8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

Kỹ năng nói trước đám đông là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất đối với các cá nhân. Sở hữu khả năng nói chuyện tự tin trước đám đông có thể giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng cũng như ban lãnh đạo của mình. Để làm chủ được kỹ năng này, bạn cần phải nắm được các yếu tố cốt lõi cũng như tham khảo một số mẹo giúp bạn có thể cải thiện. Hãy để FASTDO mách bạn ngay các những phương pháp rèn luyện cũng như các yếu tố quan trọng của kỹ năng nói trước đám đông thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Tầm quan trọng của kỹ năng nói trước đám đông trong công việc

Hầu hết, tất cả các công việc đều yêu cầu nhân sự có khả năng nói chuyện trước đám đông ở một mức độ nào đó, có thể là thuyết trình nhóm hay phát biểu trong các cuộc họp. Vì thế, không ngoa khi nói rằng, kỹ năng nói trước đám đông là một trong những yêu cầu căn bản, cần thiết cho một sự nghiệp thành công, dù ở bất cứ ngành nghề nào.

8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

Tầm quan trọng của kỹ năng nói trước đám đông

Số liệu thống kê từ một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ (AAC&U) đã chỉ ra, phần lớn các giám đốc điều hành và nhà quản lý tuyển dụng có xu hướng ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có kỹ năng nói trước đám đông một cách tự tin và mạnh mẽ. Nhưng thực tế đáng buồn rằng, những người tham gia nghiên cứu đã cho biết, có ít hơn 50% sinh viên Mỹ có thể đáp ứng tốt yêu cầu này. Đây là một vấn đề chung của sinh viên toàn cầu.

Kỹ năng nói trước đám đông đòi hỏi người trình bày phải thể hiện ý tưởng của mình một cách rõ ràng và rành mạch. Không những thế, khi nói chuyện với đám đông, bạn còn phải thể hiện rõ nét hình ảnh, cá tính của mình. Bên cạnh đó, bạn còn phải truyền cảm hứng đến với khán giả.

8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

Kỹ năng nói trước đám đông rất cần thiết không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống

Không chỉ trong giới hạn trong khía cạnh công việc, kỹ năng nói trước đám đông còn rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn không có khả năng hoặc sợ phải trình bày trước đám đông, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến những mối quan hệ trong cuộc sống của bạn. Sở hữu kỹ năng nói chuyện trước đám đông kém có thể tạo ra những sự hiểu lầm giữa bạn với người thân, bạn bè hoặc là rào cản ngăn bạn tham gia những hoạt động thường ngày khác.

Những người có khả năng truyền đạt ý tưởng kém sẽ dễ mắc phải những hiểu lầm, từ đó sẽ sinh ra cảm giác cô đơn, thất vọng và thu hẹp với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đừng lo lắng – bạn hoàn toàn có thể cải thiện nó! Bởi bẩm sinh, rất ít người có kỹ năng nói chuyện trước đám đông một cách tự tin.

>>> Xem thêm: Các lời chào mở đầu bài thuyết trình hay dùng trong Doanh nghiệp

2. 4 yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng nói trước đám đông

Như đã đề cập, việc sở hữu kỹ năng nói trước đám đông tự tin và đầy mạnh mẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích trong khía cạnh cuộc sống và công việc. Khả năng diễn đạt và trình bày tốt giúp gia tăng sự tự tin cho bạn.

Có nhiều người thường nghĩ, chỉ những ai có tính cách hướng ngoại mới có kỹ năng nói trước đám đông tốt. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm! Ngay cả khi bạn là một người hướng nội hoặc mắc chứng sợ đám đông, bạn vẫn có thể vượt qua chính mình, làm chủ kỹ năng này và trở thành một diễn giả tuyệt vời trước công chúng.

Sau đây, FASTDO sẽ liệt kê 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kỹ năng nói trước đám đông. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

2.1. Kiểm soát giọng nói

8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

Kiểm soát giọng nói là chìa khóa để thành công trong kỹ năng nói trước đám đông

Giọng nói là công cụ giao tiếp cơ bản nhất hầu hết chúng ta ai cũng sở hữu. Nếu bạn có thể kiểm soát và điều khiển tốt giọng nói của mình, bạn đã nắm được chìa khóa căn bản để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông rồi đấy!

Hãy tập lấy hơi và thở bằng cơ hoành (nói giọng bụng), bạn sẽ kiểm soát được tốt giọng nói của mình. Việc thở bằng cơ hoành giúp âm vực của bày trở nên dày dặn, nội lực hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp hạn chế tình trạnh khó thở do lo lắng gây ra.

Bạn có thể luyện tập kỹ thuật này bằng cách thả lỏng bụng, hít sâu chậm vào bằng mũi, sau đó phình bụng lên mà thở ra qua đường miệng. Hãy lặp lại từ 10-20 cái mỗi lần tập. Mỗi ngày tập từ 2-3 đợt và mỗi đợt thực hiện 2-3 lần tập. Thực hiện đều đặn, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong giọng nói của mình. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn giúp cải thiện khả năng hô hấp và làm dịu thần kinh vô cùng tốt.

Trong những sự kiện diễn thuyết trước đám đông, bạn có thể dùng phương pháp thở bằng cơ hoành này để kiểm soát 3 khía cạnh của giọng nói: Âm lượng, tone giọng và cao độ.

2.2. Ngôn ngữ hình thể

Yếu tố thứ hai tác động đến kỹ năng nói trước đám đông của bạn chính là Ngôn ngữ hình thể – đó là sự kết hợp của các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và chuyển động khi bạn trình bày.

Tương tự (thậm chí quan trọng hơn) giọng nói, ngôn ngữ hình thể là một phần không thể thiếu khi giao tiếp (những người khiếm thính giao tiếp với nhau qua ngôn ngữ ký hiệu). Sử dụng ngôn ngữ cơ thể giúp khán giả hiểu rõ hơn về các sắc thái của thông điệp mà bạn đang truyền tải. Nếu bạn sử dụng ngôn ngữ cơ thể trái ngược với những gì mà bạn đang trình bày, bài phát biểu sẽ trở nên không mạch lạc và rất khó hiểu.

8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

Luyện tập “tư thế quyền lực”

Bạn có thể tham khảo các mẹo sau để cải thiện ngôn ngữ hình thể của mình:

  • Đứng thẳng lưng, tránh khom lưng hay cúi người.
  • Thể hiện biểu cảm thông qua nét mặt phù hợp với sắc thái của thông điệp đang truyền tải.
  • Không nên chuyển động liên tục vì có thể khiến người nghe bị mất tập trung.
  • Trước khi sự kiện bắt đầu, bạn có thể thực hành các “tư thế quyền lực”. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và giảm căng thẳng cực kỳ hiệu quả trước khi bước vào diễn thuyết.

2.3. Cách truyền tải nội dung

Nếu bạn đã có thể kiểm soát giọng nói và có sự hỗ trợ bởi ngôn ngữ hình thể, nhưng bạn không có cách truyền tải phù hợp, khán giả sẽ không thể kết nối được với bạn. 

8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

Để ý cách bạn truyền tải nội dung

Hãy tham khảo các mẹo sau để cải thiện cách bạn truyền tải thông điệp đến người nghe:

  • Hãy diễn thuyết với một tốc độ của một cuộc trò chuyện bình thường. Hạn chế việc nói quá nhanh vì sẽ khiến mọi người lạc vào “mê cung” thông tin mà bạn đưa ra. Tương tự, bạn cũng cần tránh nói quá chậm vì sẽ khiến người nghe nhàm chán.
  • Thường xuyên có những “điểm dừng” trong bài nói. Điều này sẽ giúp người nghe có thời gian tiếp thu những thông điệp từ bạn. Không những thế, việc thường xuyên tạm dừng cũng sẽ khiến phong thái của bạn trở nên tự tin hơn.
  • Hãy nói một cách tự tin và rõ rành. Tránh nói “lí nhí”, “lầm bầm” trong miệng.
  • Tránh tạo những âm thanh ngắt quãng như “umm” hay “ahh” giữa các câu hay các từ. Nếu bạn chưa kịp nghĩ ra điều gì nên nói tiếp, hãy tạm dừng một chút và biến tấu câu chuyện theo một hướng phù hợp hơn.

2.4. Sự tương tác với người nghe

Nếu bạn muốn khán giả kết nối với bài diễn thuyết của mình, hãy thu hút họ ngay từ lúc bắt đầu bài trình bày. Hãy tham khảo những cách sau để kết nối với khán giả tốt hơn:

8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

Tương tác với khán giả
  • Bắt đầu bởi một nụ cười và lời chào thân thiện. Đừng quên gửi lời cám ơn đến họ vì đã dành thời gian cho bạn ngày hôm nay. Bằng cách này, bạn sẽ gây được ấn tượng tốt và tạo nên một không khí thân thiện cho buổi trình bày.
  • Hãy tìm kiếm những người tương tác hào hứng với bạn trong buổi nói chuyện và thường xuyên kết nối với họ.
  • Luôn giao tiếp bằng mắt với mọi người – nó sẽ giúp bạn thiết lập được các kết nối cá nhân với khán giả.

>>> Tham khảo ngay: Top 10 Cách kết thúc bài thuyết trình hay: Mẹo và ví dụ

3. 8 phương pháp để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông

    NHẬN BIỂU MẪU OKRs MIỄN PHÍ

    Họ và tên *

    Email *

    Số điện thoại(Zalo) *

    Công ty *

    Chức vụ *

    Quy mô *

    Bất kỳ ai cũng có thể làm chủ được kỹ năng nói trước đám đông. Sau đây là 8 “mẹo” mà bạn có thể bỏ túi để cải thiện khả năng trình bày trước mọi người của mình:

    3.1. Hãy chuẩn bị thật cẩn thận

    Để có thể thật tự tin trình bày trước đám đông, điều bắt buộc bạn làm trước tiên đó chính là bước lập kế hoạch.

    Hãy bắt đầu với việc xác định những thông điệp cốt lõi mà bạn muốn truyền tải thông qua buổi diễn thuyết. Sau đó, bạn cần tìm kiếm các dữ kiện, số liệu thống kê liên quan để thể hiện những quan điểm của mình. Đừng quên dự đoán những câu hỏi có thể được đặt ra xung quanh bài trình bày của bạn.

    8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

    Lập kế hoạch cẩn thận

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị kế hoạch về hậu cần cho buổi trình bày của mình. Hãy dành thời gian tham quan địa điểm tổ chức sự kiện để làm quen với môi trường. Đồng thời, hãy lập kế hoạch về những yêu cầu kỹ thuật bạn cần, ví dụ như micro hoặc máy chiếu,…

    Mọi người thường có xu hướng chuẩn bị các công cụ trình chiếu trực quan như Powerpoint, hỗ trợ cho bài thuyết trình trở nên sinh động hơn. Bạn có thể cân nhắc, chuẩn bị vấn đề này. Tuy nhiên, nếu việc nhấp và chuyển các trang trình bày khiến bạn trở nên lúng túng và khó khăn thì đừng ngần ngại bỏ qua nó bởi nó chỉ mang tính hỗ trợ bạn chứ không bắt buộc.

    3.2. “Practice makes perfect”

    Đừng bỏ qua việc thực hành và luyện tập nhiều lần trước khi sự kiện diễn ra. Hãy ghi âm lại bài nói của mình hoặc luyện tập nói trước gương, sau đó xem lại và đánh giá. Bạn cần phân tích tốc độ nói, ngữ điệu giọng nói, ngôn ngữ hình thể, nét mặt và rút ra những điểm cần cải thiện.

    8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

    Không ngừng thực hành và luyện tập kỹ năng nói trước đám đông

    Bên cạnh đó, hãy tận dụng tất cả những cơ hội để có thể rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông như thuyết trình trong buổi họp, diễn thuyết ở câu lạc bộ,…

    3.3. Trang bị tư duy tích cực

    Để chuẩn bị một tư duy tích cực, hãy tưởng tượng đây là bài phát biểu có ý nghĩa nhất của cuộc đời bạn. Hãy thể hiện như đây là lần cuối bạn được làm. Bằng cách như vậy, bạn có thể trang bị cho bản thân một tâm thế sẵn sàng, tư duy tích cực và “cháy” hết mình với buổi diễn thuyết.

    3.4. Chọn trang phục phù hợp và thoải mái

    Rõ ràng, một bộ trang phục đẹp giúp bạn trở nên tự tin hơn. Hãy suy nghĩ về việc lựa chọn trang phục cho buổi nói chuyện trước nhiều người. Tuy nhiên, ăn mặc để gây ấn tượng nhưng đảm bảo nó khiến bạn cảm thấy thoải mái. Đừng mạo hiểm thử bất cứ thứ gì khác với phong cách của bạn hàng ngày!

    3.5. Bắt đầu bài thuyết trình bằng một câu chuyện

    Khi bạn bắt đầu bài trình bày của mình, bạn chỉ có một phút để gây ấn tượng với khán giả. Một phút này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó có thể quyết định thái độ của mọi người trong suốt thời gian bạn trình bày.

    8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

    Gây ấn tượng bằng một câu chuyện

    Hãy bắt đầu với một câu chuyện, một giai thoại, thậm chí là một câu hỏi nhỏ để có thể khơi gợi sự tò mò của mọi người và lôi kéo được sự theo dõi của họ.

    >>> GIẢI MÃ: Phần mềm fCheckin giải pháp đổi mới trong việc quản lý thời gian

    3.6. Duy trì việc giao tiếp bằng mắt với khán giả

    8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

    Duy trì giao tiếp bằng mắt

    Một sai lầm mà rất nhiều người “sợ sân khấu” mắc phải đó chính là việc nhìn quá nhiều vào màn hình, hoặc kịch bản mà bỏ quên sự tương tác với ánh mắt của người nghe. Khi đọc một bài phát biểu, bạn cần tránh đọc hết cả trang. Hãy tự mình chuẩn bị một dàn ý chi tiết, vạch ra những điểm nổi bật trong bài nói để có thể ứng biến linh hoạt khi trình bày mà không cần quá phụ thuộc vào kịch bản. Giao tiếp bằng mắt là một công cụ cần thiết để thu hút khánh giả, đồng thời cải thiện đáng kể hiệu quả của kỹ năng nói trước đám đông.

    3.7. Đừng cố gắng để giống một ai

    Ai trong chúng ta cũng đều có một hình tượng để hướng đến và học hỏi. Tuy nhiên ranh giới giữa việc học hỏi tích cực và sao chép rất mong manh. Dù bạn có thể bị hấp dẫn bởi bất kỳ một diễn giả nào, nhưng hãy nhớ bạn là duy nhất!

    Tất cả chúng ta, ai cũng đều là độc nhất. Đừng cố gắng để ép mình trở thành một phiên bản của bất kỳ một ai và hãy tự hào khi được là chính mình. 

    3.8. Ghi nhận các phản hồi từ người nghe

    Hãy nhờ một người bạn hoặc người đồng nghiệp thân thiết xem và đánh giá bài diễn thuyết của bạn. Hãy yêu cầu họ đưa ra những phê bình cụ thể và chính xác nhất về những gì bạn làm được cũng như những điều mà bạn cần cải thiện.

    8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

    Yêu cầu phản hồi từ bạn bè, đồng nghiệp

    Bạn có thể đã nhận thức được về kỹ năng nói trước đám đông của mình. Tuy nhiên, những phản hồi từ người khác sẽ khiến bạn có một cái nhìn đa chiều hơn, nhận ra cả những điều mà bạn chưa hề biết đến.

    Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm  đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:

    • Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
    • Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
    • Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
    • Quản lý thông tin học viên.
    • Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.

    Bấm vào ảnh để đăng ký dùng thử phần mềm fTrain ngay nhé!

    8 mẹo cải thiện kỹ năng nói trước đám đông, làm chủ giao tiếp

    Phần mềm đào tạo nội bộ fTrain

    Kỹ năng nói trước đám đông rất cần thiết đối với tất cả mọi người cũng như mọi ngành nghề. Hãy tham khảo ngay những yếu tố và các phương pháp mà bạn có thể cải thiện được khả năng diễn đạt và trình bày của mình thông qua bài viết trên đây của FASTDO. Đừng ngần ngại để lại 5 sao nếu bạn thấy những thông tin vừa rồi thật sự hữu ích nhé!

    >>> Tham khảo các chủ đề liên quan khác:

    • 9 cách lấy lại tinh thần hiệu quả khi mất động lực làm việc
    • 9 lợi ích của làm việc nhóm đối với cá nhân và doanh nghiệp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *