14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Môi trường công sở là nơi để con người làm việc và gắn kết tình đồng nghiệp với nhau nhưng cũng là nơi dễ bộc lộ “thói hư tật xấu” nhiều nhất. Hãy cùng FASTDO điểm danh những thói hư tật xấu nơi công sở và các giải pháp để hạn chế tình trạng này.

1. 14 “thói hư tật xấu nơi công sở” vô cùng phổ biến

1.1. Làm việc riêng trong giờ làm việc

Bạn có sử dụng 100% giờ hành chính để làm việc hoàn toàn cho Công ty? Trong giờ làm việc nếu bạn đã làm xong công việc cấp trên giao cho thì bạn sẽ làm gì? Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp không quản lý chặt thời gian làm việc nên nhân viên vô tình hay cố ý “ăn cắp” thời gian của Công ty để làm việc riêng.

Cụ thể bằng những hành động như sau: lướt web, nhắn tin với bạn bè, bán hàng qua mạng, ăn hàng, ngủ gật,… Nhiều Công ty đã có quy định để hạn chế những thói quen này nhưng chỉ một phần nào đó thôi. Một số Công ty khác kiểm soát bằng cách cho deadline để hoàn thành công việc, và kiểm soát hiệu quả công việc dựa trên kết quả làm việc của nhân viên.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Làm việc riêng trong giờ làm dần dà sinh ra bệnh lười biếng

1.2. Chia bè kết phái nơi công sở

Đây là nỗi nhức nhối của nhiều nhà điều hành doanh nghiệp. Môi trường nơi công sở cũng giống như một xã hội thu nhỏ, nên sẽ có người này hợp hay không hợp với người kia, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nhiều nhân viên còn lôi kéo những người khác về phía mình, điều này diễn ra ngay cả trong một phòng ban chỉ có vài người.

Hệ lụy của “thói hư tật xấu” trên là gây chia rẽ nội bộ, làm giảm tinh thần đoàn kết vì mục đích chung giúp Công ty ngày càng đi lên, phát triển. Nếu một đoàn tàu mà có một toa tàu bị trục trặc liệu có ảnh hưởng đến việc di chuyển đến đích của con tàu không hay phải đi chậm lại và có khi trật đường ray.

Mục đích đi làm của chúng ta là phát triển bản thân, sự nghiệp, học hỏi thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, xin đừng rời xa những mục đích chính đáng đó. Vì hậu quả của việc này là có thể bạn bị sa thải.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Chia bè kết phái làm mất tình đoàn kết nơi công sở
10 cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (So sánh chi tiết)

1.3. Chơi xấu, hãm hại đồng nghiệp

Việc chơi xấu, hãm hại đồng nghiệp nhiều vô kể nơi công sở. Nguyên nhân dẫn đến hành động trên thường xuất hiện ở những người đố kỵ, ganh tị với đồng nghiệp, không vui khi thấy đồng nghiệp lương cao hơn mình, được sếp ưu tiên hơn mình.

Thay vì phát triển bản thân để cố gắng phấn đấu đạt được thành tích tốt, nhiều nhân viên lựa chọn cách chơi xấu để làm mất mặt, hay giảm uy tín của đồng nghiệp. Tất nhiên là “thói hư tật xấu” này cuối cùng sẽ được phơi bày, hậu quả chỉ mình bạn gánh và người bạn muốn hãm hại lại được mọi người yêu thương hơn.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

“Bằng mặt nhưng không bằng lòng”
>>> TÌM HIỂU NGAY: Kanban là gì? Phương pháp Kanban trong quản lý dự án

1.4. Nói xấu cấp trên và đồng nghiệp

Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả.

Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Phần mềm chấm công fCheckin

Thông thường khi các nhân viên công sở ngồi lê đôi mách là nói xấu người khác, nơi công sở có đầy đủ điều kiện công nghệ để bạn làm việc và chat với nhau để nói xấu cấp trên và đồng nghiệp. Thói quen này khá phổ biến trong công sở và ngoài công sở.

Bạn có bị nói xấu hay đã nói xấu đồng nghiệp, cấp trên của mình chưa? Cần xử lý như thế nào khi có người nói xấu mình? Có thể thấy nói xấu cấp trên và đồng nghiệp sẽ đi kèm với các vấn đề khác như làm việc riêng trong giờ làm việc, vì một khi đã nói xấu là thời gian tưởng chừng như vô hạn.

Tuy nhiên, không có một “thói hư tật xấu” nào tốt cả, cái bạn cần là sửa đổi bản thân mình đừng nói xấu ai, bước vào công sở để làm việc hãy cố gắng tập trung làm việc của mình, đừng đi để ý chuyện người khác vừa làm mất thời gian mình vừa không làm mình tốt hơn.

1.5. “Nịnh” sếp để thăng tiến

“Nịnh” sếp cũng là một kỹ năng mềm mà không phải ai cũng làm được. Nhưng rất tiếc đây là một “thói hư tật xấu” vì nếu thăng tiến bằng việc lấy lòng người khác mà bạn chưa đủ năng lực để làm được vị trí đó, thì bạn cũng sẽ khó làm tốt công việc mới của mình.

Hãy làm việc đúng với thực lực của mình để không phải cố quá mức, để mỗi ngày đi làm là một niềm vui, và hãy cố gắng hoàn thiện bản thân để đồng nghiệp yêu thương và ngưỡng mộ bạn.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

“Nịnh sếp” – bước đi nhanh đến thành công và cận kề nhất với thất bại

1.6. Bắt nạt “ma mới”

Trong nhiều môi trường có tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” chứ không chỉ riêng nơi công sở. Những nhân viên vào trước tự cho mình quyền đúng và sai khiến được người mới. Còn tâm lý của nhân viên mới là mong muốn được hòa nhập vào môi trường mới, nhận được sự dìu dắt, hướng dẫn của đồng nghiệp.

Nhưng thực tế thì, các bạn nhân viên mới hay bị bắt nạt, sai vặt, phạt lỗi vô cớ. Ví dụ: Giao việc cho nhân viên mới dù không cùng bộ phận, gây khó dễ khi hướng dẫn công việc cho người mới như không cung cấp tài liệu tham khảo,…

Nơi công sở đều là những bạn có trình độ, kỹ năng phù hợp mới được vào làm việc thì tại sao không tạo một môi trường văn minh, hướng đến những giá trị chung phát triển cho Công ty, việc bắt nạt “ma mới” là một văn hóa xấu cần được loại trừ triệt để nơi công sở.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công

1.7. “Đứng núi này trông núi nọ”

Tâm lý thích so bì hay “đứng núi này trông núi nọ” giữa Công ty này với Công ty kia, chế độ Công ty khác tốt hơn, lương của người cùng vị trí cao hơn Công ty mình đang làm và muốn nghỉ để xin làm ở đó. Nhưng không biết liệu công việc đó có phù hợp với bản thân hay không.

Kết quả là bạn làm việc trong một tâm thế không cố gắng hết sức cho vị trí hiện tại nhưng muốn nhảy qua vị trí mới, và không ngừng than trách Công ty không cho bạn như những gì bạn muốn. Đây là một thói quen không tốt cần phải thay đổi nếu muốn bản thân tốt lên mỗi ngày.

1.8. Luôn gật đầu đồng ý với sếp

Có nhiều nhân viên khi sếp giao bất cứ việc gì cũng đều đồng ý vì nghĩ rằng sếp sẽ ghi nhận sự cố gắng của mình, và nhiều khi ôm cả đống việc để làm khiến bạn trễ deadline.

Nhưng không phải luôn gật đầu đồng ý với sếp là sẽ được đánh giá cao, ngược lại đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng bạn muốn lấy lòng sếp, còn bạn vì quá nhiều việc nên kết quả chậm trễ và bị đánh giá năng lực yếu kém.

Vì vậy “luôn gật đầu đồng ý với sếp” cũng được xem là một “thói hư tật xấu” nơi công sở, bạn phải học cách từ chối và đảm bảo công việc của mình hoàn thành tốt nhất. Như vậy, bạn mới không những tạo được uy tín trong công việc mà còn cho sếp và đồng nghiệp thấy được bạn là người có lập trường và kiên định.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Luôn gật đầu đồng ý với sếp hay tự làm khó chính mình

1.9. Không thể rời khỏi chiếc điện thoại

Đây là một thói quen của đa phần giới trẻ ngày nay, nếu mang nó vào môi trường công sở thì chỉ cho thấy rằng bạn là người thiếu chuyên nghiệp trong cách làm việc.

Những công việc tại văn phòng đều được xử lý trên máy tính, nên điện thoại là phương tiện không cần thiết trong giờ làm việc, trừ khi bạn nghe điện thoại.

Trường hợp nếu phải đi họp, công tác ra ngoài gặp khách hàng, đối tác của Công ty mà bạn luôn dán mắt vào màn hình điện thoại khiến người đối diện cảm thấy họ không được tôn trọng. Đồng thời, bạn cũng không thể xử lý được nhiều việc cùng một lúc dẫn đến thiếu nội dung cuộc họp, cuộc gặp gỡ kém hiệu quả.

Để xử lý công việc khi đi ra ngoài bạn hãy tự quy định về thời gian để check tin nhắn, email trong điện thoại, hoặc nói rõ với đối tác, khách hàng về sự bất tiện của bạn khi bạn có việc cần xử lý gấp.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Không thể rời điện thoại ngay trong giờ họp có giúp làm việc hiệu quả hơn?

1.10. Tật buôn chuyện

Trong công sở không ít những “bà tám” chuyên đi hóng chuyện của người khác. Tật buôn chuyện dễ dẫn đến “thói hư tật xấu” nói xấu cấp trên và đồng nghiệp. Nhiều khi bạn không có nhu cầu để biết, để hóng chuyện nhưng chuyện gì cũng biết nhờ nhiều người mách.

Biết nhiều không phải lúc nào cũng tốt, đặc biệt là biết quá nhiều những chuyện của người khác, đôi khi bạn sẽ gặp rắc rối không mong muốn, cho nên, công sở là nơi để làm việc không phải nơi để hóng chuyện không liên quan đến công việc.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

“Lót dép hóng chuyện thiên hạ” có còn thời gian cho công việc của mình không?

1.11. Sử dụng ngôn ngữ E-mail không trang trọng

Văn phong trong E-mail cần có bố cục rõ ràng và chuyên nghiệp để trao đổi thông tin, làm việc giữa các đối tác với nhau. Việc sử dụng ngôn ngữ E-mail không trang trọng làm khách hàng đánh giá bạn mất lịch sự, không tôn trọng họ và Công ty bạn thiếu chuyên nghiệp.

Nếu bạn thấy mình viết mail không được hay, hãy nhờ đồng nghiệp xem qua và góp ý trước khi gửi cho khách hàng, hãy chú ý lời chào khi mở đầu và kết thúc email, nội dung của email hãy tập trung vào công việc, hạn chế sử dụng những ngôn ngữ nói vào viết email.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Sử dụng E-mail không trang trọng là một “thói hư tật xấu” ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và Công ty

1.12. Biện hộ bằng quá nhiều lý do

Khi bạn mắc phải sai lầm, phản ứng đầu tiên của bạn là tìm đủ mọi lý do để bào chữa như là một phản xạ có điều kiện. Biện hộ bằng quá nhiều lý do là một thói quen, quán tính mà nhân viên thường hay dùng để bào chữa, biện minh cho những sai lầm của mình. Không dám đối diện khi mình mắc lỗi là một hành động hèn nhát dẫn đến thói quen nói dối về sau.

Tuy nhiên, trong công việc, có những tình huống cấp trên hỏi không phải do bạn sai mà chỉ muốn kiểm tra lại việc đã giao trước đó, nhưng thái độ của đa số nhân viên là không dám thừa nhận báo cáo/đối sách hay ý tưởng đó do mình làm.

Nếu bạn không muốn thụt lùi lại phía sau, hãy luôn chủ động trong công việc, chuẩn bị những câu hỏi mà cấp trên thường hỏi để tự trả lời cho kết quả công việc của mình.

1.13. Chỉ biết nghĩ cho lợi ích của chính bản thân

Không phải nơi công sở bạn chỉ làm công việc của bạn cho xong là đủ, biết giúp đỡ và chia sẻ với đồng nghiệp cũng giúp bạn ghi điểm trong lòng mọi người. Nếu chỉ biết nghĩ cho lợi ích của chính bản thân mình về lâu dài nó sẽ trở thành “thói hư tật xấu” khó sửa đổi.

Nếu đồng nghiệp nhờ bạn hỗ trợ những việc không thuộc vị trí công việc của bạn, hoặc đã ngoài giờ làm bạn chuẩn bị ra về thì bạn nên từ chối hay nán lại giúp họ một tý?

Giúp đỡ người khác trong tầm tay và làm cho bản thân vui hơn, được mọi người ghi nhận và sẽ gần gũi thân thiện với bạn hơn và ngược lại đến khi bạn cần sự giúp đỡ thì ai cũng sẵn sàng.

Trong Công ty nếu mọi người biết giúp đỡ lẫn nhau thay vì chỉ biết nghĩ cho lợi ích của bản thân sẽ tạo tinh thần đoàn kết, và cảm thấy hứng thú khi đến Công ty làm việc.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Chỉ biết lợi ích của bản thân sẽ biến bạn trở thành người vô tâm và lãnh đạm

1.14. Không kiềm chế được cảm xúc

Cảm xúc là của bạn, cho dù đồng nghiệp hay sếp có tác động tiêu cực đến bạn nhưng bạn không biết kiềm chế được cảm xúc của mình thì người bị ảnh hưởng trực tiếp là chính bạn.

Trong công sở, hãy làm cho không khí làm việc thoải mái, vui vẻ và tràn đầy năng lượng bằng cách biết quản lý cảm xúc của bản thân. Vì khi tức giận, la hét chỉ làm mất hình ảnh trong mắt mọi người, cách tốt nhất để giải quyết khi ai đó chọc giận bạn, hay nói xấu bạn, … hãy im lặng, bình tĩnh và hít thở thật sâu để tiếp tục làm việc của mình.

 

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Không kiềm chế được cảm xúc bản thân sẽ không chịu được thử thách trong công việc

2. Những tác động của “thói hư tật xấu nơi công sở” đến sự phát triển của tổ chức

Những “thói hư tật xấu nơi công sở” sẽ không đáng sợ nếu mỗi cá nhân trong tổ chức biết tiết chế bản thân mình để không làm ảnh hưởng đến công việc, hoạt động của Công ty, tổ chức. Sau đây là những tác động của “thói hư tật xấu nơi công sở” đến sự phát triển của tổ chức:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển chung và lâu dài của Công ty, tổ chức: Một tổ chức dù lớn mạnh đến đâu, một nhà lãnh đạo dù tài giỏi bao nhiêu cũng không thể chèo lái được con thuyền Doanh nghiệp vững vàng nếu như tồn tại “thói hư tật xấu” trong Doanh nghiệp.
  • Những mặt tiêu cực của bạn khi thể hiện quá đà ở chốn công sở sẽ ảnh hướng đến người xung quanh. Đôi khi chính những lỗi đó khiến công việc của đồng nghiệp bị ảnh hưởng, khiến họ luôn trong tâm thế khó chịu và bất mãn đối với bạn. Từ đó, sự đoàn kết mất đi và không thể tìm thấy được tiếng nói chung, công ty cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
  • Ảnh hưởng trực tiếp lên bạn. Người không biết sửa đổi mặt tiêu cực của bản thân, không nâng cấp bản thân sẽ hình thành thói quen xấu tác động lên nhận thức, hành động làm trì hoãn sự thành công của mình.
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến bộ quy tắc ứng xử, văn hóa hội nhập của Công ty,tạo môi trường làm việc không lành mạnh, ảnh hưởng đến hình ảnh Doanh nghiệp.

14+ thói hư tật xấu nơi công sở và giải pháp hạn chế tình trạng này

Những “thói hư tật xấu” ảnh hưởng đến cá nhân và tổ chức rất lớn

3. Làm thế nào để giảm tình trạng “thói hư tật xấu nơi công sở”

Có cách nào để điều chỉnh tật xấu của nhân viên thành một nét văn hóa nơi công sở? Những gợi ý sau đây sẽ giúp Doanh nghiệp giảm tình trạng “thói hư tật xấu nơi công sở”:

  • Đối với làm việc riêng trong giờ làm việc: Áp dụng bộ tiêu chí đánh giá kết quả công việc cho nhân viên về tiến độ, khối lượng, thời gian hoàn thành công việc. Ngoài ra, nhân viên phải báo cáo công việc hàng ngày để cấp trên dễ theo dõi và quản lý công việc.
  • Đối với hiện tượng chia bè kết phái nơi công sở: Doanh nghiệp tạo nhiều hoạt động tập thể như thảo luận đội nhóm, teambuilding, hoạt động thi đua theo nhóm để tăng sự đoàn kết của nhân viên.
  • Mỗi nhân viên cần thẳng thắn bày tỏ quan điểm, khó khăn và giải pháp tháo gỡ của mình trong cuộc họp, tránh tụ tập nói xấu cấp trên và đồng nghiệp. Đồng thời, cần tổ chức những buổi chia sẻ về những mong muốn đối với Doanh nghiệp để hai bên tìm được tiếng nói chung.
  • Nếu bạn là người có năng lực thật sự, sếp sẽ thấy được điều đó qua hiệu quả công việc. Không cần phải “nịnh” sếp để thăng tiến. Hãy dùng kỹ năng giao tiếp tốt của mình vào những việc mang lại giá trị cho bản thân.
  • Hãy giúp đỡ những nhân viên mới để họ tiếp cận công việc, làm quen với văn hóa của Công ty. Tạo sự gắn kết để giúp nhau cùng phát triển, thể hiện sự văn minh nơi công sở.
  • Đối với tật xấu “đứng núi này trông núi nọ” thì Công ty hãy có những giải pháp phù hợp để loại bỏ triệt để tư tưởng này của nhân viên. Chẳng hạn như: Tạo nhiều chính sách đãi ngộ, khen thưởng, mức lương tương xứng để người lao động phấn khởi, yêu công việc hiện tại, và mong muốn gắn bó lâu dài với Công ty.

Tóm lại, FASTDO đã phân tích những thói hư tật xấu nơi công sở và các giải pháp làm giảm tình trạng trên. Mong rằng bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn khi đi làm, hãy phát huy những mặt tích cực và sửa đổi những mặt tiêu cực của bản thân để góp phần xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, ứng xử có văn hóa trong doanh nghiệp và gắn kết đồng nghiệp thúc đẩy sự phát triển của Công ty.

>>> ĐỌC NGAY:

    Những “thói hư tật xấu nơi công sở” nào phổ biến?

    Làm việc riêng trong giờ làm việc; Chia bè kết phái nơi công sở; Chơi xấu, hãm hại đồng nghiệp; Nói xấu cấp trên và đồng nghiệp; “Nịnh” sếp để thăng tiến; Bắt nạt “ma mới”; “Đứng núi này trông núi nọ”; Luôn gật đầu đồng ý với sếp; Không thể rời khỏi chiếc điện thoại; Tật buôn chuyện; Sử dụng ngôn ngữ E-mail không trang trọng; Biện hộ bằng quá nhiều lý do; Chỉ biết nghĩ cho lợi ích của chính bản thân; Không kiềm chế được cảm xúc.

    Tại sao “Luôn gật đầu đồng ý với sếp” lại là một dạng “thói hư tật xấu”?

    Có nhiều nhân viên khi sếp giao bất cứ việc gì cũng đều đồng ý vì nghĩ rằng sếp sẽ ghi nhận sự cố gắng của mình, và nhiều khi ôm cả đống việc để làm khiến bạn trễ deadline. Nhưng không phải luôn gật đầu đồng ý với sếp là sẽ được đánh giá cao, ngược lại đồng nghiệp sẽ nghĩ rằng bạn muốn lấy lòng sếp, còn bạn vì quá nhiều việc nên kết quả chậm trễ và bị đánh giá năng lực yếu kém.

    Làm sao để khắc phục tật xấu “Không kiềm chế được cảm xúc“?

    Trong công sở, hãy làm cho không khí làm việc thoải mái, vui vẻ và tràn đầy năng lượng bằng cách biết quản lý cảm xúc của bản thân. Vì khi tức giận, la hét chỉ làm mất hình ảnh trong mắt mọi người, cách tốt nhất để giải quyết khi ai đó chọc giận bạn, hay nói xấu bạn, … hãy im lặng, bình tĩnh và hít thở thật sâu để tiếp tục làm việc của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *