Founder hay người sáng lập là một vị trí có vai trò rất quan trọng trong tổ chức. Cùng Fastdo tìm hiểu ngay founder là gì và 6 phẩm chất cần có ở một founder là gì trong bài viết sau đây!
1. Founder là gì?
Founder hay người sáng lập là những người đặt nền móng đầu tiên cho Doanh nghiệp bằng việc đưa ra những ý tưởng và triển khai chúng. Bên cạnh đó, Founder còn phải đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn và chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề của Doanh nghiệp.
2. 4 Đặc điểm của một Founder là gì?
Sau đây, Fastdo sẽ giới thiệu đến bạn 4 đặc điểm cần có ở một người founder là gì:
2.1 Ý chí quyết đoán
Đặc điểm đầu tiên của một Founder đó là sự quyết đoán. Người Founder cần đưa ra quyết định nhanh chóng khi đứng trước những cơ hội. Nếu như Founder do dự và thiếu tự tin, chắc chắn Doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội để phát triển và hưởng lợi ích chính đáng.
Hơn nữa, trong quá trình vận hành Doanh nghiệp việc xảy ra những rủi ro, thử thách là điều không thể tránh khỏi. Sự quyết đoán sẽ giúp người Founder đưa ra những quyết định đúng đắn, giảm thiểu rủi ro cũng như giúp Doanh nghiệp vượt qua được những giai đoạn khó khăn trong suốt quá trình hoạt động.
2.2 Đam mê bất diệt
Tất cả những người muốn thành công trên hành trình sự nghiệp đều phải có đam mê mãnh liệt cho một lĩnh vực nào đó. Là một Founder thì đam mê và sự khao khát chinh phục lĩnh vực ấy lại càng mạnh mẽ và bất diệt hơn.
Đam mê chính là động lực để người Founder học hỏi không ngừng nghỉ, thực hiện hóa ước mơ khởi nghiệp của mình. Yếu tố này chính là đòn bẩy giúp họ ngày càng hoàn thiện và phát triển Doanh nghiệp của mình lớn mạnh hơn nữa.
2.3 Tạo dựng các mối quan hệ
Vai trò của những mối quan hệ trong công việc của một Founder là gì? Thực chất đối với người Founder, những quan hệ trong công việc như những sợi dây kết nối. Việc tạo dựng các mối quan hệ giúp cho người Founder có thêm nhiều cơ hội hợp tác, đem lại nhiều giá trị giúp Doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Qua mạng lưới mối quan hệ, những nhà Founder cũng có cơ hội kết nối, giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Từ đó họ có thêm nhiều kiến thức và đôi khi lại tìm được một cộng sự đắc lực giúp cho công ty phát triển hơn. Vì vậy, có thể nói rằng, các mối quan hệ chính là tài sản quý giá nhất đối với Founder.
2.4 Thích nghi với thời cuộc
Thị trường kinh doanh biến đổi liên tục, bởi vậy người Founder cần phải thích nghi nhanh chóng với thời cuộc. Họ cần phải biết phân tích tình hình thực tế và chấp nhận thay đổi phương án kinh doanh khi cần thiết để cho ra kết quả tốt nhất.
3. 6 phẩm chất cần rèn luyện đối với một Founder là gì?
Để trở thành một founder giỏi trong tương lai, bạn cần phải trang bị cho bản thân 6 phẩm chất sau:
3.1 Tin tưởng vào bản thân và Doanh nghiệp
Người Founder cần phải luôn luôn tin tưởng vào bản thân cũng như khả năng phát triển của Doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng để họ chiến thắng trong những cuộc thương lượng, thuyết phục kêu gọi đầu tư vào Doanh nghiệp của mình.
Niềm tin vào bản thân và Doanh nghiệp của một Founder cũng là yếu tố thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư triển vọng và cả khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nhà sáng lập có thể sử dụng lời nói, hành động để thể sự tự tin một cách tốt nhất trong các buổi thuyết trình, hội họp.
3.2 Kỹ năng giao tiếp thành thạo
Khả năng giao tiếp và truyền cảm hứng là một phẩm chất quan trọng cần phải có ở một nhà sáng lập tài ba. Việc giao tiếp cần được thể một cách rõ ràng, mạch lạc bằng lời nói và cả văn bản.
Khả năng giao tiếp thành thạo sẽ giúp Founder truyền tải nội dung một cách rõ ràng và thuyết phục nhất đến nhân viên và cả những nhà đầu tư. Những người Founder là bậc thầy trong giao tiếp thường sử dụng từ ngữ có tác động mạnh để truyền đạt ý nghĩa một cách rõ ràng nhất.
3.3 Kỹ năng tổ chức và quản lý công việc
Một người Founder cần phải có kỹ năng tổ chức và quản lý công việc để thiết lập vận hành cho cả Doanh nghiệp. Kỹ năng tổ chức bao gồm: Thiết lập cấu trúc tài chính, quy trình vận hành, tạo tầm nhìn cho Doanh nghiệp và tiếp thị hiệu quả.
Đối với kỹ năng quản lý công việc một cách khoa học sẽ giúp người Founder có thể nắm bắt và xử lý công việc hiệu quả. Tránh để công việc bị tồn đọng và quá tải không giải quyết hết, đặc biệt là những công việc phát sinh.
3.4 Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là điều vô cùng cần thiết ở một Founder, bởi họ là người sáng lập, họ tạo ra sản phẩm, dịch vụ để cung cấp cho thị trường. Một tư duy sáng tạo và khác biệt sẽ mang đến những ý tưởng mới lạ, một sản phẩm đột phá, từ đó mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp.
Tư duy sáng tạo có thể được phát triển bằng cách đọc và nghiên cứu nhiều chủ đề và lĩnh vực khác nhau. Lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia hoặc từ chính nhân viên cũng là một ý tưởng giúp nhà Founder có thêm ý tưởng sáng tạo.
3.5 Sử dụng tài nguyên hợp lý
Khi thành lập công ty, người founder cần biết sử dụng tài nguyên một cách hợp lý. Ngoài nguồn vốn và năng lực sẵn có, người founder cần phải có khả năng phát triển dòng tiền mạnh mẽ bằng cách đầu tư hay tìm kiếm các cơ hội sinh lời khác.
3.6 Kiến thức kinh doanh uyên bác
Khi tìm hiểu founder là gì, bạn có thể thấy việc trang bị kiến thức kinh doanh uyên bác là điều vô cùng cần thiết. Để thành lập công ty, nhà sáng lập phải am hiểu kiến thức từ tiếp thị sản phẩm đến quản lý hoạt đồng và kiến thức về từng bộ phận trong Doanh nghiệp.
Sở hữu thêm bằng cấp về nghiên cứu kinh doanh hoặc bằng MBA về một lĩnh vực khác sẽ giúp Founder tích lũy thêm nhiều năng lực cần thiết trước khi thành lập và điều hành công ty.
3.7 Khả năng quan sát tốt
Founder phải là người có khả năng quan sát tốt. Sự quan sát, nhìn nhận và đánh giá đúng nhân sự sẽ giúp cho Founder tổ chức tốt bộ máy quản lý. Không chỉ vậy khả năng quan sát tinh tường và nhạy bén sẽ giúp cho Founder nhìn ra nhu cầu của xã hội và phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
4. 5 Lời khuyên giúp bạn trở thành một Founder tốt
Nếu bạn đã hiểu Founder là gì và muốn trở thành một Founder tốt, đừng bỏ qua 5 lời khuyên hữu ích mà Fastdo sắp chia sẻ dưới đây:
4.1 Trải nghiệm công việc tại các công ty startup
Các công ty mới khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn. Khi tham gia vào bộ máy của công ty bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm quý giá cùng công ty vượt qua nhiều thăng trầm. Bạn cũng sẽ học hỏi được cách xử lý rủi ro, quản lý công việc từ người founder.
Hơn nữa, đây là cơ hội tốt để bạn đảm nhận vai trò quan trọng trong một tổ chức, học cách làm việc đa nhiệm hơn và bước ra khỏi vùng an toàn. Việc học hỏi những kỹ năng cũng như cách xử lý rủi ro của công ty trong giai đoạn này là kinh nghiệm quý giá để vận dụng vào chính Doanh nghiệp của bạn sau này.
4.2 Tham gia các khóa học đào tạo Doanh nhân
Để trở thành một founder tốt, không chỉ dựa vào ưu điểm và sở thích cá nhân mà còn phải đòi hỏi ở bạn sự tích lũy các kiến thức và kỹ năng quan trọng thường xuyên. Chính bởi vậy, việc tham gia vào các khóa học đào tạo Doanh nhân sẽ giúp bạn đạt được những điều đó.
Tuy các khóa học không thể thay thế những trải nghiệm thực tế nhưng chúng sẽ trang bị cho bạn các năng lực cần thiết đối với một doanh nhân. Đây chính là hành trang cần thiết giúp bạn trở thành một founder thực thụ.
Tham gia khóa học đào tạo Founder
4.3 Tinh thần không ngại khó
Một Doanh nghiệp khi mới hình thành sẽ gặp rất nhiều khó khăn và một người Founder bản lĩnh sẽ không ngại bất kỳ thử thách nào. Người sáng lập phải luôn cố gắng, nỗ lực, biết cách tự động viên tinh thần và vượt qua áp lực để giúp công ty đạt được những mục tiêu to lớn.
4.4 Tìm kiếm cho bản thân những mentor phù hợp
Để trở thành một founder giỏi, bạn rất cần có một người mentor cho mình. Người này sẽ giúp bạn nhìn nhận các vấn đề và tư vấn giải pháp. Bạn có thể tìm thấy Mentor của mình là chuyên gia ở các khóa học về kinh doanh, những buổi giao lưu xã hội. Đôi khi mentor lại chính là những đồng nghiệp và người thân của chính bạn.
4.5 Có bản kế hoạch xây dựng Doanh nghiệp, thương hiệu chi tiết
Việc lập kế hoạch chi tiết cho Doanh nghiệp là bước vô cần thiết của các nhà sáng lập. Bản kế hoạch càng cụ thể và chi tiết sẽ giúp cho Founder biết rõ được từng bước đi trong quá trình xây dựng Doanh nghiệp. Dựa vào đó, Founder cũng nhìn nhận được những thiếu sót và có phương án phù hợp để giải quyết rủi ro.
4.6 Cập nhật tin tức thường xuyên
Những thông tin nổi bật về xu hướng, thị trường, chính trị liên quan đến sự vận hành của Doanh nghiệp cần được Founder cập nhật thường xuyên, nhanh chóng. Việc này giúp cho người Founder có cái nhìn tổng quan về thị trường, đối thủ, tìm thấy cơ hội và hạn chế rủi ro một cách tối đa.
5. Phân biệt Founder với các thuật ngữ dễ nhầm lẫn khác
Founder trong tổ chức thường bị nhầm lẫn với các thuật ngữ khác. Sau đây, Fastdo sẽ giúp bạn phân biệt Founder với CEO, Co-Founder và Owner.
5.1 Phân biệt Founder với Co-Founder
Founder và Co-Founder là hai thuật ngữ dễ nhầm lẫn bởi cách gọi tên tương đồng. Vậy Founder và Co-Founder khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây.
5.1.1 Co-Founder là gì?
Co-Founder là thuật ngữ chỉ người đồng sáng lập. Tùy vào mô hình của công ty mà có bao nhiêu nhà sáng lập cùng hợp tác. Thông thường, người góp vốn nhiều nhất sẽ được gọi là Founder, những người góp vốn ít hơn sẽ được gọi là Co-Founder.
5.1.2 Những phẩm chất cần có của một Co-Founder
Những phẩm chất cần có của một Co-Founder bao gồm:
- Sở hữu những năng lực bổ trợ cho Founder: Một Co-Founder lý tưởng là người sở hữu những năng lực mà Founder còn thiếu sót. Điều này giúp cho các nhà sáng lập có thể cùng hợp tác nhịp nhàng để đưa Doanh nghiệp phát triển.
- Chung tầm nhìn với Founder: Co-Founder phải là người có cùng chung chí hướng, có niềm tin mãnh liệt vào Founder và Doanh nghiệp. Nếu không, họ sẽ rất khó để kết hợp làm việc và xảy ra nhiều tranh luận, cãi vã.
- Tuyệt đối minh bạch và trung thành: Bên cạnh Founder, Co-Founder cũng chính là người nắm rõ mọi chiến lược, kế hoạch xây dựng phát triển công ty. Do đó, những đồng sáng lập phải tuyệt đối trung thành, thẳng thắn và là một người cộng sự lý tưởng của Founder.
5.1.3 Sự khác nhau giữa Founder và Co-Founder
Để hiểu rõ hơn về Founder và Co- Founder, bạn có thể theo dõi bảng phân tích dưới đây:
Tiêu chí so sánh | Founder | Co- Founder |
Điểm giống nhau |
Đều là thuật ngữ dùng trong kinh doanh để chỉ nhà sáng lập ra một công ty, tổ chức hay Doanh nghiệp. |
|
Điểm khác nhau |
||
Công việc chính | – Đưa ra ý tưởng, chiến lược phát triển Doanh nghiệp.
– Quyết định đường lối cho Doanh nghiệp. – Đại diện cho Doanh nghiệp kêu gọi đầu tư. |
– Dựa vào ý tưởng của Founder để nêu đề xuất.
– Tham mưu cùng Founder. – Điều phối các hoạt động trong tổ chức cùng Founder. |
Tính trách nhiệm | – Là người chịu trách nhiệm chính cho sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. | – Chỉ đóng góp vai trò hỗ trợ, không chịu trách nhiệm chính. |
Quyền quyết định | – Là người quyết định chính thức tất cả vấn đề trong Doanh nghiệp. | – Không có quyền quyết định những việc quan trọng, chỉ có quyền quyết một số hạng mục nhất định trong tổ chức. |
5.2 Phân biệt Founder với CEO
Founder và CEO là hai khái niệm dễ dàng bị nhầm lẫn trong tổ chức. Cùng Fastdo khám phá sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này nhé!
5.2.1 Vai trò của Founder trong Doanh nghiệp
Trong Doanh nghiệp, Founder là người giữ vai trò quan trọng, chi tiết như sau:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh của Doanh nghiệp:
Founder cần phải đảm bảo rằng đã lên kế hoạch kinh doanh một cách kỹ lưỡng và những phương án đề phòng trong nhiều trường hợp. Một bản kế hoạch hoàn hảo sẽ bao gồm: Tóm tắt điều hành, mô tả tình hình kinh doanh, bản phân tích thị trường và sản phẩm, kế hoạch hoạt động, tài chính và chiến lược marketing.
- Thiết lập Viễn cảnh và Sứ mệnh của tổ chức:
Công ty được thành lập dựa trên ý tưởng của người founder về sản phẩm hoặc dịch vụ để cung cấp đến khách hàng. Trong quá trình lên ý tưởng, người founder cần phải xác định được sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng giúp gắn kết các nhân viên nhằm mang lại sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Thành lập Ban Hội đồng quản trị của Doanh nghiệp:
Trong giai đoạn thành lập, founder là người đảm nhận nhiệm vụ xác định loại cơ quan quản lý hoặc hội đồng quản trị mà Doanh nghiệp nên có cùng các thành viên trong đó. Dựa vào đó, Founder có thể giám sát mối quan hệ giữa ban hội đồng và công ty.
- Tuyển dụng đội ngũ điều hành của tổ chức:
Để Doanh nghiệp hoạt động và phát triển hiệu quả, founder cần tìm kiếm và tuyển dụng đội ngũ điều hành cho tổ chức. Founder có thể bắt đầu tuyển dụng một nhóm có khả năng giám sát các mảng quan trọng của công ty. Bên cạnh đó là người hỗ trợ cùng nhân viên thực hiện sản phẩm, cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
- Chịu trách nhiệm về vốn góp ban đầu (Initial Capital)
Người Founder cũng là người chịu trách nhiệm chính về các khoản vốn cho Doanh nghiệp. Họ chính là người đứng ra đăng ký khoản vay, xin tài trợ, kêu gọi đầu tư vào Doanh nghiệp. Đôi khi, Founder cũng phải sử dụng tài khoản cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
5.2.2 Vai trò của CEO trong Doanh nghiệp
Vừa rồi, bạn đã hiểu được vai trò của Founder trong Doanh nghiệp. Sau đây, Fastdo sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc vai trò của CEO trong tổ chức:
- Là bộ mặt của Doanh nghiệp:
CEO là người phát ngôn của công ty, họ chịu trách nhiệm chính về mặt truyền thông cho Doanh nghiệp. Thương hiệu cá nhân của CEO vô cùng quan trọng bởi nó gắn liền với hình ảnh của Doanh nghiệp.
- Giám sát toàn bộ hoạt động của công ty
CEO sẽ giám sát toàn bộ hoạt động của Doanh nghiệp và là người có quyền quyết định cuối cùng về phương thức hoạt động của công ty. Nhằm mang đến cho khách hàng của Doanh nghiệp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, CEO sẽ tham gia vào chiến lược hoạt động công ty và quyết định tuyển dụng nhân sự quan trọng.
- Duy trì mối quan hệ với Hội đồng quản trị:
Giám đốc điều hành đóng vai trò là người kết nối giữa Hội đồng quản trị và Doanh nghiệp. Người giám đốc điều hành sẽ cập nhật kết quả kinh doanh đến Hội đồng quản trị. Từ đó Hội đồng quản trị nắm được tình hình hoạt động của công ty và hướng dẫn CEO về các quyết định kinh doanh của họ.
- Theo dõi hoạt động của công ty:
CEO cũng là người phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, đảm bảo các mục tiêu đã đề ra. Giám đốc điều hành sẽ là người tìm ra nguyên nhân, cố vấn về giải pháp chiến lược nếu nhân sự không hoàn thành mục tiêu.
5.2.3 CEO và Founder có nên là cùng một người?
Sau khi tìm hiểu vai trò của CEO và Founder là gì, nhiều người sẽ băn khoăn rằng CEO và Founder có nên để một người đảm nhận. Sự thật là không có câu trả lời cụ thể có nên hay không mà còn phụ thuộc vào mô hình công ty và kỹ năng của người Founder.
Doanh nghiệp nhỏ, mới startup hoặc mô hình hoạt động không có nhiều quy trình thì Founder và CEO có thể là cùng một người. Còn đối với công ty có mô hình hoạt động lớn, đa lĩnh vực, người Founder nhận thấy chưa đủ bộ kỹ năng để đảm nhận hết vai trò CEO, họ có thể tìm CEO bên ngoài.
5.3 Phân biệt giữa Founder và Owner
Owner là từ chỉ người chủ sở hữu của công ty. Owner có thể là một nhưng cũng có thể là nhiều người vì cùng góp vốn. Owner có thể chính là Founder của Doanh nghiệp nếu họ có đủ các yếu tố để điều hành công ty. Nhưng nếu họ chỉ muốn kinh doanh và không tham gia vào hoạt động của Doanh nghiệp, họ có thể thuê một Founder ở bên ngoài về làm việc.
6. 3 Founder nổi tiếng trên thế giới
Sau khi cung cấp tới quý vị đầy đủ thông tin về Founder là gì, Fastdo muốn giới thiệu tới bạn 3 Founder nổi tiếng trên thế giớ, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về Founder và có thêm kinh nghiệm để xây dựng Doanh nghiệp cho riêng mình.
6.1 Steve Jobs – Founder của Apple
Sự thành công vang dội của Apple cũng như danh tiếng của Steve Jobs là điều mà bất cứ ai cũng đều khao khát. Tại Apple, Steve Jobs từng đảm nhận hai vai trò là Founder và CEO.
- Đối với vai trò là Founder:
Jobs tập trung vào việc nghiên cứu, đầu tư cải tiến sản phẩm với thiết kế bắt mắt hơn. Ông thách thức mọi đối thủ công nghệ bằng những thiết kế chuẩn mực dành cho tất cả các sản phẩm của Apple.
Steve Jobs không chỉ truyền cảm hứng sáng tạo cho đội ngũ nhân viên của mình mà còn cho những người đam mê công nghệ khắp nơi trên thế giới. Nhờ có người founder tài ba này, Apple đã trở thành thương hiệu có hệ thống bán lẻ độc quyền chuyên nghiệp, chỉ bán sản phẩm Apple.
- Đối với vai trò CEO:
Với vai trò CEO, Steve Jobs đã thể hiện tầm nhìn và chiến lược sáng suốt định hình lại ngành công nghệ. Ông thay đổi phương pháp tiếp cận và mang đến cho khách hàng cảm xúc tích cực khi được trải nghiệm sản phẩm Apple một cách chân thực.
Cũng chính ông đã phát triển các sản phẩm về hệ thống điều khiển chuột, click và giao diện đồ họa khi nhìn ra tiềm năng thương mại to lớn của của chúng.
6.2 Mark Zuckerberg – Founder của Facebook
Mark Zuckerberg vừa giữ vai trò là Founder và CEO của Facebook. Phương châm làm việc của ông là chỉ tập trung vào một số vấn đề quan trọng và hành động nhanh chóng. Ông xây dựng một đội ngũ tinh nhuệ để giúp ông triển khai kế hoạch một cách hiệu quả.
Mark Zucker thể hiện quan điểm một nhà sáng lập cũng nên chính là người giám đốc điều hành. Bởi chính founder sẽ là người hiểu rõ nhất lý do công ty thành lập và chỉ họ mới có đủ tín nhiệm để đưa ra những quyết định quan trọng một cách chính xác.
Vì vậy, trong vai trò một founder, ông luôn kiên định với mục tiêu tạo một thế giới mở và liên kết hơn bằng facebook.
6.3 René Lacoste – Founder của Lacoste
Thương hiệu thời trang nổi tiếng Lacoste không được thành lập bởi một nhà thiết kế mà bởi một tay quần vợt người Pháp – René lacoste
Ý tưởng thành lập công ty của ông dựa trên nhu cầu thiết yếu dành cho những tay vợt thời đó. Họ thường cảm thấy khó chịu khi phải mặc áo sơ mi dài tay chơi tennis. Nắm bắt được tâm lý chung, René lacoste đã tự may cho mình một chiếc áo sơ mi ngắn tay và mang nó khi thi đấu.
Từ đó, hình ảnh một René tự tin và thoải mái trong chiếc áo sơ mi ngắn tay khi thi đấu quần vợt đã khắc sâu vào tâm trí người yêu thể thao. Nó trở thành một xu hướng thời trang mới cùng với logo “cá sấu” – biệt danh của René vì anh luôn biết tận dụng sơ hở của đối thủ dành chiến thắng.
René lacoste nắm bắt rất nhanh cơ hội đó, ông thành lập Lacoste – công ty thời trang chuyên sản xuất áo sơ mi chơi thể thao.
Với những chia sẻ trên, Fastdo mong rằng bạn đã hiểu Founder là gì cùng với những đặc điểm, phẩm chất của một người Founder. Hy vọng, sau bài viết trên, mỗi bạn sẽ có cho mình định hướng và kế hoạch riêng để trở thành một Founder tài ba trong tương lai.