Đơn xin chuyển công tác được sử dụng rộng rãi trong môi trường làm việc, khi người lao động có mong muốn ngừng hoạt động tại vị trí hiện tại để chuyển sang một vị trí khác trong công ty hoặc một chi nhánh khác. Bạn đang làm hồ sơ chuyển công tác? Bạn đã biết các thủ tục, nội dung trong văn bản này?
Luân chuyển công tác là hoạt động phổ biến ở các doanh nghiệp – Ảnh: Internet
Thông thường, giữa người lao động và doanh nghiệp luôn có sự ràng buộc bằng hợp đồng lao động, đòi hỏi hai bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đã được thảo luận. Tuy nhiên, có nhiều lý do cả khách quan và chủ quan mà bạn muốn được luân chuyển đến nơi khác làm việc. Trường hợp này muốn được giải quyết nhanh chóng cần đơn xin chuyển công tác. Cùng Kynangchamsockhachhang.edu.vn tìm hiểu về nội dung cần thể hiện trong văn bản này nhé.
Nội dung đơn xin chuyển công tác
Để đơn xin chuyển công tác được duyệt nhanh chóng, người viết cần đảm bảo sự ngắn gọn, trung thực và chính xác, ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, rõ ràng và đầy đủ những nội dung sau:
- Phần mở đầu bao gồm quốc ngữ, tiêu đề, kính gửi… không thể thiếu trong bất kỳ đơn từ nào, và đơn xin chuyển công tác cũng không phải ngoại lệ.
- Thông tin người làm đơn: Họ tên, chức vụ, nơi công tác, thâm niên làm việc…
- Lý do chuyển công tác: Đây là phần quan trọng nhất, vì vậy bạn cần trau chuốt cẩn thận, chắc chắn rằng lý do bạn đưa ra hợp lý để cấp Quản lý cân nhắc cũng như ký duyệt mong muốn của bạn.
- Địa điểm làm việc mới, vị trí/ chức vụ.
- Cam kết hoàn thành nhiệm vụ, cảm ơn cấp Quản lý và hy vọng được duyệt đơn trong thời gian sớm nhất.
- Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
Soạn đơn xin chuyển công tác cũng cần chỉn chu để thể hiện sự chuyên nghiệp – Ảnh: Internet
Thủ tục luân chuyển công tác
Bên cạnh mẫu đơn xin chuyển công tác đã được sự đồng ý của đơn vị quản lý, bạn cần bổ sung thêm các loại giấy tờ bắt buộc sau:
- Văn bản đồng ý tiếp nhận tại đơn vị người lao động muốn chuyển đến.
- Bản sao các loại văn bằng, chứng chỉ.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hành chính và dán ảnh của người lao động.
- Bản sao xác nhận chế độ lương, phúc lợi mà người lao động được hưởng.
- Bản sao các loại giấy tờ: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…
Người lao động làm gì tại nơi công tác mới?
Việc luân chuyển công tác cũng giống như một hình thức khác của nhảy việc, bạn phải làm quen với mức độ, tính chất công việc cũng như đồng nghiệp mới. Tuy nhiên, so với di chuyển đến một môi trường hoàn toàn khác thì việc luân chuyển nội bộ cũng có nhiều lợi thế hơn. Bạn đã quen với văn hóa chung của doanh nghiệp, hiểu rõ quy trình làm việc… nên từ đó bạn hòa cùng công việc nhanh hơn.
Dù vậy, để phát triển tại nơi làm việc mới, bạn cần chuẩn bị tâm lý cũng như nỗ lực hết mình để gặt hái thành công bằng cách:
- Khéo léo giao tiếp với đồng nghiệp kể cả trong công việc lẫn những khía cạnh khác.
- Biết nắm bắt cơ hội, vận dụng nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng mềm để giải quyết vấn đề. Từ đó, bạn thể hiện được năng lực cá nhân và ghi điểm với cấp trên.
- Bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn để đáp ứng với công việc mới.
Bạn cần bổ sung kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc mới – Ảnh: Internet
Đơn xin chuyển công tác không chỉ giúp bạn sớm đạt được ý nguyện luân chuyển vị trí, địa điểm làm việc mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp của người lao động. Thông tin mà Chefjob vừa chia sẻ sẽ giúp bạn luôn nắm chắc nội dung, quy trình, cách thức thực hiện để làm việc hiệu quả tại nơi làm việc mới.
Tin liên quan
5 Lý Do Luân Chuyển Nội Bộ Giúp Bạn Thăng Tiến Nhanh Hơn
Đơn Xác Nhận Công Tác – Viết Sao Cho Chuẩn?