Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

Bạn đang thắc mắc Mentoring là gì? Các loại mô hình Mentoring hiện nay? Bài viết dưới đây của Fastdo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này và cung cấp thêm thông tin về sự khác biệt giữa Mentoring và Coaching. Bạn hãy xem đọc bài viết để tìm hiểu chi tiết nhé!

  • Founder là gì? 6 Phẩm chất cần có ở một người làm Founder
  • 1. Mentoring là gì?

    Mentoring là quá trình truyền tải thông tin liên quan đến công việc hay cơ hội phát triển nghề nghiệp. Mentoring thường xảy ra giữa người quản lý và nhân viên cấp dưới nhằm phát triển cá nhân và sự nghiệp của người được cố vấn. Điểm quan trọng trong Mentoring là người cố vấn phải có những kinh nghiệm mà những người khác có thể học hỏi.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Mentoring là gì?

    Trong quá trình Mentoring, Mentee là người được cố vấn và cần tiếp thu kiến ​​thức từ người cố vấn. Mentor là người cố vấn hướng dẫn cho Mentee chinh phục mục tiêu của mình trong công việc. Mối quan hệ giữa Mentor và Mentee không chỉ là cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý báu mà còn là bạn đồng hành trong quãng thời gian dài làm việc.

    >>> ĐỌC THÊM: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng: 5 lưu ý để xây dựng hiệu quả

    2. Mentoring program là gì?

    Mentoring program là các chương trình, kế hoạch được thiết lập bởi sự kết hợp của Mentor và Mentee. Đây là chương trình đem lại cơ hội để tạo nên các kế hoạch phù hợp, rõ ràng và chi tiết cho quá trình làm việc của Mentee. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp Mentee nâng cao hiệu quả trong công việc bởi vì sự thành công luôn đến từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Mentoring program là gì?

    3. Phân loại mô hình Mentoring

    Mô hình Mentoring được chia làm năm loại và mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt.

    • Mô hình 1:1: Đây là khái niệm khái quát về các hình thức Mentoring chỉ gồm Mentor và Mentee.
    • Mô hình Mentoring dựa trên nguồn lực: Đây là hình thức Mentoring mà một cố vấn thực sự không tồn tại. Các đồng nghiệp sẽ Mentor lẫn nhau bằng cách chia sẻ và phản hồi.
    • Mô hình Mentoring theo nhóm: Đây là hình thức mà một Mentor sẽ cố vấn cho nhiều Mentee cùng lúc.
    • Mô hình Mentoring dựa trên đào tạo: Đây là hình thức Mentoring để giúp một hoặc nhiều Mentee có kỹ năng làm được một công việc cụ thế nào đó.
    • Mô hình Mentoring cho cấp quản lý/điều hành:  Đây là hình thức Mentoring dài hạn, như một quản lý cấp cao cố vấn cho nhân viên cấp dưới đạt được thành tựu nhất định trong sự nghiệp sau vài năm.

    3.1 Mô hình 1:1

    Mô hình 1:1 là loại hình Mentoring phổ biến nhất hiện nay. Trong mô hình này, một Mentor sẽ được ghép cặp và thực hành trực tiếp với một Mentee. Đây là loại hình hợp tác giúp cả hai bên cùng trưởng thành đồng thời phát triển các mối quan hệ cá nhân dựa trên sự hỗ trợ và hợp tác. Điểm hạn chế của mô hình này là không đủ Mentor có trình độ cao để hỗ trợ các Mentee tối đa.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Mô hình Mentoring 1:1

    3.2 Mô hình Mentoring dựa trên nguồn lực 

    Bạn muốn chuyển từ hệ thống chấm công cũ kỹ sang một giải pháp hiện đại hơn? fCheckin chính là giải pháp dành cho Doanh nghiệp của bạn! Fastdo cung cấp giải pháp chấm công dễ sử dụng và đáng tin cậy để bạn có thể chấm công từ xa, theo dõi giờ làm việc và quản lý nhân viên một cách hiệu quả. Đừng để công việc chấm công trở thành gánh nặng – hãy thử fCheckin ngay hôm nay.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Đây là mô hình có nhiều điểm giống mô hình Mentoring 1:1. Điểm khác biệt của mô hình này là cố vấn và Mentee không được phỏng vấn và thực hiện quá trình ghép cặp bởi một người quản lý chương trình Mentoring. Mentor sẽ đưa tên tuổi mình vào danh sách những cố vấn thuộc chương trình để Mentee tự đưa ra lựa chọn.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Mô hình Mentoring dựa trên nguồn lực

    Mô hình này giúp huy động nguồn lực trên tinh thần tự nguyện của các Mentor và Mentee. Cả hai có thể khai thác nguồn lực bằng cách chủ động liên hệ, gặp gỡ, xin hỗ trợ và lời khuyên từ người phụ trách Mentoring. Mô hình này mang tính tổ chức cao nên sẽ có những hạn chế về sự lệch pha khá lớn về năng lực giữa Mentor và Mentee.

    3.3 Mô hình Mentoring theo nhóm

    Đây là mô hình đòi hỏi mỗi Mentor phải làm việc theo nhóm cùng 4-6 Mentee cùng lúc. Cuộc gặp gỡ của nhóm sẽ diễn ra hai lần mỗi tháng để cùng thảo luận về các chủ đề khác nhau. Các cuộc thảo luận kết hợp giữa cố vấn từ những người có kiến thức chuyên môn và mọi người trong nhóm sẽ giúp các Mentee có thể học hỏi thêm những kỹ năng.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Mô hình Mentoring theo nhóm

    Hạn chế trong mô hình Mentoring này đó là vấn đề duy trì cuộc gặp thường xuyên và hiệu quả. Mentoring theo nhóm cũng hạn chế cơ hội để những thành viên có thể xây dựng quan hệ cá nhân. Tuy nhiên, các nhóm cùng ngành nghề vẫn có thể lên kế hoạch thực hiện và tận dụng mô hình này để có thể khai thác hết những thế mạnh của các Mentor thành công trong ngành.

    3.4 Mô hình Mentoring dựa trên đào tạo

    Mentoring dựa trên đào tạo là mô hình gắn bó trực tiếp với chương trình rèn luyện và đào tạo. Một Mentor sẽ làm việc và trực tiếp giúp một Mentee phát triển các kiến thức hay kỹ năng nghề nghiệp. Vì chỉ tập trung vào một môn học hay vấn đề cụ thể và thực tế mà không hỗ trợ Mentee phát triển toàn diện kỹ năng nên mô hình này thường ít được doanh nghiệp áp dụng.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Mô hình Mentoring dựa trên đào tạo

    3.5 Mô hình Mentoring cho cấp quản lý/điều hành

    Đây là mô hình mang tính áp đặt nhưng lại là một cách vô cùng hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa Mentoring trong một tổ chức cụ thể. Không những thế, mô hình này còn giúp cấp quản lý phát triển các kỹ năng thực tế và những kiến thức về Mentoring nhanh chóng.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Mô hình mentoring cho cấp quản lý/điều hành

    Mô hình Mentoring này rất phù hợp để áp dụng trong các doanh nghiệp có mong muốn xây dựng và phát triển văn hóa tương trợ trong nội bộ và giữ chân những người giỏi. Bằng mô hình này, tất cả nhân viên đều có thể tìm đến và nhờ sự trợ giúp từ một người cố vấn ở cấp cao hơn.

    4. Lợi ích mà Mentoring mang lại

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Lợi ích của Mentoring

    Mentoring đang này càng trở thành một phần kỹ năng cần thiết và quan trọng dành cho các cấp quản lý. Một Mentor tốt sẽ có khả năng giúp các Mentee cải thiện hiệu quả trong công việc, học được các kỹ năng mới và ngày càng tự tin hơn. Các Mentor cũng nhận được nhiều lợi ích qua Mentoring như quan điểm mở rộng, tăng cường các kỹ năng kỹ thuật, lãnh đạo và giao tiếp…

    5. Điểm khác biệt giữa Coaching và Mentoring là gì? 

    Mục đích của Coaching là nhằm giúp Mentee đạt được kỹ năng hay các kiến thức cụ thể. Cá nhân sẽ làm việc với người có chuyên môn đào tạo để nhân được các kiến thức nhất định. Trọng tâm Coaching là hoạt động mang tính chuyên nghiệp, không phải cá nhân. Trong nhiều chừng mực, đào tạo viên của Coaching cũng giống với vai trò của người giáo viên.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Điểm khác biệt giữa Coaching và Mentoring là gì?

    Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người đầy đủ các thông tin về Mentoring là gì. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn biết thêm về các thông tin bổ ích và liên quan về Mentoring. Nếu bạn đang tìm một phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả thì hãy liên hệ ngay cho Fastdo để được hỗ trợ nhé!

    Để tăng thêm tính hiệu quả của chương trình Mentoring, các Doanh nghiệp có thể nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm đào tạo. Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo sẽ giúp tiết kiệm được thời gian đào tạo cho mentor. Bên cạnh đó, mentee có thể sắp xếp thời gian hợp lý và chủ động trong việc tìm kiếm các thông tin qua các khóa học trước khi nhờ đến sự hỗ trợ của mentee.

    Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

    Phần mềm đào tạo nội bộ fTrain

    Đăng ký nhận ngay bản demo Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo tại đây:

    Nhận ngay bản Demo phần nềm fTrain tại đây

    •  Kaizen là gì? Tất tần tật về Kaizen mà Doanh nghiệp cần biết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *