Niềm tin giới hạn là những một suy nghĩ hoặc trạng thái tinh thần ngăn cản bạn làm một số việc nhất định. Nó kìm hãm năng lực thực tế, cản trở bạn cố gắng hoặc làm suy yếu những nỗ lực và mối quan hệ của bạn. Niềm tin giới hạn hình thành như một phần trong quá trình phát triển tự nhiên của bất kỳ ai. Tìm hiểu ngay về niềm tin giới hạn và cách bạn có thể vượt qua chúng ở bài viết dưới đây của Fastdo nhé!
1. Định nghĩa của niềm tin giới hạn
Niềm tin giới hạn (hay Limiting Beliefs) là những câu chuyện chúng ta tự nói với bản thân về việc chúng ta là ai, khiến chúng ta không chắc chắn, thiếu sự tự tin về khả năng của bản thân. Niềm tin giới hạn thường nằm trong tiềm thức. Chúng ta thậm chí không biết mình có chúng cho đến khi có ai đó chỉ ra cho chúng ta.
Đặc biệt, những niềm tin này không phải lúc nào cũng là về bản thân bạn. Chúng có thể là cách thế giới vận hành, ý tưởng và cách bạn tương tác với mọi người. Chúng xuất hiện từ lúc bạn còn nhỏ, sau đó sẽ phát triển, đi theo bạn suốt cuộc đời.
Niềm tin giới hạn có thể ngăn bạn làm những việc quan trọng như xin được một công việc mơ ước, tìm kiếm các mối quan hệ để trở thành con người mình muốn. Nó là rào cản lớn khiến bạn chùn bước mỗi khi gặp khó khăn, hạn chế bạn phát huy hết tiềm năng. Nó đặt ra ranh giới và giới hạn cho mọi thứ trong cuộc sống và khiến bạn bị kẹt trong vùng an toàn của mình.
Tuy nhiên, niềm tin giới hạn đôi khi có thể giúp chúng ta hạn chế những sai lầm có thể mắc phải. Ví dụ, bạn có niềm tin ăn cắp là sai trái nên đã ngăn cản bản thân thực hiện. Trên thực tế, điều đó sẽ có ích nếu mỗi người hiểu và thực hiện những điều đúng với chuẩn mực xã hội.
Niềm tin giới hạn đôi khi là rào cản của sự thành công
2. Bản chất của niềm tin giới hạn
Dưới góc độ tâm lý học, bộ não của con người được kết nối để bảo tồn năng lượng. Chúng ta tìm kiếm sự chắc chắn trong thói quen, các mối quan hệ và công việc của mình. Chúng ta thường không thích rủi ro và không muốn thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Vì vậy, chúng ta chỉ đầu tư năng lượng vào hành động khi chúng ta tin rằng nó sẽ mang lại kết quả.
Khi chúng ta không tin mình có thể đạt được kết quả – khi chúng ta không có niềm tin sâu sắc vào bản thân – chúng ta bỏ cuộc trước khi bắt đầu. Chúng ta không nỗ lực hết mình. Chúng ta phá hoại thành công của chính mình. Đó chính là cách niềm tin giới hạn hình thành.
Nói cách khác, niềm tin giới hạn là hệ quả của những nỗ lực của não bộ để bảo vệ bạn khỏi những cơn đau không mong muốn. Các cơn đau này có thể bắt nguồn từ các sự việc, trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ và tiềm thức của bạn đã ghi nhớ chúng. Bạn sợ những nỗi đau tương tự, sống khép mình và hình thành niềm tin giới hạn như 1 cơ chế phòng vệ, để bạn không làm tổn thương chính mình một lần nữa.
Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy bấm vào ảnh để đăng ký dùng thử fCheckin ngay hôm nay.
3. Niềm tin giới hạn bắt nguồn từ đâu?
Niềm tin giới hạn không tự nhiên mà có, chúng được hình thành từ những tác động và trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Các yếu tố như giá trị và niềm tin gia đình, trải nghiệm cuộc sống và quá trình giáo dục đều góp phần định hình nên những niềm tin này.
3.1 Giá trị và niềm tin của gia đình
Chúng ta, hình thành, phát triển và củng cố bộ niềm tin giới hạn của mình một phần dựa trên những gì chúng ta học được từ gia đình. Bởi lẽ, những quy tắc, chuẩn mực của ông bà, cha mẹ và người thân tác động mạnh mẽ lên cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới.
Chẳng hạn, cha mẹ luôn nhấn mạnh rằng chỉ có công việc văn phòng và việc học đại học mới là con đường dẫn đến thành công. Họ thường xuyên nói với bạn rằng “Muốn có tương lai sáng lạn, con phải học thật giỏi và làm việc trong văn phòng”.
Vì vậy, bạn có thể tin rằng mình không thể thành công nếu không có bằng đại học hoặc không làm việc trong môi trường văn phòng, dù bạn có đam mê và khả năng ở những lĩnh vực khác như nghệ thuật, thể thao, hay kinh doanh.
3.2 Trải nghiệm cuộc sống
Bất kỳ trải nghiệm nào bạn có trong cuộc sống đều để lại ấn tượng và dẫn đến việc hình thành các niềm tin. Những kết luận mà bạn rút ra từ các trải nghiệm sẽ quyết định những gì bạn chọn làm trong tương lai.
Chẳng hạn, bạn từng bị từ chối khi mời ai đó đi chơi hoặc khi tham gia vào một nhóm bạn mới. Do đó, bạn có thể hình thành niềm tin giới hạn rằng mình không hấp dẫn hoặc không được người khác yêu quý nên mới bị từ chối trong quan hệ xã hội. Bạn tin rằng mình không giỏi kết bạn, do đó ngại ngùng và tránh né các tình huống xã hội hay các buổi tiệc đông người.
3.3 Giáo dục
Bất kỳ ai mà bạn học hỏi theo, dù là giáo viên, gia đình hay bạn bè, đều ảnh hưởng đến những gì bạn tin là sự thật. Nếu người dạy bạn là người mà bạn ngưỡng mộ và tôn trọng, bạn sẽ càng dễ tin tưởng mọi điều họ nói.
Giả dụ bạn học trong một hệ thống giáo dục cứng nhắc, nơi mà mọi thứ được giảng dạy theo một khuôn mẫu cố định và không khuyến khích sự sáng tạo hoặc tư duy phản biện. Do đó, bạn có thể bắt đầu tin rằng mọi vấn đề đều có một câu trả lời đúng duy nhất và không dám nghĩ khác đi hoặc thử những cách tiếp cận mới. Niềm tin giới hạn của bạn trong trường này có thể là “Tôi chỉ nên làm theo những gì đã được dạy, vì đó là cách duy nhất để đúng”.
4. Các loại niềm tin giới hạn phổ biến và biểu hiện của nó
Nhìn chung, có 3 loại niềm tin giới hạn khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân, xã hội và cuộc sống. Dưới đây là tổng hợp chi tiết từng loại niềm tin giới hạn và biểu hiện cụ thể của chúng, nhằm giúp bạn nhận diện và vượt qua những rào cản vô hình này.
4.1 Niềm tin giới hạn về bản thân
Niềm tin giới hạn về bản thân là loại niềm tin giới hạn phổ biến mà nhiều người thường mắc phải. Đó là những suy nghĩ hoặc niềm tin tiêu cực mà một người tự áp đặt lên chính mình, dẫn đến việc họ tự đặt ra các giới hạn không cần thiết và ngăn cản bản thân đạt được tiềm năng tối đa.
Những niềm tin này thường không dựa trên thực tế mà xuất phát từ những trải nghiệm tiêu cực, định kiến, hoặc những giá trị và niềm tin mà họ tiếp nhận từ gia đình, xã hội. Dưới đây là những ví dụ, biểu hiện điển hình của niềm tin giới hạn về bản thân thường gặp:
- Tuổi tác: Nhiều người lợi dụng vấn đề tuổi tác để lãng tránh những công việc mà bản thân không muốn thực hiện. Chẳng hạn, nhiều người luôn cho rằng quá già để học và tiếp thu thêm kiến thức mới, kỹ năng mới. Tuy nhiên, đây chính là lời biện minh vô lý khi khiến tuổi tác cản trở sự trau dồi và hoàn thiện về bản thân bạn
- Đặc điểm cá nhân: Sự tự ti, luôn e ngại về yếu điểm của bạn sẽ là lý do lớn nhất kìm hãm con đường tiến tới sự thành công. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không ai là hoàn hảo. Nhưng mỗi người có thể tự biến những điểm hạn chế thành lý do để cố gắng. Thậm chí, khiến điều đó thành động lực để được sống, không ngừng học tập để tiếp thu những kiến thức, hiểu biết mới. Nếu ai cũng im lặng, chấp nhận rằng bản thân không có khả năng làm tốt hơn thì xã hội không thể phát triển, con người sẽ không tiếp cận được sự tân tiến của thế giới.
- Cảm xúc: Cảm xúc thường được sử dụng để làm thước đo, cơ sở cho những niềm tin hạn chế của con người. Tuy nhiên, những điều cần làm để đối phó với niềm tin sai trái này lại luôn bị lãng tránh. Nếu bạn đang cảm thấy buồn chán, hãy ra ngoài và tận hưởng niềm vui của cuộc sống. Nếu bạn đang thắc mắc điều gì đó, hãy hỏi để được giải đáp chứ không nên lảng tránh. Vì vậy, cách tốt nhất để vượt quá chính là đối mặt để giải quyết chứ không phải bỏ mặc và cho qua.
- Không được tán thành/ghi nhận: Xã hội luôn có những chuẩn mực về hành động cho phép và không cho phép con người thực hiện. Mỗi khi đối mặt với khó khăn, thách thức, bạn thường có suy nghĩ người khác nghĩ gì về bản thân. Tuy nhiên, sự thật bạn không phải trung tâm của vũ trụ, bạn không phải tâm điểm của mọi sự chú ý. Và đặc biệt, người xung quanh không đồng tình với việc làm của bạn thì điều đó cũng không quá quan trọng. Bởi vì cuộc sống là của chính bạn, những hành vi đó ảnh hưởng đến cuộc đời bạn chứ không phải của xã hội.
- Định kiến: Tuy xã hội đang không ngừng phát triển nhưng đâu đó phân biệt đối xử và định kiến vẫn luôn tồn tại. Giới tính, chủng tộc, văn hóa luôn là những chủ đề phân biệt chưa bao giờ ngừng hot. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với mỗi người là không để những vấn đề này cản trở sự phát triển của bản thân. Đặc biệt, cách tốt nhất để vượt qua những định kiến không hay chính là nỗ lực và đứng lên bằng chính đôi chân của sự trưởng thành.
- Trở nên đặc biệt: Phần lớn mọi người có định kiến, suy nghĩ rằng giới hạn bản thân chỉ đem đến luồng suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, việc quá hạn chế niềm tin lại có thể khiến nhiều người ảo tưởng quá mức về bản thân. Nhiều lúc bạn nghĩ bản thân khác biệt, bạn quan trọng với mọi người nhưng điều đó không hề tồn tại. Vì thế, hãy ngừng việc tự luyến, ngưng quá đề cao về thực lực, sự hiện diện của bạn. Thay vào đó, hãy luôn phấn đấu để trở thành phiên bản tốt nhất.
- Đã xảy ra: Niềm tin này được thể hiện bằng những suy nghĩ dạng “ai đó đã làm điều đó / ai đó đã thử điều đó / ai đó nói rằng / đã có ai đó làm”. Niềm tin giới hạn đã xảy ra là những sự việc mà con người từ bỏ trước khi có có cơ hội thất bại. Bạn ngại phải đối diện với khó khăn và rồi để lỡ cơ hội thành công.
- Thời gian: Thời gian chính là lý do phổ biến để từ chối một điều gì đó. Bận rộn, không có thời gian,…là sự biện minh cho những lời từ chối vô cớ. Nếu muốn sẽ có cách, còn đã không muốn, ta thường tìm lý do để che giấu sự vô trách nhiệm. Thực tế, điều đó không đủ tầm quan trọng để con người ta chú trọng mà lại bị phớt lờ. Hầu hết, con người đều bị rơi vào thói quen an toàn, dành thời gian cho những điều phiền nhiễu quá nhiều. Đây là điều mà mỗi người cần không ngừng cố gắng để khắc phục, từ bỏ.
- Nó không tồn tại: Một trong những lý do hạn chế niềm tin chính là áp đặt và coi những điều bạn không thể làm là không tồn tại. Đó là cách để buông bỏ, từ chối hiện thực để không cố gắng, kiên trì với mục tiêu ban đầu. Nói một cách khác, đây là cách dành cho những người sống hạ thấp bản thân, không muốn vượt qua vùng an toàn để vươn tới tầm cao mới.
- Ngưng nói “Tôi không đủ khả năng để làm điều này”. Thay vào đó, hãy dùng “Tôi có đủ kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc mà tôi đảm nhận.” Điều này sẽ giúp mỗi người nâng tầm uy tín của bản thân, được nhiều người tin tưởng hơn.
- Dừng ngay các câu nói “Tôi bận”, “Tôi không có đủ thời gian để thực hiện chức trách, nhiệm vụ này”. Hãy tự tin và khẳng định rằng “Tôi hoàn toàn có thể sắp xếp hợp lý quỹ thời gian và tập trung cho những công việc cần thiết nhất.”
4.2 Niềm tin giới hạn về xã hội
Niềm tin giới hạn không chỉ có tương quan đến bản thân mà còn có khả năng bao trùm ở phạm vi xã hội.
Niềm tin giới hạn về xã hội là những suy nghĩ tiêu cực hoặc định kiến về cách mà xã hội hoạt động hoặc về cách người khác nhìn nhận và đối xử với bản thân. Những niềm tin này có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta tương tác với người khác và tham gia vào các hoạt động xã hội.
Chúng thường được hình thành từ những trải nghiệm cá nhân, quan sát từ môi trường xung quanh, hoặc những giá trị và niềm tin được truyền tải từ gia đình và xã hội. Sau đây là các ví dụ điển hình về giới hạn niềm tin xã hội:
4.3 Niềm tin giới hạn về cuộc sống
Niềm tin giới hạn về cuộc sống là những suy nghĩ hoặc niềm tin tiêu cực về các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm thời gian, cơ hội, và khả năng thay đổi. Những niềm tin này có thể ngăn cản bạn tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, thử thách bản thân, và đạt được mục tiêu cá nhân. Các biểu hiện thường gặp của loại niềm tin này như sau:
5. 5 Cách xóa bỏ niềm tin giới hạn
Trên thực tế, việc xác định đúng niềm tin giới hạn giúp con người sửa chữa sai lầm, khắc phục yếu điểm. Tuy nhiên, đó là cả một quãng đường dài không ngừng học tập và tích lũy kinh nghiệm. Nhưng chỉ cần cố gắng, một ngày không xa bạn có thể áp dụng thành công lý thuyết để gạch bỏ những suy nghĩ, niềm tin sai lầm.
5.1 Xác định và viết ra tất cả suy nghĩ của bạn
Xác định đúng định hướng chính là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để thoát khỏi niềm tin giới hạn. Hầu hết, những niềm tin này đều được khắc sâu trong tâm trí hơn là những hành vi bằng lời nói. Vì thế, mỗi người cần sắp xếp lại tất cả những điều trong tâm trí bằng cách viết chúng ra, áp dụng vào thực tế để phân biệt đúng sai thích hợp.
Hãy để suy nghĩ của bạn trở thành một chuỗi hoạt động có quy củ. Nếu bản thân định nghĩa được đó là điều sai trái thì nhanh chóng ngưng các hành vi đó và tìm ra giải pháp đúng đắn. Và cách tốt nhất để xác định đúng suy nghĩ là không ngừng lan tỏa, khuyến khích những người xung quanh cùng vượt qua niềm tin giới hạn. Qua đó, cộng đồng sẽ có cơ hội tốt lên, hòa nhập với sự phát triển không ngừng của xã hội.
5.2 Chứng minh suy nghĩ của bạn
Nếu chưa chắc chắn về suy nghĩ của bản thân, đừng nản lòng, đừng chùn bước. Hãy dừng lại và phân tích niềm tin của bạn có là điều đúng đắn, có cơ sở không. Nếu không thì có lẽ bạn nên dừng lại. Nhưng nếu sự phân tích của bạn cho thấy lựa chọn của bạn là đúng, hãy tiếp tục trên con đường bạn đã lựa chọn, thành công sẽ rộng mở.
5.3 Tìm kiếm một niềm tin tích cực khác
Suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực là cách tối ưu cho việc thay đổi niềm tin giới hạn. Điều này góp phần khẳng định tính đúng đắn của những hành động, tăng cường sự tự tin. Mỗi người hoàn toàn có thể loại bỏ triệt để những suy nghĩ bằng cách biến tất cả thành những điều tích cực.
Con người có thể hoàn toàn dễ dàng sử dụng kỹ thuật này bằng cách kết hợp tất cả vào thói quen hằng ngày. Điều này giúp bạn hạn chế tối đa niềm tin sai trái. Dưới đây là các ví dụ thực tế để có thể cải cách những suy nghĩ, lối sống tiêu cực.
Theo thời gian, nếu bạn luôn cố gắng phát triển bản thân. Đặc biệt, nếu mỗi người luôn biết cách rèn luyện, sắp xếp ngăn nắp những suy nghĩ đúng đắn. Sẽ không quá khó để bạn xóa bỏ hoàn toàn những suy nghĩ tiêu cực. Thay vào đó, công việc sẽ được tập trung giải quyết và đạt hiệu quả cao.
5.4 Không bao giờ bỏ cuộc
Điều cần thiết đối với cuộc sống mỗi người là sống hết mình với đam mê và không bao giờ bỏ cuộc. Quan trọng là mỗi người cần vượt qua được những chông gai khó khăn, không để những niềm tin hạn chế kìm hãm sự phát triển. Tuy có thể trên con đường buông bỏ những niềm tin sai trái của mỗi người còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng điều quan trọng, bạn cần suy nghĩ thoáng hơn, thoát khỏi sự gò bó trong suy nghĩ để đạt được mục tiêu.
5.5 Tin tưởng vào bản thân và đội nhóm của bạn
Cầu toàn có lẽ là biện pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây chính là yếu tố ngăn cản những ý tưởng đột phá, mới lạ. Hãy tận dụng mối quan hệ, hỏi ý kiến của những người ngoài cuộc để có được những lời khuyên khách quan. Từ đó, bạn sẽ có khả năng phân biệt được sự thật thực tế với những ý tưởng của riêng mỗi người.
Qua bài viết trên, hy vọng quý bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về niềm tin giới hạn cũng như những cách khắc phục vấn đề này. Qua đó, bài học đưa ra cho chúng ta là hãy buông bỏ những định kiến, suy nghĩ tiêu cực để gặt hái thành công. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, niềm tin giới hạn chính là sự thận trọng, tránh để bản thân làm những điều sau trái.
Giới hạn niềm tin là gì?
Niềm tin giới hạn là một định nghĩa nói về niềm tin lầm, khiến con người không chắc chắn, thiếu sự tự tin về khả năng của bản thân. Đó là rào cản lớn khiến bạn chùng bước mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc đời. Điều này làm thu hẹp suy nghĩ về những năng lực mà bạn sở hữu.
Niềm tin giới hạn gây ra những tác động nào?
Niềm tin giới hạn có thể ngăn bạn làm những việc quan trọng như xin được một công việc mơ ước, tìm kiếm các mối quan hệ. Trong trường hợp này, giới hạn niềm tin đang ngăn cản bạn trở thành con người mình muốn. Tuy nhiên, niềm tin giới hạn cũng giúp chúng ta hạn chế những sai lầm có thể mắc phải. Ví dụ, bạn có niềm tin ăn cắp là sai trái nên đã ngăn cản bản thân thực hiện. Trên thực tế, điều đó sẽ có ích nếu mỗi người hiểu và thực hiện những điều đúng với chuẩn mực xã hội.
Niềm tin giới hạn bắt nguồn từ đâu?
Tất cả các sự việc được diễn ra đều có nguyên nhân, niềm tin giới hạn cũng vậy. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến điều này là những nỗ lực của não bộ để bảo vệ bạn tránh khỏi những cơn đau không mong muốn. Có thể các cơn đau đó đã được bắt nguồn trong quá khứ khiến nỗi sợ ấy càng lớn, từ đó giới hạn niềm tin của chính bạn.