Những lời phê bình mang tính xây dựng đang ngày càng phổ biến ở nơi làm việc. Đây được xem là những góp ý tích cực giúp bạn rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, kiểu phê bình này còn có vai trò lớn trong việc cải thiện năng lực của nhân viên. Bài viết sau đây của Fastdo sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản cũng như cách để thực hiện phê bình mang tính xây dựng đạt được hiệu quả như mong muốn.
1. Phê bình mang tính xây dựng là gì?
Trong thực tế, phê bình mang tính xây dựng là ý kiến của một cá nhân dành cho đối phương để cải thiện một khía cạnh nào đó, thông qua các ví dụ cụ thể. Bên cạnh đó, người đưa ra phê bình cần cung cấp những chỉ dẫn rõ ràng nhằm giúp đối phương có thể đạt được kết quả tích cực hơn trong một tình huống nhất định.
Lời phê bình mang tính xây dựng không phải là phê bình tiêu cực dù đôi khi nó không được tích cực cho lắm. Để hiểu rõ hơn về hai loại phê bình này, mời các bạn cùng theo dõi tiếp phần 2 của bài viết.
Bạn cần hiểu rằng, những lời phê bình mang tính xây dựng không phải là những lời phê bình tiêu cực. Mặc dù đôi khi không được tích cực cho lắm, mục đích chính của phản hồi mang tính xây dựng xoay quanh việc giúp cho người khác tiến bộ, không phải hạ bệ hay làm họ trở nên mất tinh thần.
2. Sự khác biệt giữa phê bình xây dựng và phê bình phá hoại
Nếu không tinh ý, bạn sẽ hiểu nhầm và vô tình biến phương pháp này trở thành phê bình phá hoại. Chính vì vậy, người đưa ra phản hồi cần phân biệt rõ để tránh làm tổn thương đối phương. Ngay bây giờ, Fastdo sẽ giúp bạn phân biệt rõ giữa phê bình mang tính xây dựng và phá hoại nhé.
Phê bình xây dựng | Phê bình phá hoại | |
Cách thực hiện | Phê bình xây dựng có chỉ dẫn rõ ràng, trực tiếp, và dễ thực hiện. | Phê bình phá hoại chỉ tập trung vào vấn đề của sự việc. |
Mục đích | Cách phê bình này hướng tới sự thay đổi tích cực cho đối phương. | Người nhận không được khuyến khích, giúp đỡ hoặc hỗ trợ để cải thiện. |
Kết quả | Phê bình xây dựng giúp người nhận cải thiện cách làm việc và tránh những vấn đề sẽ gặp trong tương lai. | Người nhận sẽ cảm thấy tiêu cực và không còn tự tin. |
3. Lợi ích của lời phê bình mang tính xây dựng
Phê bình mang tính xây dựng mang lại lợi ích cho cả người đưa ra lời phê bình và người nhận lời phê bình, thông qua việc tạo niềm tin và cơ hội cho cả hai bên cùng phát triển. Một lời phê bình mang tính xây dựng thành công phụ thuộc vào bối cảnh và những lời khuyên hữu ích. Loại phản hồi này đưa ra lời khuyên xung quanh lĩnh vực mà họ cần cải tiến. Bên cạnh đó, việc đưa ra lời phê bình còn giúp gia tăng sự tin tưởng và cởi mở trong đội nhóm làm việc của bạn.
4. Vai trò của lời phê bình mang tính xây dựng và sự đồng cảm
Những phê bình mang tính xây dựng đều hướng đến những giá trị tích cực và sự đồng cảm. Đây là một yếu tố giúp con người cảm thấy được khích lệ và cố gắng hơn. Thêm vào đó, người phản hồi sẽ học cách điều chỉnh những phê bình của mình một cách đúng đắn. Người nhận tìm cách thay đổi mà vẫn không tự ti trước năng lực của cá nhân. Từ đó, mối quan hệ và công việc của bạn cũng thuận lợi hơn.
5. 11 Tips đưa ra lời phê bình xây dựng
Việc phê bình mang tính xây dựng đem đến nhiều giá trị tích cực. Tuy nhiên, phản hồi không đúng cách sẽ làm cuộc trò chuyện đi ngược lại với những mục đích bạn mong muốn. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý khi phê bình người khác. Ngay bây giờ, Fastdo sẽ giới thiệu một số cách giúp bạn có thể thực hiện việc phê bình được hiệu quả hơn nhé!
5.1 Hãy bắt đầu lời phê bình bằng danh xưng cá nhân
Bạn hãy bắt đầu mỗi lời phê bình bằng từ “Tôi”. Đây là một cách thể hiện ý kiến và chia sẻ quan điểm của bản thân. Thay vì dùng những câu như “Bạn đã nói…” hoặc “Bạn đã làm…”, hãy bắt đầu với Tôi cảm thấy…” hoặc “Tôi nghĩ…”. Điều này sẽ giúp cuộc trò chuyện giảm đi sự công kích hơn.
Khi bắt đầu với “Tôi” hãy tập trung vào những trải nghiệm của chính bạn để giảm bớt tính cá nhân của lời nói. Theo cách này và nếu chúng xoay quanh trải nghiệm của chính bạn, thì phản hồi của bạn sẽ được coi là ít mang tính cá nhân hơn. Khi bắt đầu câu bằng danh xưng cá nhân, bạn đang đơn thuần chỉ chia sẻ những suy nghĩ, cảm giác của mình chứ đó không phải là những sự thật khách quan. Chính điều này khiến người nhận giảm đi tính phòng thủ và dễ dàng trong việc chấp nhận hơn.
5.2 Cân nhắc khi thực hiện phương pháp “Bánh mỳ sandwich”
Phương pháp “Bánh mì sandwich” được sử dụng rất phổ biến. Đây là cách đưa lời phê bình vào giữa phần mở đầu và kết thúc của lời nói. Bạn sẽ đi theo hướng nêu ra điểm tích cực – cải thiện – tích cực.
Tuy nhiên, phương pháp này đang gặp nhiều tranh cãi vì không đem đến tính hiệu quả cao trong việc đưa ra lời phê bình xây dựng. Vì được lồng ghép giữa những lời khen tích cực, những phản hồi này sẽ khó có cơ hội trở hành động hoặc thảo luận về các bước tiếp theo. Thay vào đó, hãy dành thời gian đưa ra những phản hồi cụ thể và hữu ích nhất.
5.3 Đưa ra phản hồi cụ thể
Thay vì phê bình một cách không rõ ràng, bạn nên chỉ rõ điểm đối phương cần cải thiện. Mục tiêu của việc cung cấp phản hồi mang tính xây dựng là cho người nhận định hướng làm việc. Bên cạnh đó, lời phê bình nên bao gồm ý tưởng và các bước tiếp theo đối phương có thể thực hiện để phát triển. Nếu không lời khuyên của bạn không mang tính định hướng hành động, phản hồi của bạn có thể biến thành chỉ trích có tính chất phá hoại.
5.4 Không nên phản hồi ở nơi công cộng
Việc phê bình người khác tại nơi đông người là điều không nên. Để phản hồi của bạn trở nên tích cực và cá nhân hóa hơn, bạn nên chọn thời gian và địa điểm hợp lý. Khi ấy, đối phương không cảm thấy khó xử hoặc xấu hổ trước lời phê bình. Trường hợp tệ hơn, người nhận sẽ khó tiếp thu và trả lời khá phòng thủ. Bạn nên tìm một nơi riêng tư và thể hiện thành ý khi phản hồi. Lúc ấy, cuộc trò chuyện sẽ đi theo hướng tích cực và dễ tiếp nhận.
5.5 Bao gồm những phản hồi tích cực trong quá trình phê bình một cách phù hợp
Tuy phương pháp Bánh mì Sandwich không phải là cách tốt nhất để đưa ra lời phê bình mang tính xây dựng, bạn vẫn cần đan xen một cách phù hợp những phản hồi tích cực trong suốt quá trình phê bình. Bạn hãy nói cho đối phương biết những ưu điểm trong quá trình làm việc như thái độ tốt hoặc quy trình chuyên nghiệp. Từ đó, người nhận sẽ tiếp thu và trau dồi những điểm mạnh đang có bên cạnh việc sửa chữa nhược điểm.
5.6 Không nên thể hiện sự tích cực thái quá
Khi phê bình người khác, bạn cũng đừng nên thể hiện sự tích cực một cách gượng ép. Việc khen ngợi quá nhiều cũng làm người nhận khó tiếp thu được những điểm yếu. Từ đó, đối phương không thể cải thiện kết quả làm việc. Chính vì vậy, bạn nên chắt lọc lời khen khi phê bình mang tính xây dựng để người nhận có thêm cơ sở cải thiện.
5.7 Hãy tạo ra những cuộc trao đổi khi phê bình
Những lời chỉ trích mang tính xây dựng sẽ có giá trị hơn nếu được cho đi và nhận lại. Khi bạn sử dụng “Tôi” để phản hồi, người nhận cũng nên được tôn trọng khi có quan điểm khác. Bạn hãy cho đối phương thời gian để đặt câu hỏi về lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy và cách họ có thể cải thiện. Những lời phê bình mang tính xây dựng chỉ có giá trị khi cả hai được trao đổi ngang bằng nhau.
5.8 Tránh việc phản hồi quá bất ngờ
Đôi khi, bạn cần thông báo trước cho người nhận thời gian phản hồi. Điều này sẽ giúp đối phương chuẩn bị tinh thần và thoải mái hơn. Việc phản hồi bất ngờ sẽ khiến trải nghiệm của người khác trở nên tiêu cực. Nếu góp ý của bạn mang tính tiêu cực, người nhận có thể cảm thấy khó chịu. Chính vì vậy, bạn cần thông báo cho người nhận về cuộc trò chuyện mang tính phê bình.
5.9 Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời
Lời phê bình mang tính xây dựng sẽ hữu ích nếu được đưa ra ngay khi đối phương vừa mới hành động. Khi bạn để thời gian quá lâu, phản hồi sẽ không còn nhiều giá trị. Ngay khi hoàn thành công việc, người nhận sẽ tiếp thu lời phê bình hiệu quả hơn để chỉnh sửa. Mục tiêu đưa ra phản hồi là trong khoảng 2-7 ngày kể từ khi đối phương thực hiện xong nhiệm vụ.
5.10 Cân nhắc kỹ trước khi đưa ra phản hồi
Bạn cần suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra phản hồi. Ngay cả khi bạn vừa nảy ra phương án cho việc đối phương cần cải thiện như thế nào, hãy đợi ít nhất một ngày. Điều này sẽ giúp lời phê bình mang tính xây dựng và tích cực. Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với người khác, bạn hãy tự hỏi:
- Phản hồi này có giúp đối phương cải thiện không?
- Đối phương có cần nghe phản hồi này không?
- Bản thân nên chuẩn bị gì để giúp đối phương suy nghĩ về cách cải thiện?
- Những bước tiếp theo mà người nhận có thể thực hiện là gì?
5.11 Giọng điệu và ngôn từ thân thiện
Khi cung cấp phản hồi để giúp một người cải thiện, bạn cần duy trì ngôn ngữ cơ thể tích cực và giọng điệu nhẹ nhàng, ngay cả khi bạn cảm thấy khó khăn để nói lời phê bình. Đặc biệt, người phản hồi cần chú ý đến giọng điệu và đảm bảo rằng bạn không cau mày, trừng mắt hoặc khoanh tay. Nếu bạn đang đưa ra phản hồi từ xa, hãy nhớ bật video cam cho cuộc gọi.
6. 6 cách chấp nhận lời chỉ trích mang tính xây dựng
Khi nhận những lời phê bình tiêu cực, bạn đừng thể hiện thái độ ngay lập tức. Để kiểm soát bạn thân tốt hơn, bạn hãy thử sáu bước sau để trở thành một người chuyên nghiệp trong việc tiếp nhận những lời chỉ trích:
- Bạn nên tránh phản ứng ngay lập tức sau khi nhận lời phê bình. Nếu phản hồi theo hướng tiêu cực, bạn hãy hít thở sâu và ngăn bản thân tranh luận.
- Bạn hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng những lời phê bình mang tính xây dựng có thể giúp bạn cải thiện. Ngay cả khi không biết rằng phản hồi này sẽ đến, bạn hãy luôn cho rằng lời khuyên này sẽ mang đến hiệu quả cho công việc của mình.
- Khi ai đó đưa ra những lời chỉ trích mang tính xây dựng, bạn hãy lắng nghe mà không cần phản ứng một cách phòng thủ. Bạn nên ghi nhớ rằng đối phương đang muốn tốt cho bạn bằng cách phê bình.
- Bạn hãy liên kết những phản hồi với công việc của mình. Trong môi trường kinh doanh, những lời chỉ trích mang tính xây dựng thường dựa trên vai trò của nhân viên. Phản hồi tốt có thể giúp bạn cải thiện công việc của mình.
- Cảm ơn người đã phản hồi cho bạn là một việc làm thể hiện sự biết ơn.
- Đặt câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bạn cho người phê bình. Nếu chưa sẵn sàng để hỏi, bạn có thể suy nghĩ và phản ứng sau.
7. Những điều cần tránh khi tiếp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng
Bạn đừng nên ngó lơ khi đang phải nhận những lời phê bình mang tính xây dựng. Nguồn thông tin khách quan và rõ ràng này sẽ mang đến nhiều giá trị cho công việc của bạn. Chính vì vậy, bạn hãy tiếp thu mọi ý kiến của người khác. Một số lưu ý cần tránh khi nhận lời phê bình mang tính xây dựng là:
- Bạn không nên phản ứng với thái độ phòng thủ và tức giận.
- Bạn không nên công kích người đưa ra phản hồi.
- Người nhận tránh ngắt lời hoặc nói chuyện qua loa khi đang nhận phản hồi.
- Bạn cần tránh phân tích hoặc đưa ra câu hỏi về đánh giá của người đưa ra phản hồi.
- Bạn cần tránh tạo ra một cuộc tranh luận hoặc một phản ứng tiêu cực.
Trong thực tế, phê bình mang tính xây dựng đóng vai trò rất lớn. Người nhận sẽ biết cách cải thiện và gia tăng hiệu suất công việc khi nhận được phản hồi. Bên cạnh đó, người phê bình cũng sẽ học được cách nhìn nhận và đánh giá người khác một cách khách quan. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tính chất xây dựng nếu sử dụng đúng cách. Nếu bạn cần nhận lời khuyên trong việc phản hồi người khác, đừng ngần ngại liên hệ Fastdo nhé!