Nên Chọn Nghề Theo Đam Mê Hay Hợp Thị Trường? Các Bước Định Hướng Nghề Nghiệp

Ai cũng đều có những ước mơ, hoài bão của riêng mình, có người sẵn sàng đánh đổi để đạt được, nhưng cũng không ít phải gạt bỏ niềm đam mê đó để lao vào vòng xoáy thị trường. Trước những biến động xã hội không ngừng, câu hỏi trong chuyện chọn nghề vẫn luôn là “chọn nghề bằng đam mê hay hợp thị trường?”

Nên Chọn Nghề Theo Đam Mê Hay Hợp Thị Trường? Các Bước Định Hướng Nghề Nghiệp
Định hướng nghề nghiệp giúp bạn có được công việc tốt trong tương lai – Ảnh: Internet

Một thực tế phũ phàng rằng, có nhiều bạn trẻ không định hướng được tương lai và niềm đam mê của mình. Chọn nghề vì nó “hot”, coi đó là công cụ kiếm tiền và thăng tiến trong sự nghiệp là một khái niệm hoàn toàn sai lầm trong quá trình định hướng nghề. Nhưng liệu sống chỉ với đam mê thì có dễ dàng không? Hãy cùng Kynangchamsockhachhang.edu.vn làm các bước định hướng nghề nghiệp và tìm câu trả lời nhé.

Định hướng nghề nghiệp là gì?

Khái niệm này được sử dụng khá phổ biến trong ngành giáo dục, nhất là ở bậc trung học phổ thông và đại học. Định hướng nghề nghiệp sẽ cung cấp cho học sinh, sinh viên những thông tin và kinh nghiệm cần thiết để xác định ngành nghề phù hợp với bản thân trong tương lai. Từ đó, các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn khi vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và khi bước ra xã hội để phát triển bản thân.

Tại sao phải định hướng nghề nghiệp?

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai sẽ giúp các bạn trẻ tìm hướng đi cho bản thân, xác định mục tiêu học tập nhanh chóng, tạo động lực học tập. Việc xác định đúng ngành nghề sẽ giúp bạn trẻ không bị mất quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc đầu tư vào các môn học không quan trọng cũng như không hối hận sau này nếu chọn “nhầm” trường. Việc này ảnh hưởng đến sự phát triển và con đường thành công của nhiều cá nhân, nếu định hướng nghề nghiệp sai lầm, bạn có thể gặp nhiều khó khăn chán nản trên con đường đã chọn.

Nên Chọn Nghề Theo Đam Mê Hay Hợp Thị Trường? Các Bước Định Hướng Nghề Nghiệp

Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của mỗi người – Ảnh: Internet

Các bước định hướng nghề nghiệp

Bước 1: Vượt qua rào cản của gia đình và xã hội

Để định hướng nghề nghiệp đúng đắn, bạn phải vượt qua các quan niệm và tư tưởng sai lầm trong việc chọn nghề, nhất là chọn đại theo sự sắp đặt của gia đình, chọn nghề theo trào lưu, chọn nghề không phù hợp với năng lực bản thân, chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội…

Tất nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của cha mẹ, thầy cô, bạn bè… để có cái nhìn khách quan hơn về ngành nghề muốn chọn.

Bước 2: Tìm hiểu kỹ các ngành nghề

Ngày nay, bạn có thể thông qua sách báo, internet hoặc các buổi định hướng nghề nghiệp để tìm hiểu đa dạng các ngành nghề trong xã hội, sau đó xác định xem bản thân thật sự phù hợp với nghề nào.

Bước 3: Xác định năng lực và thế mạnh của bản thân

Trước khi quyết định chọn ngành nghề nào, bạn cần tìm hiểu tính cách, sở thích, điều kiện và năng lực của bản thân có thích hợp không. Năng khiếu, thế mạnh và kết quả học tập đều là những yếu tố quan trọng để bạn chọn được ngành nghề phù hợp với mình. Bạn có thể thử làm những bài trắc nghiệm nghề nghiệp ngành hành hàng khách sạn, ngành công nghệ thông tin… để khám phá thêm về ngành mình chọn.

Bước 4: Tìm hiểu thông tin cụ thể về ngành nghề mong muốn theo học

Sau khi tìm ra ngành nghề mình yêu thích, bạn cần dành thời gian tìm hiểu và xem xét kỹ về điểm xét tuyển mọi năm, chương trình đào tạo, học phí, nhu cầu việc làm trong tương lai, các thuận lợi và thách thức trong nghề… Hiểu rõ về ngành nghề muốn theo học sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập và thuận lợi hơn trên con đường học tập, làm việc sau này.

Bước 5: Trau dồi kiến thức và kỹ năng

Hãy lên kế hoạch phát triển bản thân để tiến xa hơn sau khi xác định mục tiêu nghề nghiêp. Bạn cần trang bị thêm những gì? Các kiến thức và kỹ năng nào cần được trau dồi? Chỉ cần bạn cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày thì có thể vượt qua mọi khó khăn và thành công với nghề mình đã chọn.

Bước 6: Trải nghiệm và khám phá bản thân

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên trải nghiệm một số công việc liên quan đến nghề nghiệp mình thích để xem bản thân có hợp với nghề đó hay không.

Nên Chọn Nghề Theo Đam Mê Hay Hợp Thị Trường? Các Bước Định Hướng Nghề Nghiệp

Nên chọn nghề theo đam mê hay hợp thị trường?

Chọn được công việc phù hợp đúng với sở thích là cách để chúng ta sống vui vẻ 8 tiếng mỗi ngày. Có thể công việc không giúp bạn kiếm nhiều tiền nhưng nếu bạn có đam mê thì bạn sẽ luôn bị thôi thúc để làm việc tích cực.

Một điều phổ biến trong xã hội hiện nay là học sinh phải chịu áp lực từ cha mẹ trong việc chọn nghề. Hãy nên nhớ rằng, cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt đẹp cho con cái của mình cả. Họ là những người từng trải, họ có nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Vì vậy, đừng vội tạo ra áp lực cho bản thân và gạt bỏ ý kiến của cha mẹ. Cũng đừng vì sĩ diện, sự kỳ vọng của gia đình mà lựa chọn một công việc quá tầm với. Có những nghề ngoài tài năng còn cần đến sự kiên trì, lòng nhiệt thành và cống hiến không mệt mỏi. Hãy bình tĩnh suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Sống có hoài bão ước mơ là một lối sống đẹp, giúp bạn có mục tiêu phấn đấu rõ ràng trong cuộc sống. Nhưng nếu chỉ có đam mê thôi thì chưa đủ, cuộc sống này còn cần nhiều thứ hơn thế. Mỗi nghề có một đặc thù công việc riêng, có nghề cần sức khỏe ngoại hình, có nghề cần sự khéo léo, tỉ mỉ. Như vậy không có nghĩa cứ đứng trước khó khăn là bạn cho mình cái quyền đầu hàng số phận.

Nên Chọn Nghề Theo Đam Mê Hay Hợp Thị Trường? Các Bước Định Hướng Nghề Nghiệp“Yếu tố thực tiễn cũng rất quan trọng, nhưng tôi tin những yếu tố của thực tiễn như cơm áo gạo tiền sẽ đi theo sau nếu bạn có đam mê và mục đích khi chọn nghề.” – Joshua Lawrence Durkin – Ảnh: Internet

Con đường vòng không phải con đường ngắn nhất, nhưng đôi khi lại là con đường nhanh nhất. Rất nhiều người đã làm những công việc khác nhau để “nuôi” ước mơ của mình và thực tế cho thấy họ đã thành công. Xác định được đam mê ngay từ sớm để trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đây là một giải pháp hữu hiệu tạo nên sự phù hợp cho ước mơ của chính bạn. Bởi vì, chỉ với đam mê thôi thì không bao giờ đủ. Đam mê mà không đi kèm sự phù hợp thì cũng như ổ khóa thiếu đi chiếc chìa khóa vậy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *