Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Một Doanh nghiệp muốn vươn lên mạnh mẽ và khẳng định vị thế trong thời đại số hóa thì không thể thiếu vai trò của một Business Intelligence Analyst (viết tắt BIA). Vậy Business Intelligence Analyst là gì và chi tiết về BIA trong tổ chức ra sao, hãy cùng FASTDO tìm hiểu cặn kẽ thông qua bài viết dưới đây.

1. Business Intelligence Analyst là gì?

Để hiểu sâu sắc Business Intelligence Analyst là gì, ta cần nắm được ý nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ. Business Intelligence Analyst, dịch nghĩa là nhà phân tích tình báo kinh doanh

Hiện nay là thời đại bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội. Các tổ chức, Doanh nghiệp muốn tăng doanh thu, lợi nhuận cần nắm bắt được mong muốn, nguyện vọng của khách hàng thông qua những dữ liệu được thu thập bằng kỹ thuật số hóa.

Câu hỏi đặt ra là, với một lượng lớn thông tin cùng dữ liệu đa dạng từ nhiều nguồn, làm sao để sử dụng một cách hiệu quả. Sau đó, quyết định những chiến lược kinh doanh “triệu đô” để Doanh nghiệp trụ vững trên thị trường?

Đó là công việc của các chuyên viên BI Analyst. Họ là những người làm việc trực tiếp với dữ liệu thô, bao gồm các chỉ số thu thập được từ bên ngoài (như tương tác của khách hàng, khảo sát thị trường) và những số liệu trong quá khứ (báo cáo tài chính của công ty). Sau đó, phân tích và đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Một Doanh nghiệp muốn phát triển mạnh mẽ trong thời đại của truyền thông, xã hội thì không thể thiếu bộ phận BIA bởi họ sẽ là những nhân tố chủ chốt chỉ ra các chiến lược thông minh và hiệu quả cao.

2. Vai trò chính của Business Intelligence Analyst là gì?

Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Business Intelligence Analyst đóng vai trò gì trong bộ máy Doanh nghiệp?

Business Intelligence Analyst được ví như cầu nối giữa khách hàng và Doanh nghiệp. BIA thấu hiểu những điều khách hàng cần cũng như mong muốn, nguyện vọng của họ qua những dữ liệu thực tế.

Business Intelligence Analyst còn được xem như một nhà nghiên cứu thị trường. Dựa vào những dữ liệu thực tế, nhân viên BIA tiến hành phân tích tâm lý khách hàng, so sánh công ty đối thủ. Sau đó, đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm giúp Doanh nghiệp đi lên.

Việc phân tích thị trường là một phương pháp thông minh. Nhờ những dữ liệu thu thập được, Doanh nghiệp có thể nắm rõ tâm lý, mong muốn của khách hàng ra sao. Mặt khác, nghiên cứu công ty đối thủ cũng giúp chính mình rút được kinh nghiệm, từ đó tránh được những thất bại mà họ từng mắc phải.

Song song với việc tiếp cận, phân tích dữ liệu từ bên ngoài thì BIA còn kiêm luôn nhiệm vụ điều hành, quản lý những dự án nội bộ Doanh nghiệp. Bởi họ là những người trực tiếp đưa ra chiến lược, chính họ nắm rõ được thị trường cần gì. Thế nên, họ cần phải tham gia vào quá trình giám sát thực thi để đảm bảo dự án thu về hiệu quả như kỳ vọng.

>>> THAM KHẢO NGAY: BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả

3. Nhiệm vụ của Business Intelligence Analyst là làm gì?

Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch fPlan của Fastdo là giải pháp nhằm tối giản hóa quá trình quản trị kế hoạch và công việc của đội nhóm. Phần mềm cho phép bạn trao đổi trực tiếp về công việc, quản lý tiến độ kế hoạch trực quan với 4 chế độ: Danh sách, Board, Gantt và Lịch. Cùng với đó, fPlan còn sở hữu tính năng phân loại các công việc theo từng nhãn công việc, giúp nhà quản trị theo dõi công việc dễ dàng. Ngoài ra, fPlan còn cho phép người dùng lưu trữ tài nguyên, chia nhỏ các công việc để quản trị đơn giản hơn.

Bấm vào ảnh để đăng ký dùng thử Phần mềm quản trị kế hoạch fPlan ngay nhé!

Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Bộ Giải Pháp Phần Mềm Quản Trị Kế Hoạch fPlan

Hiểu một cách đơn giản thì nhân viên Business Intelligence Analyst là người trực tiếp làm từng khâu trình liên quan đến số liệu. Từ nghiên cứu, phân tích và đánh giá, sau đó đưa ra chiến lược cuối cùng.

Cụ thể hơn về từng nhiệm vụ của một Business Intelligence Analyst như sau:

3.1 Thu thập và khai thác dữ liệu

Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Nhiệm vụ chính của Business Intelligence Analyst là gì?

Đầu tiên, Business Intelligence Analyst sẽ tiến hành thu thập những dữ liệu thô, ví dụ doanh thu bán hàng, thông tin thị trường hay chỉ số tương tác với khách hàng. Sau đó tổng hợp và tiến hành chuyển đổi trực quan những dữ kiện ấy để chúng trở nên hữu dụng.

Dữ liệu mà BI Analyst thu thập phải bao gồm cả những dữ kiện từ trong nội bộ (các chỉ số trong quá khứ và hiện tại) lẫn bên ngoài (ví như doanh thu của công ty đối thủ, chỉ số tương tác của khách hàng trên các kênh truyền thông, xã hội). Đây là yếu tố bắt buộc giúp Business Intelligence Analyst có cái nhìn tổng thể, khách quan. Từ đó mới đưa ra được những chiến lược chuẩn xác nhất.

3.2 Xây dựng kho dữ liệu

Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Xây dựng kho dữ liệu giúp Doanh nghiệp tối ưu quá trình quản trị thông tin

Sau khi nghiên cứu và tổng hợp một lượng thông tin cần thiết, nhân viên BI Analyst sẽ phân loại và lưu trữ vào các kho dữ liệu riêng biệt.

Kho dữ liệu này cũng là phương pháp giúp Doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình quản trị thông tin. Việc phân loại theo đặc điểm, tính chất từng loại thông tin, dữ liệu giúp tiết kiệm thời gian mà cũng thuận tiện hơn cho việc tra cứu sau này.

3.3 Tiêu hủy các dữ liệu đã lỗi thời

Khi nguồn dữ liệu còn ở dạng thô, chưa được xử lý kỹ càng thì sẽ còn những thông tin không chính xác hoặc đã lỗi thời. Nếu Doanh nghiệp sử dụng những số liệu ấy sẽ dẫn đến những nhận định sai sót. Từ đó, ảnh hưởng đến chiến lược chung, khiến công ty “đi lệch đường ray”, kinh doanh không đạt được kỳ vọng, thậm chí là lỗ và chịu tổn thất lớn.

Vì vậy, nhiệm vụ của Business Intelligence Analyst là phải làm sạch và sàng lọc thông tin từ khâu đầu vào, hủy bỏ những dữ liệu đã lỗi thời. Hoặc nếu lượng thông tin vẫn còn hữu ích, BI Analyst có thể điều chỉnh lại những sai sót, nhằm tiết kiệm tài nguyên tối đa.

3.4 Thực hiện đánh giá dữ liệu

Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Đánh giá dữ liệu là trách nhiệm chính của Business Intelligence Analyst

Sau khi nắm được một lượng kho dữ liệu đã được sàng lọc, công việc đánh giá tiếp theo chính là yếu tố chủ chốt thể hiện tầm quan trọng của Business Intelligence Analyst đối với Doanh nghiệp.

Dựa vào nguồn dữ liệu trực quan, kết hợp cùng tư duy não bộ để phân tích, đánh giá. Từ đó, đưa ra những nhận định đúng đắn nhất về hướng đi cũng như tiềm năng của Doanh nghiệp trong thời gian tới. Có đánh giá chuẩn xác thì mới lên được chiến lược đối nội đối ngoại hợp lý, giúp tổ chức đi lên.

Từ những đánh giá trên, BI Analyst tiếp tục đề xuất những thay đổi trong bộ máy, ví dụ như thay đổi về cơ cấu KPI, đồng thời định ra những chiến lược, phương hướng kinh doanh cần ưu tiên trong tháng sau.

>>> ĐỌC NGAY: Cách xây dựng chi tiết bộ quy tắc ứng xử trong Doanh nghiệp

3.5 Phân tích cùng các hệ thống ngôn ngữ lập trình

Một chuyên viên Business Intelligence Analyst không nhất thiết phải là chuyên gia lập trình nhưng phải sử dụng thành thạo và hiểu sâu sắc về ngôn ngữ mã hóa để phân tích dữ liệu nhờ vào các ngôn ngữ lập trình như C++, Java, Python, Ruby, Javascript,…. 

Việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ lập trình sẽ hỗ trợ các chuyên viên đánh giá khách quan và sắc bén. Từ đó mới đưa ra được những chiến lược hiệu quả cao.

Chuyên viên Business Intelligence Analyst chuyển đổi những dữ liệu số hóa thành các văn bản trực quan. Từ các văn bản đó, họ bóc tách ý nghĩa và đề ra những chiến lược hiệu quả để phổ biến trong các phòng ban nội bộ.

4. Những kỹ năng cần thiết để trở thành một Business Intelligence Analyst là gì?

Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Yếu tố nào giúp bạn trở thành một Business Intelligence Analyst chuyên nghiệp?

Trong thời đại số hóa, Doanh nghiệp cần đến các chuyên viên Business Intelligence Analyst để xem xét và định hướng những chiến lược kinh doanh hiệu quả, giúp công ty trụ vững trên thương trường đầy sự cạnh tranh khốc liệt.

Vì vậy, trong hiện tại và tương lai, các chuyên viên Business Intelligence Analyst sẽ có nhiều cơ hội phát triển cực kỳ tiềm năng. Nhưng để trở thành một nhân viên BI Analyst không phải điều dễ dàng, bạn phải nắm được những kỹ năng cần thiết của một Business Intelligence Analyst là gì để có kế hoạch rèn luyện bản thân, chinh phục mọi nhà tuyển dụng.

4.1 Nhóm kỹ năng về công nghệ

Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Công nghệ là kỹ năng bắt buộc đối với chuyên viên Business Intelligence Analyst

Vì làm việc trực tiếp với các dữ liệu số hóa nên kỹ năng về công nghệ là yếu tố bắt buộc. Trong đó, các kỹ năng cần đáp ứng của một chuyên viên Business Intelligence Analyst như sau:

Kỹ năng SQL nâng cao SQL viết tắt của Structured Query Language nghĩa là các lệnh dùng để tương tác với cơ sở dữ liệu, để tối ưu hóa tốc độ tìm kiếm và xử lý thông tin.

Một Business Intelligence Analyst cần có kỹ năng SQL nâng cao để tối ưu hóa quá trình xử lý dữ liệu, giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu suất công việc.

Trải nghiệm với Power Bi Power Bi là công cụ của Microsoft, giúp tối giản hóa trong việc trình bày thông tin trên các báo cáo tài chính, báo cáo doanh số. 

Power Bi giúp cho việc tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu dễ dàng hơn. Biết cách trải nghiệm với Power Bi sẽ giúp Business Intelligence Analyst làm việc chuyên nghiệp hơn.

Nâng cao khả năng của Tableau Desktop và Server Đây là nền tảng giúp phân tích, chuyển đổi dữ liệu thành những biểu đồ, và báo cáo chi tiết, dễ hiểu.

Công cụ này sẽ hỗ trợ các nhà Business Intelligence Analyst thuận tiện hơn trong quá trình phân tích, đánh giá dữ liệu. Đồng thời, giúp họ nhìn nhận một cách sắc bén và chính xác nhất dựa trên nguồn thông tin đã được thu thập.

Kỹ năng Excel nâng cao Excel là một kỹ năng thiết yếu đối với nhân viên văn phòng, đặc biệt là những người hàng ngày phải xử lý nguồn dữ liệu khổng lồ. 

Một Business Intelligence Analyst nếu có kỹ năng Excel nâng cao sẽ là điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng và cũng giúp công việc được quản lý một cách khoa học, hiệu quả hơn.

Kỹ năng lập trình (Python hoặc R) Kỹ năng lập trình của một Business Intelligence không nhất thiết phải chuyên sâu như dân Coder, nhưng cũng cần phải nắm được những kiến thức cơ bản để hiểu được bản chất của các lệnh xử lý số liệu. 
Giải thích dữ liệu và khuyến nghị dựa trên những phát hiện Kỹ năng này đòi hỏi một chuyên viên Business Intelligence Analyst phải có sự nhanh nhạy và kiến thức nền vững vàng để hiểu được ý nghĩa các con số, từ đó mới tiến hành sàng lọc, lý giải và đưa ra những chiến lược hiệu quả.
Phát triển đồ thị, bảng điều khiển, báo cáo và trình bày kết quả dự án Đây là những yêu cầu cơ bản đối với chuyên viên Business Intelligence Analyst. Ngoài công việc tổng hợp và xử lý dữ liệu thô thì BIA còn phải chuyển hóa những dữ kiện đó thành các bảng báo cáo bằng văn bản dễ hiểu để trình bày, phổ biến trong nội bộ.
Xác định, phân tích và giải thích các xu hướng hoặc mẫu trong các tập dữ liệu phức tạp Đây là kỹ năng bắt buộc của một chuyên viên Business Intelligence Analyst nhằm làm tốt vai trò đánh giá, nhận định các dữ liệu thực tế. Từ đó đề ra phương hướng giải quyết chung cùng chiến lược cụ thể, chi tiết.

4.2 Nhóm kỹ năng tổ chức công việc

Ngoài kỹ năng máy tính thì các kỹ năng tổ chức công việc cũng là yếu tố để nhà tuyển dụng xem xét bạn có đủ tố chất để trở thành một chuyên viên Business Intelligence Analyst cho Doanh nghiệp của họ hay không.

Các kỹ năng tổ chức công việc giúp bạn thích ứng tốt với hoàn cảnh và môi trường làm việc của bất cứ Doanh nghiệp nào. Qua đó, tự quản lý bản thân để có một bản kế hoạch với sự sắp xếp tỉ mỉ, chi tiết nhất, đảm bảo mang lại hiệu suất công việc cao.

Kỹ năng tổ chức công việc của BI Analyst cũng được thể hiện ở năng lực đàm phán, thuyết trình trong quá trình thương lượng với cấp trên, đối tác và khách hàng.

4.3 Nhóm kỹ năng mềm

Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Kỹ năng mềm giúp BIA thuận lợi hơn trong công việc

Hằng ngày, chuyên viên Business Intelligence Analyst không chỉ làm việc với số liệu hoặc ngôn ngữ lập trình khô khan mà còn phải đóng vai trò giám sát, hỗ trợ điều hành quá trình thực hiện dự án. Nói cách khác họ cần kỹ năng mềm tốt để làm việc cùng nhân viên các cấp hoặc đối tác, khách hàng.

Các kỹ năng mềm có thể kể đến như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng cao với công việc. Một nhân viên Business Intelligence Analyst mà Doanh nghiệp nào cũng cần là người có thể làm việc và hợp tác với bất kỳ ai, từ quản lý đến lãnh đạo cấp cao. 

Bên cạnh đó, nếu bạn có thể đồng thời hỗ trợ thêm một vài dự án khác trong công ty thì đó sẽ làm điểm cộng rất lớn. Và cuối cùng không thể quên kỹ năng cơ bản của một Business Intelligence Analyst – dễ dàng nắm bắt và thấu hiểu được những gì người khác cần, cụ thể là khách hàng hoặc đối tác.

>>> ĐỌC NGAY: Kaizen là gì? Tất tần tật về Kaizen mà Doanh nghiệp cần biết

5. Lộ trình để trở thành một Business Intelligence Analyst là gì?

Business Intelligence Analyst là gì? Chi tiết về BIA trong tổ chức

Business Intelligence Analyst – định hướng nghề nghiệp tiềm năng trong thời đại số hóa

Qua những phân tích trên, có thể thấy Business Intelligence Analyst đang nắm trong tay nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong hiện tại và tương lai. Nếu bạn muốn trở thành một nhà phân tích tình báo kinh doanh, hãy bắt đầu rèn luyện bản thân từ bây giờ theo lộ trình sau:

Hoàn thành chương trình bậc đại học và cao đẳng: BI Analyst là công việc có tính chuyên môn cao, đòi hỏi nền tảng học thuật phải vững. Vì vậy, nếu bạn đang là sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy chú tâm vào việc học và bồi dưỡng các kiến thức thuộc chuyên ngành thống kê, quản trị kinh doanh, khoa học máy tính,…

Nền tảng vững chắc về kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi bổ sung các kỹ năng khác liên quan đến công việc.

Học thêm về các chứng chỉ liên quan: Đây là cách giúp bạn làm quen với công việc thực tế, song song với nắm vững lý thuyết chuyên môn. Các chứng chỉ liên quan có thể từ những khóa học như khóa phân tích dữ liệu hoặc làm quen với BI,…

Học lên thạc sĩ: Để trở thành một BI Analyst đắt giá, bạn cần có hiểu biết rộng và sâu ở một lĩnh vực kinh tế nào đó. Vì vậy, sau khi đã hoàn thành kiến thức bậc đại học và nắm được những kỹ năng thực tế của nghề nghiệp, bạn có thể chọn một ngành để tiếp tục học lên thạc sĩ.

Kiến thức chuyên sâu từ quá trình học sau đại học sẽ giúp bạn phân tích số liệu hiệu quả hơn. Đồng thời, đưa ra được những nhận định chắc chắn và chuẩn xác nhất. Bên cạnh đó, bằng thạc sĩ sẽ giúp giá trị con người bạn thêm sáng trong mắt các nhà tuyển dụng.

Như vậy, qua bài viết chắc hẳn bạn đã nắm được Business Intelligence Analyst là gì cũng như chi tiết về BIA trong tổ chức ra sao. BIA là một vị trí rất quan trọng mà bất cứ Doanh nghiệp nào cũng cần. Nhưng để trở thành một BIA xuất sắc đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức toàn diện. Vì vậy, hãy xác định rõ từng lộ trình, kế hoạch để chinh phục ngành nghề này.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức cùng công cụ quản trị hiệu quả từ FASTDO để tích lũy thêm kinh nghiệm cũng như hiểu sâu hơn về quy chế, cách thức hoạt động của các Doanh nghiệp hiện nay.

>>> THAM KHẢO NGAY:

  • 3 cách tính hàng tồn kho nhanh, chính xác cho dân kế toán
  • Cách xây dựng quy trình làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp
  • TOP 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *