Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh mà nhà quản lý cần biết

Lợi ích của đàm phán chính là giúp cho đôi bên cùng đảm bảo quyền lợi của nhau, quá trình đàm phán diễn ra nhanh hơn và giúp mối quan hệ cả 2 luôn tốt đẹp. Ngoài ra muốn khai thác tối đa lợi ích của việc đàm phán bạn cần phải chú ý vài điều. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy xem ngay thông tin mà FASTDO chia sẻ dưới đây.

>>> ĐỌC THÊM:

    1. Những đặc điểm cố hữu của đàm phán

    Đàm phán là quá trình thương thảo của 2 hoặc nhiều bên để đưa ra một thỏa thuận chung đảm bảo những quyền lợi trong phạm vi chấp nhận của các bên.

    Cho dù là trao đổi trong cuộc sống hằng ngày hay khi đàm phán trong công việc, có một vài đặc điểm cố hữu bạn nên chú ý như:

    • Luôn xác định rõ mục tiêu đàm phán của mình và đối tác. Đồng thời bạn phải hiểu được nhu cầu của mình cùng các điều kiện mà đối tác có thể thực hiện. Đặc biệt là cuộc đàm phán phải đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.
    • Phải có sự hài lòng hoặc tối thiểu nhất là có thể chấp nhận được và có hạn chế về lợi ích từng bên.
    • Các bên luôn chịu sự chi phối về sức mạnh và lợi thế của đối tác.
    • Cả hai luôn có sự chuẩn bị cẩn thận, đều nghiên cứu về đối thủ và có những mức giới hạn có thể đồng ý được.
    • Bạn cần phải nhớ nguyên nhân có cuộc đàm phán, mục đích và mục tiêu của đàm phán để đạt được kết quả tốt nhất.

    Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh mà nhà quản lý cần biết

    Lợi ích của đàm phán là duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài.

    2. Những hình thức của đàm phán là gì

    Trong đàm phán, thông thường sẽ có hai hình thức thường thấy nhất là:

    2.1 Hình thức đàm phán Win-Win

    Tức là kết quả cuối cùng đôi bên cùng đạt được lợi ích trong hợp tác và thắng lợi chung. Đồng thời thắng lợi của bên A không làm ảnh hưởng đến bên B và ngược lại. Cả 2 đều hài lòng với kết quả cuối cùng và đồng ý thực hiện các cam kết với nhau.

    Mặc dù có sự khác biệt và không thể đồng nhất 100% nhưng các bên đều cố gắng tìm ra cách để đôi bên cùng có lợi. Có thể một số quan điểm nào đó chưa hài lòng nhưng xét về tổng thể chung thì sẽ cảm thấy hợp lý. 

    Đây là một hình thức đàm phán được xem là có tính xây dựng và đôi bên cùng tiến nhất. Hình thức đàm phán Win-Win cho phép mỗi bên bảo vệ lập trường riêng của mình. Đây là sự gặp gỡ không chỉ dựa trên lợi ích đôi bên mà còn có lòng chân thành muốn hợp tác.

    2.2 Hình thức đàm phán Win-Lose

    Hình thức này có nghĩa là một bên giành thắng lợi và bất chấp quyền lợi mà đối tác nhận được có tệ hay không. Trường hợp này thường xảy ra khi hai bên mâu thuẫn quá gay gắt và không thể hòa thuận, thậm chí coi như đối thủ hoặc kẻ thù.

    Hình thức đàm phán này sẽ không xuất phát từ quan điểm đôi bên cùng hợp tác và cũng không quan trọng việc thực hiện hợp đồng sau khi đàm phán xong. Các bên chỉ nghĩ đến việc làm sao mình thắng bằng mọi cách và không có sự nhân nhượng. 

    Mục tiêu của cuộc đàm phán không phải chỉ bảo vệ lợi ích của bản thân mà còn đảm bảo đối thủ phải thất bại. Trường hợp đàm phán này là bắt buộc và hai bên không tự nguyện hợp tác. Thế nên họ không tính toán chuyện tiếp tục làm việc với nhau về sau và cạnh tranh “một mất một còn”.

    Chiến lược này chỉ có tác dụng khi đối tác thiếu thông tin và không hiểu cặn kẽ vấn đề đang đàm phán.

    Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh mà nhà quản lý cần biết

    Hình thức đàm phán Win – Lose tranh đấu rất quyết liệt khi thực hiện.

    3. Lợi ích của đàm phán trong vấn đề kinh doanh

    Kỹ năng đàm phán mang đến cho bạn những lợi ích vô cùng tuyệt vời như sau:

    3.1 Giúp giữ vững lập trường trước đối tác

    Một người đàm phán giỏi sẽ luôn tin tưởng vào những gì mình nhận định và rất ít khi thay đổi trong lúc đàm phán. Có như thế bạn mới có thể thuyết phục được người khác tin vào lập trường của bạn. Đồng thời bạn sẽ biết phương hướng để tìm kiếm thông tin và chọn ra những luận điểm phù hợp.

    Người thiếu chính kiến sẽ bị yếu thế hơn trong quá trình đàm phán. Vì bạn sẽ không bao giờ thuyết phục được đối phương, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Bởi đối tác sẽ cử những người có kỹ năng đàm phán giỏi đi thảo luận công việc. Do đó khi bạn có kỹ năng đàm phán tốt bạn sẽ thấy được quan điểm của mình có những điểm mạnh nào.

    3.2 Cung cấp dữ liệu cho các hướng thuyết phục

    Trong những cuộc đàm phán, không chỉ bạn muốn thuyết phục đối phương mà đối tác cũng muốn thuyết phục bạn. Khi bạn có kỹ năng đàm phán tốt, bạn sẽ biết được:

    • Điểm tốt và chưa tốt của đối tác.
    • Vì sao đối tác đàm phán với bạn.
    • Tại sao phải đàm phán với đối tác.
    • Bạn sẽ nhận được gì khi hợp tác với đối phương.

    Đây sẽ là những điều giúp bạn có thêm lợi thế trong lúc đàm phán. Đồng thời bạn sẽ biết được những nội dung nào mình không thể thay đổi và những nội dung nào mình có thể thỏa hiệp.

    Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh mà nhà quản lý cần biết

    Lợi ích của đàm phán giúp tìm kiếm dữ liệu càng nhiều càng dễ thuyết phục đối tác.

    3.3 Đảm bảo lợi ích phù hợp cho các bên

    Một cuộc hợp tác thành công là khi đôi bên cùng có lợi và cùng thực hiện trách nhiệm. Nếu một bên chèn ép và một bên bị thiếu không công bằng thì chắc chắn sẽ sinh ra mâu thuẫn.

    Thế nên lợi ích của đàm phán chính là dung hòa về quyền lợi từ người cầm trịch. Bạn phải có kinh nghiệm, đủ khả năng và sự đáng tin để thuyết phục đối tác rằng những gì họ nhận được là tốt nhất, đôi bên cùng công bằng. Nhờ có được sự thấu hiểu này sẽ là tiền đề để 2 bên hợp tác thành công.

    3.4 Đẩy nhanh tiến trình đàm phán

    Khi bạn có kỹ năng đàm phán giỏi sẽ giúp quá trình đàm phán diễn ra nhanh hơn. Mặc dù thời gian đàm phán còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đặc thù, quy mô, lĩnh vực,…

    Trong kinh doanh, có nhiều dự án chỉ mang tính giai đoạn và không thể kéo dài quá lâu. Vì nếu kéo dài là đồng nghĩa tốn kinh phí, tốn thời gian và nhân lực nhưng kết quả lại đi xuống. Cho nên vai trò của đàm phán là giúp quá trình thương thảo nhanh hơn để hiệu quả đôi bên càng cao.

    3.5 Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên

    Thêm một lợi ích của đàm phán nữa là giúp các doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Cả hai sẽ có sự hợp tác vui vẻ, xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài và hỗ trợ lẫn nhau. Ngược lại, nếu đàm phán không tốt, ảnh hưởng quyền lợi đôi bên thì sẽ gây ra mâu thuẫn. Dẫn đến kết quả là hai bên chỉ hợp tác với nhau một lần rồi thôi.

    Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh mà nhà quản lý cần biết

    Lợi ích của đàm phán giúp đôi bên có mối quan hệ hợp tác lâu dài.

    4. Làm sao để khai thác tối đa lợi ích của đàm phán

    Muốn đạt được những điều lợi ích từ đàm phán bạn có thể tham khảo các cách sau:

    4.1 Nghiên cứu vấn đề và đối thủ

    “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Đây chính là câu nói được ông bà xưa truyền lại và chính là bí quyết trong các cuộc đàm phán. Khi bạn hiểu rõ đối tác hay đối thủ của mình, bạn mới có thể xây dựng chiến lược và các bước đàm phán phù hợp.

    4.2 Nhạy bén trong việc dự đoán vấn đề

    Muốn nhận được những lợi ích của đàm phán bạn nên nhận biết sớm mục đích của đối phương và mau chóng nắm bắt tình hình. Bạn hãy luôn quan sát và chú tâm vào vấn đề đang đàm phán để đánh giá được từng bước đi của đối tác. Tiếp đó bạn nên phân tích và tìm ra những phương án đàm phán đáp trả phù hợp.

    4.3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

    Kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa quan trọng để việc đàm phán đạt được thành công. Bạn phải luôn giữ cho mình một thái độ điềm tĩnh và khôn khéo để đưa ra những lời nói, hành động có sức thuyết phục nhất. Lúc đó bạn mới có thể là người chèo lái và dẫn dắt vấn đề theo đúng lập luận.

    Kỹ năng giao tiếp được mài dũa thông qua môi trường sống văn hóa và luôn tư duy. Các bậc cha mẹ nên hướng dẫn và thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con mình ngay từ nhỏ. Bạn nên chỉ dạy các bé cách truyền đạt sao cho thu hút nhất và lập luận các vấn đề sao cho logic nhất.

    Lợi ích của đàm phán trong kinh doanh mà nhà quản lý cần biết

    Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thường xuyên để đàm phán tốt hơn.

    4.4 Trau dồi kiến thức sâu rộng

    Muốn trở thành một người có kỹ năng đàm phán giỏi và đạt được lợi ích của đàm phán, bạn phải không ngừng trau dồi kiến thức để tư duy nhiều vấn đề một cách sâu rộng hơn. Đó có thể là những kiến thức về khoa học, xã hội hoặc mối quan hệ,… Khi bạn am hiểu về cuộc sống càng nhiều thì quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề càng cặn kẽ. 

    Điều này chính là một lợi thế để bạn tạo sự thu hút và ấn tượng trước khách hàng. Còn với đối thủ, bạn sẽ là người có thể làm chủ cục diện trong những cuộc tranh luận.

    Như vậy là bạn đã hiểu được lợi ích của đàm phán cũng như làm sao để khai thác lợi ích một cách tối đa khi đàm phán. Hy vọng với những chia sẻ trên của FASTDO sẽ giúp bạn có kỹ năng đàm phán tốt hơn trong tương lai.

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

    • Địa chỉ: 
      • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
      • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
    • Điện thoại: 0905 852 933
    • Email: support@fastdo.vn
    • Website: https://fastdo.vn/

    >>> TÌM HIỂU THÊM VỀ DOANH NGHIỆP:

    • 10 Cách để có giọng nói hay thuyết phục người nghe
    • 5 nguyên tắc cần lưu ý khi lên ý tưởng tổ chức Year End Party
    • Talent Acquisition là gì? Cách áp dụng phương pháp vào doanh nghiệp

    Những đặc điểm cố hữu của đàm phán?

    Thứ nhất, luôn xác định rõ mục tiêu đàm phán của mình và đối tác. Thứ hai, phải có sự hài lòng hoặc tối thiểu nhất là có thể chấp nhận được và có hạn chế về lợi ích từng bên. Thứ ba, cả hai luôn có sự chuẩn bị cẩn thận, đều nghiên cứu về đối thủ và có những mức giới hạn có thể đồng ý được. Thứ tư bạn cần phải nhớ nguyên nhân có cuộc đàm phán, mục đích và mục tiêu của đàm phán.

    Những hình thức của đàm phán là gì?

    Trong đàm phán, thông thường sẽ có hai hình thức thường thấy nhất là:
    Hình thức đàm phán Win-Win và hình thức đàm phán Win-Lose.

    Hình thức đàm phán Win-Win là gì?

    Kết quả cuối cùng đôi bên cùng đạt được lợi ích trong hợp tác và thắng lợi chung. Đồng thời thắng lợi của bên A không làm ảnh hưởng đến bên B và ngược lại. Cả 2 đều hài lòng với kết quả cuối cùng và đồng ý thực hiện các cam kết với nhau.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *