Bạn đang thắc mắc chứng chỉ PMP là gì và ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội thăng tiến sự nghiệp trong tương lai? Bài viết dưới đây của Fastdo sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc trên và cung cấp thêm những thông tin liên quan đến chứng chỉ PMP. Cùng theo dõi nhé!
1. Chứng chỉ PMP là gì?
Chứng chỉ quản lý dự án PMP (Project Management Professional Certificate) là một chứng chỉ quốc tế công nhận một người có kiến thức và kỹ năng dẫn dắt một dự án do Viện Quản lý dự án Hoa Kỳ phát hành. Trên thực tế, chứng chỉ này được cung cấp cho các chuyên gia quản lý dự án đa ngành nghề như công nghệ thông tin, xây dựng…
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công
2. Lợi ích khi có chứng chỉ PMP
Hiện nay, việc sở hữu chứng chỉ quản lý dự án PMP khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp là một lợi thế vô cùng to lớn. Ngoài ra, chứng chỉ PMP còn đem lại cho bạn nhiều lợi ích như:
- Có cơ hội làm việc với các dự án nước ngoài: Việc sở hữu chứng chỉ này sẽ chứng tỏ với công ty là bạn đã có hệ thống kiến thức chuẩn. Nhờ đó, chắc chắn bạn sẽ có ưu thế hơn về cơ hội thăng tiến trong công việc và được làm việc với các dự án nước ngoài.
- Được tiếp cận, giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia khác: Ngoài việc có thể tham gia vào các dự án mang tầm quốc tế, chứng chỉ còn giúp bạn mở rộng mối quan hệ và giúp ích rất nhiều cho công việc.
- Cơ sở đánh giá: Chứng chỉ sẽ làm cơ sở để đánh giá khả năng và trình độ làm việc của bạn.
- Mức thu nhập tốt hơn: Sở hữu chứng chỉ quản lý dự án sẽ giúp bạn có được một công việc tốt hơn. Từ đó, mức thu nhập của bạn sẽ cao hơn so với những người không có tín chỉ.
3. Đối tượng nên thi chứng chỉ PMP
Nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng dưới đây thì việc thi chứng chỉ quản lý dự án PMP là rất cần thiết nếu muốn phát triển sự nghiệp.
3.1 Người quản lý, phụ trách dự án
Nhóm đối tượng đầu tiên cần thi chứng chỉ PMP là những người quản lý, phụ trách dự án. Đây là những người chuyên phụ trách công việc quản lý dự án và cần phải tích lũy số giờ thực hiện dự án để đủ điều kiện thi chứng chỉ. Nhiều cơ hội thăng tiến sẽ đến với nhóm đối tượng này nếu sở hữu chứng chỉ quản lý dự án.
3.2 Người đang làm việc trong nhóm dự án
Nhóm thứ hai là những đối tượng đang làm việc trong nhóm dự án để tích lũy kinh nghiệm. Mặc dù không được tính vào số giờ thực hiện dự án mà PMI yêu cầu nhưng những kinh nghiệm trong quá trình làm việc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc tương lai.
3.3 Người muốn làm việc tại vị trí quản lý, giám đốc
Việc đạt được chứng chỉ PMP và nắm được tất cả kiến thức chuẩn trong khóa học sẽ mở ra nhiều cơ hội làm việc tuyệt vời cho bạn, nhất là khi bạn đang muốn trở thành giám đốc hoặc quản lý của một doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần phải áp dụng thuần thục những kiến thức đã học cùng với kinh nghiệm tính lũy nhiều năm khi đảm nhiệm vị trí này.
4. Điều kiện thi chứng chỉ PMP là gì?
Dưới đây là 2 điều kiện cần có để tham gia thi chứng chỉ PMP:
- Nếu đã tốt nghiệp đại học: Có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong việc quản lý dự án. Ngoài ra, số giờ quản lý dự án phải đủ 4.500 giờ và số giờ tham gia khóa học được PMI phê duyệt là 35 giờ.
- Nếu tốt nghiệp trung học phổ thông: Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong quản lý dự án và số giờ quản lý dự án phải đủ 7500 giờ. Bên cạnh đó, số giờ tham gia khóa học được PMI phê duyệt phải đạt 35 giờ.
5. Tổng quan về kỳ thi Project Management Professional
Để có thể tham gia kỳ thi Project Management Professional, bạn cần phải tìm hiểu kỹ những thông tin cần thiết về kỳ thi. Fastdo sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về kỳ thi này qua nội dung dưới đây:
5.1 Hồ sơ dự thi
Bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ dự thi đầy đủ các loại giấy tờ dưới đây:
- Bằng cử nhân/kỹ sư
- Hồ sơ mô tả 3 năm kinh nghiệm quản lý dự án đối với đối tượng đã tốt nghiệp đại học hoặc 5 năm kinh nghiệm làm quản lý dự án đối với đối tượng tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Chứng nhận có 35 giờ học do PMI phê duyệt.
5.2 Thời gian, địa điểm, lệ phí thi chứng chỉ PMP
Trước khi đăng ký tham gia dự kỳ thi PMP, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về thời gian, địa điểm và lệ phí thi:
- Thời gian và địa điểm thi: Bạn có thể truy cập vào https://www.prometric.com/PM để tra cứu thời gian thi. Nếu bạn ở Hà Nội thì sẽ thi tại Trung tâm Khảo thí IPMAC, ngõ 78 Duy Tân, Cầu Giấy. Còn địa điểm thi tại TP. HCM là ở Nhất Nghệ ở đường Hoàng Văn Thụ – TP.HCM.
- Lệ phí thi: Nếu bạn thi lần đầu thì sẽ mất phí thi là 555 $, còn trường hợp thi lại sẽ mất phí là 375$. Bạn có thể truy cập tại https://pmi.org để nộp tiền bằng thẻ tín dụng.
5.3 Cấu trúc bài thi PMP
Bài thi PMP sẽ diễn ra trong 230 phút với cấu trúc như sau:
- Bao gồm 180 câu với nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
- Chỉ tính điểm 175 câu, 5 câu còn lại chỉ làm vì mục đích thống kê của PMI.
- Có 2 lần giải lao, mỗi lần 10 phút.
- Kỳ thi sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực là People (Con người) chiếm 42%, Process (Quy trình) chiếm 50% và Business Environment (Môi trường kinh doanh) chiếm 8% trong bài thi.
5.4 Nhận thông báo kết quả
Sau khi hoàn thành bài thi, bạn sẽ nhận được ngay thông báo về kết quả:
- Khi bạn hoàn thành xong 4 giờ thi trên máy tính, kết quả sẽ hiển thị pass/fail.
- Kết quả sẽ được in ra giấy và gửi cho bạn sau khi thi xong.
- Kết quả không thông báo điểm cụ thể mà chỉ đánh giá theo thang Above Target / Target / Below Target / Needs Improvement ở mỗi Domain như: Initiating, Planning, Executing, Monitoring and Controlling, Closing.
>>> ĐỌC NGAY: TOP 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên
5.5 Thời hạn chứng chỉ và cách duy trì
Dưới đây là thông tin về cách duy trì và thời hạn sử dụng của một chứng chỉ quản lý dự án PMP mà bạn cần nắm rõ:
- Khi đã đạt được chứng chỉ thì bạn sẽ phải tham gia vào chương trình “Yêu cầu duy trì chứng chỉ” của PMI.
- PMP có giá trị trong 3 năm và trong 3 năm đó bạn phải tham gia các hoạt động để lấy được thấp nhất 60 Professional Development Units.
- Bạn có thể tích lũy PDUs ngay sau khi pass chứng chỉ để lấy luôn được sử dụng trong thời hạn 6 năm.
5.6 Hỗ trợ ngôn ngữ
Bạn có thể dùng bằng tiếng mẹ đẻ của mình để dự thi bởi vì hệ thống PMI sẽ hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một số ngôn ngữ được hỗ trợ gồm Arabic, Indonesian, Brazilian, Italian, Japanese, Chinese, Korean, French, Russian, German, Spanish…
6. Luyện thi chứng chỉ PMP như thế nào?
Dưới đây là nội dung hướng dẫn cho kỳ thi PMP mà bạn cần nắm rõ:
6.1 Chuẩn bị kiến thức
Kỳ thi PMP chú trọng và xoay quanh 3 nội dung là kiểm tra kiến thức, khả năng phân tích tình huống và khả năng vận dụng kiến thức vào quản lý dự án. Các câu hỏi sẽ liên quan đến Input, Output và công thức tính toán trong sách PMBOK. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nắm bắt cấu trúc chuẩn của bài PMI mỗi khi thay đổi để chuẩn bị thật tốt.
6.2 Tài liệu và thời gian luyện thi
Ngày nay, việc tìm tài liệu để thi PMP không quá khó vì hầu như đều đã được chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên, không phải tài liệu nào cũng có những kiến thức sát với đề thi. Một số tài liệu nổi tiếng mà bạn nên lựa chọn để luyện thi là PMBOK, Headfirst, Rita fast track. Bạn có thể tìm mua tại các nhà sách lớn hoặc tìm trên các trang web để tải các EBOOK hay PDF.
7. Bí quyết ôn luyện thi đỗ ngay lần đầu
Dù bạn bận phải quản lý nhiều dự án và không có nhiều thời gian ôn thi nhưng khi đã nắm được một số bí quyết ôn luyện sau thì chắc chắn cơ hội đỗ sẽ được nâng cao:
- Lên kế hoạch và có thời gian cụ thể để ôn tập.
- Nội dung ôn luyện phải bám sát với cấu trúc đề thi qua các ebook đã được giới thiệu ở trên. Nếu cần thiết thì bạn cũng nên học một khóa luyện thi PMP.
- Sử dụng phần mềm MBOOK để tra cứu lại kiến thức.
- Thi thử qua các bài test giả lập để tự kiểm tra kiến thức của bản thân.
>>>> TÌM HIỂU NGAY:
- 9 bước lập kế hoạch kinh doanh chuẩn, chi tiết A – Z [Kèm mẫu]
- Sơ đồ PERT là gì? Cách xây dựng sơ đồ mạng lưới PERT
- Onboarding là gì? Quy trình xây dựng On-Boarding hiệu quả
Trên đây là những thông tin về chứng chỉ PMP và các vấn đề liên quan đến chứng chỉ này. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị cho kỳ thi PMP sắp tới. Fastdo chúc bạn sẽ đạt được chứng chỉ và có cơ hội thăng tiến trong công việc sau này. Cảm ơn vì đã đọc bài viết!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: support@fastdo.vn
- Website: https://fastdo.vn/