Ngày đầu tiên đi làm là bước ngoặc lớn đối với những người bắt đầu công việc tại một đơn vị mới, quyết định ấn tượng ban đầu. Dù là người đã có kinh nghiệm từ trước hay là nhân sự lần đầu đi làm thì ngày đầu tiên, bạn nhất định đừng bỏ qua một số điểm lưu ý mà Kynangchamsockhachhang.edu.vn đã tổng hợp được dưới đây.
Ngày đầu tiên đi làm rất quan trọng nên hãy cẩn thận – Ảnh: Internet
5 điều cần tránh trong ngày đầu tiên đi làm
Nhắc đến quá khứ huy hoàng ở công ty cũ quá nhiều
Dù bạn không biết lần đầu gặp mặt nên nói gì thì cũng không nên quá “khoe” thành tích “khủng” ở công ty cũ. Thay vì ba hoa quá nhiều thì hãy tập trung vào công việc hiện tại với thái độ khiêm tốn. Nhân viên mới rất cần tập trung vào hướng dẫn của đồng nghiệp và cấp trên để tìm hiểu môi trường làm việc trước khi “vào trận chiến” năng lực thực sự.
Tọc mạch về đồng nghiệp mới
Chẳng ai thích làm việc chung với người mới ngày đầu đi làm đã thích săm soi, tọc mạch chuyện người khác. Bạn nên dành thời gian để gặp gỡ, chuyện trò với mọi người trong phòng bằng những câu xã giao ban đầu. Khi nào bạn trở nên thân thiết hơn thì hãy cởi mở về các vấn đề đó.
Chê bai sếp và công ty cũ
Bạn cần hiểu rằng, dù ở đâu thì sự so sánh mang tính tiêu cực cũng ít khi được hoan nghênh, nhất là với một người mới. Những câu nói vô ý này rất có thể sẽ phá hỏng hoàn toàn hình tượng chuyên nghiệp mà bạn đã cố gắng thể hiện trong buổi phỏng vấn đấy.
Thể hiện cái tôi quá lớn
Bạn nên nhớ, bản thân đang bước vào một môi trường mới khác với công ty cũ, nơi mà bạn chưa thể hiểu rõ nên hãy cẩn thận, thay vào đó, hãy lắng nghe nhiều hơn để biết được cách làm việc tại đây để học hỏi và bắt kịp cho đúng.
Từ chối dùng bữa trưa cùng mọi người
Không chỉ có bạn mới đang cố gắng hòa nhập vào tập thể mà mọi người trong công ty mới cũng nỗ lực để kết thân với bạn. Thế nên nếu đồng nghiệp mới đã “đưa tay ra” thì bạn nên nắm lấy. Khi được đồng nghiệp mới mời ăn trưa, hãy nhận lời đi cùng dù bạn đã chuẩn bị sẵn phần thức ăn riêng bởi đó là cơ hội tốt để bạn làm quen và thiết lập mối quan hệ với các cộng sự sau này.
Dùng bữa trưa cùng đồng nghiệp sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa đồng hơn – Ảnh: Internet
Ngày đầu tiên đi làm cần chuẩn bị những gì?
Trang phục và lời chúc ngày đầu tiên đi làm
Trang phục là yếu tố quan trọng hàng đầu để đồng nghiệp chú ý, bạn cần để tâm và thực hiện theo đúng quy định của công ty. Nếu như công ty không có quy định về đồng phục, bạn cũng nên lựa chọn trang phục lịch sự, trang nhã, kín đáo. Ngoài ra, hãy chuẩn bị để có màn chào hỏi ngày đầu tiên đi làm ấn tượng nhất.
Thư tự giới thiệu nhân viên mới
Là một “ma mới”, bạn cần dự trù thời gian để đến sớm vì bạn còn gặp nhân sự trao đổi thêm trước khi trở về phòng làm việc chính của mình. Phần lớn các công ty có văn hóa chào đón nhân viên mới, thế nên đừng quên chuẩn bị lời giới thiệu cho mình. Cơ hội gặp mặt mọi người lần đầu tiên là lúc mà bạn gây ấn tượng với họ và tạo nên thương hiệu cá nhân của mình.
Cố gắng ghi nhớ và hỏi đúng thời điểm
Tâm lý hồi hộp sẽ khiến bạn khó nhớ hết tất cả mọi người, hãy bắt đầu từ những đồng nghiệp trực tiếp làm việc với mình và cấp trên. Trong ngày đầu đi làm, bạn cũng cần sự trợ giúp từ người trực tiếp hướng dẫn bạn, đừng ngại đặt ra những câu hỏi liên quan đến công việc để có thể nắm bắt nhanh vấn đề. Tuy nhiên, hãy hạn chế hỏi quá nhiều vì ai cũng bận rộn công việc riêng.
Lắng nghe một cách tích cực
Môi trường làm việc dĩ nhiên sẽ có rất nhiều khó khăn và thách thức, nhất là đối với bạn khi ngày đầu tiên đi làm nên hãy cố gắng giữ thái độ tích cực và lạc quan vì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn về sau – khi bạn đã quen việc và mọi người. Đồng thời, bạn nên chú ý lắng nghe cấp trên hoặc đồng nghiệp của mình trao đổi, hướng dẫn.
Ngày đầu tiên đi làm, bạn nên đến sớm và giao tiếp cùng mọi người – Ảnh: Internet
Bạn sắp sửa đi làm ngày đầu tiên?
Bạn lo lắng và bối rối
Bạn không biết nên làm gì trong ngày đầu tiên đi làm?
Vậy thì, hy vọng với những lưu ý ngày đầu tiên đi làm trên đây của Chefjob, bạn sẽ có khoảng thời gian thuận lợi và tốt đẹp với công việc lẫn đồng nghiệp.
Tin liên quan
Đón Nhân Viên Mới Như Thế Nào Để Tăng Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên?
Bí Quyết Quản Lý Nhân Sự: Làm Thế Nào Để Gắn Kết Nhân Viên?