cần thiết để tạo động lực và hướng dẫn cho hành vi của con người. Ông tin rằng khi nhân viên biết những gì được mong đợi từ họ và khi có thể liên kết các mục tiêu cá nhân của họ với mục tiêu của tổ chức, họ sẽ có nhiều khả năng đạt được thành công.

MBO là gì? MBP là gì? So sánh phương pháp MBO và MBP

MBP là gì?

MBP là viết tắt của “Management by Process”, có nghĩa là “Quản trị theo quy trình”. Đây là một phương pháp quản lý dựa trên việc phân loại các hoạt động của tổ chức thành các quá trình. Các quá trình này được xác định dựa trên các mục tiêu của tổ chức và được mô tả chi tiết về đầu vào, đầu ra, các bước thực hiện, các tài nguyên cần thiết cùng các tiêu chí đánh giá.

Nguồn gốc của phương pháp quản lý theo quá trình (MBP) có thể được bắt nguồn từ những năm 1900, khi Henry Ford bắt đầu áp dụng mô hình sản xuất dây chuyền tại nhà máy xe hơi của mình. Mô hình này chia quá trình sản xuất thành các bước nhỏ, lặp đi lặp lại, giúp tăng năng suất và hiệu quả.

MBP chính thức được phát triển và phổ biến rộng rãi vào những năm 1980, với sự ra đời của Tiêu chuẩn ISO 9000. Tiêu chuẩn này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý các quá trình một cách hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.

So sánh hai phương pháp quản trị MBO và MBP

Đặc điểm

MBO

MBP

Mục tiêu

Tập trung vào việc đạt được các mục tiêu cụ thể

Tập trung vào việc cải thiện hiệu quả của các quy trình

Phương pháp tiếp cận

Từ trên xuống

Từ dưới lên

Mối quan hệ giữa mục tiêu và chiến lược

Mục tiêu được thiết lập dựa trên chiến lược

Chiến lược được thiết lập dựa trên các mục tiêu

Kết quả đo lường

Mục tiêu được đo lường bằng các chỉ số cụ thể

Hiệu quả của quy trình được đo lường bằng các chỉ số hiệu suất chính (KPI)

Ưu điểm

Giúp các nhà quản lý và nhân viên cùng thống nhất mục tiêu, phát triển các kế hoạch và chiến lược để đạt được mục tiêu đó.

Đảm bảo mọi người đều hiểu rõ những gì cần đạt được và cách mà họ có thể đóng góp cho tổ chức.

Tạo động lực cho nhân viên

Thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ phận

Cải thiện hiệu quả của các quy trình, nâng cao hiệu quả tổng thể của tổ chức.

Giảm thiểu lãng phí và cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.

MBP giúp tăng sự hài lòng của khách hàng.

Nhược điểm

Tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, bỏ qua các mục tiêu dài hạn quan trọng.

Khó đo lường hiệu quả của các mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu mang tính chất định tính.

Tốn thời gian và công sức để phân tích và cải thiện các quy trình.

Gặp khó khăn trong việc áp dụng tại các tổ chức có quy trình phức tạp hoặc thay đổi thường xuyên.

Lợi ích và hạn chế của phương pháp MBO

Lợi ích của phương pháp quản trị theo mục tiêu MBO

Tăng cường sự tập trung và hiệu suất

MBO bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp với thời gian và phù hợp với chiến lược của tổ chức. Giúp nhân viên hiểu rõ những gì cần đạt được và tập trung nỗ lực của họ vào những việc quan trọng nhất.

Tăng cường sự tham gia của nhân viên

MBO khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện mục tiêu. Khiến nhân viên cảm thấy có trách nhiệm và gắn bó hơn với công việc của họ và có động lực hơn để đạt được mục tiêu.

Nâng cao sự hợp tác

MBO yêu cầu các nhà quản lý và nhân viên cùng nhau xác định, thiết lập các mục tiêu chung của tổ chức. Thông qua điều này, giúp tất cả mọi người trong tổ chức hiểu rõ về mục tiêu chung và vai trò của mình trong việc đạt được mục tiêu đó. Khi cùng hướng tới mục tiêu chung, họ sẽ có động lực hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu đó.

Phương pháp quản trị này cũng yêu cầu thường xuyên trao đổi và thảo luận về các mục tiêu cũng như kế hoạch hành động. Từ đó giúp tăng cường giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các bộ phận, phòng ban trong tổ chức. Khi mọi người có thể hiểu rõ về công việc của nhau, họ sẽ dễ dàng hợp tác hơn.

Đặc biệt, các nhà quản lý và nhân viên cũng sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về nhau, xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng. Điều này sẽ tạo ra môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự hợp tác.

Tăng cường sự rõ ràng và minh bạch

MBO giúp đảm bảo rằng tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều hiểu rõ mục tiêu của tổ chức. Điều này giúp loại bỏ sự mơ hồ và tăng cường sự rõ ràng trong việc xác định các mục tiêu, kỳ vọng. Phương pháp này cũng đề cao việc theo dõi và đánh giá hiệu suất dựa trên việc đạt được các mục tiêu đặt ra. Nhờ đó, quá trình đánh giá trở nên minh bạch, giúp đảm bảo công việc và đóng góp của mỗi người được đánh giá một cách công bằng, trung thực.

Dễ dàng đánh giá theo nguyên tắc công bằng 

MBO hỗ trợ các nhà quản trị trong việc xác định và đánh giá hiệu quả của công việc dựa trên nguyên tắc công bằng. Đánh giá năng lực được thực hiện một cách khách quan và chính xác, không bị ảnh hưởng bởi những quyết định dựa trên cảm tính. Qua đó, MBO giúp doanh nghiệp có cái nhìn thực tế về hiệu quả của cấu trúc hoạt động và tạo điều kiện cho việc tự đánh giá hơn là áp đặt ý kiến từ cấp dưới.

MBO là gì? MBP là gì? So sánh phương pháp MBO và MBP

Hạn chế

Khó đánh giá MBO với các công việc có tính sáng tạo, khó định lượng

MBO chỉ đánh giá theo năng suất chứ ít xem xét đến yếu tố sáng tạo của nhân viên. Do các mục tiêu có tính định lượng thường khó thực hiện với kế hoạch quá dài, nên MBO chỉ phù hợp với các công việc có tính định lượng cụ thể.

Đòi hỏi sự chuyên nghiệp và đồng lòng

MBO yêu cầu các mục tiêu được thiết lập theo cách có thể đo lường được và có thể đạt được. Điều này đòi hỏi sự chuyên nghiệp trong việc xác định các mục tiêu, phân tích và đo lường tiến độ, cũng như đánh giá hiệu quả. Nếu ban quản lý không chuyên nghiệp hoặc chuyên môn yếu kém, quá trình MBO có thể không mang lại kết quả như mong đợi.

Tính chất của MBO đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cấp quản lý và nhân viên. Các mục tiêu đặt ra phải được thống nhất và chấp nhận bởi tất cả mọi người liên quan. Điều này đòi hỏi sự đồng lòng, khả năng thuyết phục để đạt được sự tham gia và tương tác tích cực.

Tập trung vào kết quả ngắn hạn

MBO có xu hướng tập trung vào đạt được kết quả ngắn hạn, điều này có thể làm cho các nhân viên hoặc đội ngũ lãnh đạo có xu hướng đặt quá nhiều áp lực vào việc đạt được mục tiêu ngắn hạn, mà bỏ quên hoặc không quan tâm đến chiến lược dài hạn và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thiếu linh hoạt

MBO yêu cầu việc thiết lập mục tiêu cụ thể và rõ ràng từ đầu. Điều này có thể làm giảm tính linh hoạt và khả năng thích ứng với các tình huống thay đổi.

MBO là gì? MBP là gì? So sánh phương pháp MBO và MBP

Lợi ích và hạn chế của phương pháp MBP

Lợi ích

Tăng năng suất

MBP giúp tập trung vào quy trình kinh doanh và tối ưu hóa các hoạt động trong quy trình đó. Từ đó giúp cải thiện năng suất và giảm thiểu lãng phí, tăng khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm/ dịch vụ.

Cải thiện chất lượng

MBP tạo ra một khung làm việc rõ ràng và tổ chức quy trình kinh doanh theo các tiêu chuẩn chất lượng. Bằng cách tập trung vào việc cải thiện quy trình, MBP giúp tăng cường sự chính xác, đồng nhất và đáng tin cậy trong việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ.

Tăng sự linh hoạt và thích ứng

Phương pháp MBP khuyến khích việc xem xét và cải thiện liên tục các quy trình kinh doanh. Giúp tổ chức trở nên linh hoạt hơn trong việc thích ứng với các yêu cầu thay đổi của thị trường và khách hàng.

Giảm chi phí và sự lãng phí

Bằng cách xác định, loại bỏ các hoạt động không cần thiết và lãng phí trong quy trình kinh doanh, MBP giúp giảm chi phí sản xuất, tăng cường hiệu suất và cải thiện lợi nhuận tổng thể.

Tăng sự minh bạch và trách nhiệm

Phương pháp MBP tạo ra sự minh bạch trong việc quản lý quy trình và phân chia trách nhiệm rõ ràng đối với từng quy trình.

Hạn chế

Cần đầu tư thời gian và nguồn lực

Để áp dụng MBP, doanh nghiệp cần dành thời gian để phân tích, xác định và mô hình hóa các quy trình hiện tại. Sau đó, cần xây dựng các quy trình mới, đào tạo nhân viên và triển khai quy trình trong thực tế. Quá trình này đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn, có nhiều quy trình phức tạp.

Không phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, quy trình đơn giản

MBP phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều quy trình phức tạp. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, quy trình đơn giản, MBP có thể không cần thiết hoặc không mang lại hiệu quả cao.

Có thể gây ra sự cứng nhắc trong quản lý

Nếu quy trình được xây dựng quá chặt chẽ, nó có thể gây ra sự cứng nhắc trong quản lý, khiến doanh nghiệp khó thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

MBO là gì? MBP là gì? So sánh phương pháp MBO và MBP

Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO

  1. Bước 1: Xác định mục tiêu 
  2. Bước 2: Xác định mục tiêu của cá nhân 
  3. Bước 3: Giám sát hiệu suất thực hiện 
  4. Bước 4: Đánh giá hiệu suất 
  5. Bước 5: Phản hồi kết quả thường xuyên
  6. Bước 6: Ghi nhận thành tích đạt được 

Bước 1: Xác định mục tiêu 

Mô hình MBO đặt ra mục tiêu dựa trên mục tiêu tổng thể (là những mục tiêu quan trọng, toàn diện). Sau đó, các bộ phận và nhân viên cấp dưới sẽ dựa trên mục tiêu tổng thể để thiết lập các mục tiêu con, góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển của mục tiêu chính.

Bước 2: Xác định mục tiêu của cá nhân 

Trong quy trình quản trị MBO, giai đoạn xác định mục tiêu cá nhân có thể quyết định hiệu quả cho phương pháp này. Các nhà quản trị có thể bắt đầu bằng việc làm việc với cấp dưới và xây dựng các mục tiêu cá nhân dựa trên báo cáo tóm tắt về chiến lược. Những mục tiêu này cần được đặt ra cụ thể, có khả năng đo lường, mang tính thách thức nhưng vẫn có tính khả thi. Phương pháp đo lường như OKR, KPI được sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp để đánh giá mức độ hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện mục tiêu của nhân sự.

Để xác định các mục tiêu con này, người quản trị cần phân tích công việc, quyền hạn và chức năng từng bộ phận, đồng thời nắm vững số lượng nhân sự trong mỗi bộ phận. Điều này sẽ giúp phân công công việc phù hợp với mục tiêu tổng thể.

Bước 3: Giám sát hiệu suất thực hiện 

Các công cụ quản lý công việc có thể được xem xét trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ trong việc tạo danh sách công việc, quản lý tiến độ và đánh giá kết quả dựa trên thời hạn và chất lượng. Mô hình MBO (Quản lý theo Mục tiêu) thường bao gồm các hoạt động giám sát như đánh giá kết quả, cung cấp phản hồi và đánh giá, điều chỉnh cập nhật kế hoạch trong thời gian ngắn nhất.

Bước 4: Đánh giá hiệu suất 

Phương pháp MBO giúp đánh giá định kỳ các hoạt động của tổ chức, đảm bảo sự tham gia của toàn bộ cấp quản lý liên quan. Quá trình đánh giá hiệu suất cần được thực hiện một cách minh bạch, dựa trên quy trình MBO. Đồng thời, bất kể kết quả đánh giá là tích cực hay tiêu cực, cần có biện pháp động viên nhân sự để thúc đẩy đam mê, nỗ lực làm việc và đặt ra những yêu cầu cao hơn cho các mục tiêu đã đề ra.

  • Xác định tiêu chí đánh giá: Xác định các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu suất của cá nhân hoặc nhóm làm việc.

  • Đánh giá quá trình thực hiện công việc: Xem xét cách thức thực hiện công việc, đảm bảo việc thực hiện theo quy trình MBO.

  • So sánh kết quả: So sánh kết quả thực tế với những mục tiêu đã đề ra trong quá trình lập kế hoạch MBO.

  • Khó khăn đột biến: Xác định và thống kê những khó khăn, rào cản gặp phải trong quá trình thực hiện công việc.

  • Đưa ra phản hồi và điều chỉnh: Dựa trên kết quả đánh giá, cung cấp phản hồi cho cá nhân hoặc nhóm làm việc và điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo.

Bước 5: Phản hồi kết quả thường xuyên

Không nên đợi đến cuối kỳ đánh giá mới phản hồi kết quả. Cần thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện của nhân viên để kịp thời phát hiện những vấn đề và đưa ra hướng giải quyết.

Phản hồi cần mang tính xây dựng, việc phản hồi kịp thời giúp nhân viên có thời gian để điều chỉnh kế hoạch làm việc. Phản hồi chính xác giúp nhân viên hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời giúp nhân viên có động lực để phát triển.

Bước 6: Ghi nhận thành tích đạt được 

Bước này ghi nhận những thành tựu của các nhân viên trong doanh nghiệp. Qua việc áp dụng MBO, nhà quản trị có thể xây dựng các chính sách và hoạt động khen thưởng nhằm khuyến khích nhân sự đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều này sẽ thúc đẩy tinh thần thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

MBO là gì? MBP là gì? So sánh phương pháp MBO và MBP

Cả MBO và MBP đều có ưu điểm và hạn chế riêng, việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào tính chất và mục tiêu của tổ chức. MBO tập trung vào quá trình và mục tiêu cụ thể, trong khi MBP tập trung vào kết quả và độc lập. Quan trọng nhất, cả hai phương pháp đều nhằm mục đích tăng cường hiệu suất và hiệu quả làm việc của tổ chức, từ đó đóng góp vào sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *