Hoạch định chiến lược là một bước rất quan trọng trong tiến trình quản trị của doanh nghiệp bởi các chức năng còn lại đều do hoạch định quyết định. Trong bài viết này, Fastdo sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm về hoạch định các chiến lược và quy trình hoạch định một cách chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Hoạch định chiến lược là gì
Hoạch định chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược và phân tích môi trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu, phân tích và lựa chọn các chiến lược thay thế và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
2. Hoạch định chiến lược gồm những loại nào?
Hoạch định các chiến lược là chức năng quan trọng nhất của tiến trình quản trị vì đây là cơ sở định hướng cho các chức năng còn lại của tiến trình. Trong tổ chức, hoạch định các chiến lược được phân chia thành 5 loại:
2.1. Hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định các chiến lược Marketing là quá trình xây dựng chiến lược Marketing và xác định các biện pháp cụ thể vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Mục đích của việc hoạch định là xác lập, duy trì và phát triển các đơn vị kinh doanh, các sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận.
2.2. Hoạch định chiến lược PR
Hoạch định các chiến lược PR là một tiến trình trình bày những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được; những cách thức và nguồn lực cần phải có để thực hiện mục tiêu đó; lộ trình và các bước triển khai trong từng nội dung và giải pháp tiến hành.
2.3. Hoạch định chiến lược bán hàng
Hoạch định các chiến lược bán hàng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Một chiến lược bán hàng phù hợp sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Bạn tập trung bán các sản phẩm gì? Bạn bán sản phẩm như thế nào? Bạn sử dụng những công cụ nào để bán sản phẩm?
2.4. Hoạch định chiến lược kinh doanh
Hoạch định chiến lược kinh doanh là quy trình quản lý được sử dụng để tạo ra một kế hoạch dài hạn cho tương lai của doanh nghiệp. Các tổ chức sử dụng quy trình này để xác định mục tiêu, các chiến lược cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó và sử dụng hệ thống quản lý hiệu suất nội bộ để giám sát, đánh giá tiến độ công việc.
2.5 Hoạch định chiến lược nhân sự
Hoạch định các chiến lược nhân sự là công việc đặt ra mục tiêu và các kế hoạch cần thực hiện. Những kế hoạch này bao gồm các chính sách và hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế cho các nhóm công việc cụ thể, nhằm đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của công việc.
3. TOP 5 các bước hoạch định chiến lược khoa học
Vậy các bước trong quy trình hoạch định chiến lược khoa học là gì? Bạn hãy đọc nội dung dưới đây để tìm được lời giải đáp.
3.1 Phân tích và đánh giá ban đầu
Bước đầu tiên trong tiến trình hoạch định chiến lược là phân tích và đánh giá ban đầu về công ty. Các nhà hoạch định phải xác định rõ được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp ở thời điểm này. Tầm nhìn sẽ định hướng cho nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu cuối cùng, còn sứ mệnh sẽ giúp các nhà hoạch định đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp với tổ chức.
3.2. Phân tích hiện trạng
Bước tiếp theo trong quá trình hoạch định chiến lược, công ty cần phân tích ngành, thị trường, tính cạnh tranh và nội bộ của doanh nghiệp. Quá trình phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đang phải đối mặt. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ xác định đúng vị thế hiện tại của mình trên thị trường.
3.3 Xây dựng chiến lược
Sau bước phân tích hiện trạng là xây dựng các mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu này sẽ định hướng cho các nhà hoạch định trong việc lựa chọn các chiến lược cụ thể. Các chiến lược sẽ được lựa chọn ở 2 cấp độ chính là cấp độ chiến lược kinh doanh và cấp độ chiến lược công ty.
Bạn có thể xây dựng các chiến lược dài hạn với phương pháp quản trị mục tiêu OKRs. Phương pháp OKRs cho phép bạn xây dựng và quản trị mục tiêu đầy tham vọng và truyền cảm hứng thông qua các Kết quả then chốt (KRs) rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn SMART. Với OKRs, chỉ cần bạn có mục tiêu, phương pháp sẽ cung cấp cho bạn một lộ trình để từng bước hiện thực hóa được mục tiêu đó.
Bộ quản trị OKRs fOKRs của Fastdo là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp thiết lập và theo dõi các kết quả then chốt thông qua những dữ liệu trực quan được cập nhật hàng ngày; đồng thời kết nối nhà quản lý và nhân viên với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo cho phép người dùng thực hiện tất cả chức năng liên quan đến OKRs trên cùng một không gian TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC. Bám sát hoàn toàn lý thuyết OKRs chuẩn quốc tế, Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo sẽ giúp bạn khai thác 200% giá trị mà OKRs mang lại.
3.4. Triển khai chiến lược
Chiến lược sau khi đã phân tích thì cần phải được triển khai cụ thể. Một chiến lược nếu được triển khai tốt thì sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty. Quá trình triển khai chiến lược gồm 6 bước sau:
- Đặt mục tiêu hàng năm cho các lĩnh vực chức năng cụ thể.
- Sửa đổi các chính sách hiện có để đạt được mục tiêu.
- Phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng.
- Thay đổi sơ đồ tổ chức nhằm triển khai chiến lược mới.
- Quản lý các lực cản đối với sự thay đổi.
- Đưa ra các chính sách khen thưởng mới cho các kết quả đạt được.
>>> ĐỌC NGAY: 4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC
3.5 Giám sát chiến lược
Các chiến lược đã được triển khai phải được liên tục giám sát chặt chẽ liên. Các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ không ngừng thay đổi nên việc giám sát cần phải được thực hiện liên tục. Các nhà hoạch định chiến lược cần nắm bắt sự thay đổi của các điều kiện này rồi từ đó thay đổi các mục tiêu cho phù hợp.
>>> XEM THÊM: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công
4. Những khó khăn trong quá trình hoạch định chiến lược
Mọi doanh nghiệp đều có sự hạn chế về nguồn lực. Vì vậy, các nhà hoạch định buộc phải lựa chọn những chiến lược đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Vì là người hiểu rõ viễn cảnh của công ty nhất nên nhà hoạch định cần có được quyền điều chuyển các nguồn lực cần thiết trong quá trình thực hiện chiến lược.
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:
- Phong cách lãnh đạo tốt nhất cho nhà quản lý?
- Agenda là gì? Những điều cần biết khi xây dựng Agenda
- Quản trị là gì? 8 căn cứ phân biệt Quản trị và Quản lý
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về hoạch định chiến lược và quy trình hoạch định chi tiết. Fastdo hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoạch định các chiến lược để việc tổ chức thực hiện các diễn ra suôn sẻ hơn. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này!
Hoạch định chiến lược là gì?
Hoạch định chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược và phân tích môi trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu, phân tích và lựa chọn các chiến lược thay thế và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Hoạch định chiến lược gồm những loại nào?
Trong tổ chức, hoạch định các chiến lược được phân chia thành 5 loại: Hoạch định chiến lược Marketing; hoạch định chiến lược PR; hoạch định chiến lược bán hàng; hoạch định chiến lược kinh doanh; hoạch định chiến lược nhân sự.
Quy trình hoạch định chiến lược gồm những bước nào?
Quy trình hoạch định chiến lược gồm 5 bước: Phân tích và đánh giá ban đầu; phân tích hiện trạng; xây dựng chiến lược; triển khai chiến lược; giám sát chiến lược.