Chuyển đổi số được coi là xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0. Vai trò của Giám đốc chuyển đổi số (Chief Digital Officer – tên viết tắt CDO) do đó cũng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Họ có trách nhiệm dẫn dắt tổ chức thông qua quá trình chuyển đổi số bằng cách đưa ra và triển khai các công nghệ số.
Giám đốc chuyển đổi số (CDO) là gì?
Giám đốc chuyển đổi số (CDO) là giám đốc điều hành cấp cao chịu trách nhiệm lãnh đạo và phát triển chiến lược chuyển đổi số, nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vị trí này đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các công nghệ mới nhất, khả năng phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để nhanh chóng xác định lỗ hổng, thách thức công nghệ. Đồng thời biết cách ứng phó với chúng một cách thích hợp nhằm cải thiện hiệu suất của tổ chức.
Bên cạnh đó, Giám đốc chuyển đổi số cũng phải đảm bảo rằng, các hệ thống, quy trình và chính sách của công ty đáp ứng được nhu cầu thị trường số hóa ngày càng tăng.
Tầm quan trọng của CDO trong doanh nghiệp thời nay
Có thể nói, chuyển đổi số chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Chúng ta đang sống giữa cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có nghĩa là đang trải qua quá trình chuyển đổi số sâu sắc và toàn diện nhất. Sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ đang làm biến đổi mọi ngành nghề. Việc bổ sung Giám đốc chuyển đổi số để đưa doanh nghiệp thâm nhập vào công nghệ đột phá một cách chiến lược là hết sức cần thiết.
Qua đó có thể thấy, tầm quan trọng của CDO trong các doanh nghiệp hiện nay là điều không cần bàn cãi. Vị trí này là một khái niệm khá mới trong thời gian gần đây, để đáp ứng những thách thức của quá trình chuyển đổi số, lãnh đạo nhóm và điều phối quy trình.
- Tăng cường sự cạnh tranh: Trong thời đại ngày nay, các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật, đưa ra và triển khai các phương pháp chuyển đổi số để giữ vững vị thế của mình trên thị trường. CDO là người dẫn dắt doanh nghiệp nắm bắt xu hướng công nghệ mới nhất, tạo ra chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp để cạnh tranh hiệu quả.
- Tối ưu hóa quy trình: CDO có trách nhiệm đánh giá và cải tiến các quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa hoạt động, giảm thiểu thời gian và chi phí.
- Xây dựng văn hóa số: CDO đóng vai trò là người đưa ra chiến lược chuyển đổi số cho toàn bộ doanh nghiệp và xây dựng văn hóa chuyển đổi số để đảm bảo các bộ phận trong doanh nghiệp đều hiểu và triển khai các phương pháp, công nghệ mới một cách hiệu quả.
Những công việc mà CDO cần đảm nhiệm
Vai trò của CDO đến bây giờ vẫn thường bị nhầm lẫn với CTO (Chief Technology Officer) hay CIO (Chief Information Officer). Để vượt ra những mô tả công việc mơ hồ, không rõ ràng hay lỗi thời, tổ chức, doanh nghiệp cần nhận thức được trách nhiệm chính mà CDO cần đảm nhiệm.
Thay đổi văn hóa số
Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi tất cả mọi hoạt động, quy trình, nhiệm vụ đều phải liên quan mật thiết với nhau. Do đó, CDO đóng vai trò chia sẻ và lồng ghép tầm nhìn của họ cho các bộ phận/ phòng ban trong tổ chức, đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu và thực thi một cách hiệu quả nhất.
Phát triển và tích hợp chiến lược chuyển đổi số
Xây dựng chiến lược chuyển đổi số với một mục tiêu, tầm nhìn rõ ràng là một trong những trọng trách lớn của giám đốc chuyển đổi số. Tính chất công việc của CDO là làm việc với các bộ phận/ phòng ban khác nhau, đảm bảo tất cả mọi người đều thống nhất ý kiến. Đồng thời họ cũng cần tích hợp các sáng kiến liên quan đến chuyển đổi số, bao gồm lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và triển khai kế hoạch.
Quản lý và phối hợp làm việc với các phòng ban liên quan
Để dẫn dắt quá trình chuyển đổi số của một doanh nghiệp, CDO cần có hiểu biết về các lĩnh vực liên quan như công nghệ, Marketing, xây dựng chiến lược, tài chính. Đồng thời phối hợp làm việc chặt chẽ với các phòng ban liên quan đó để phục vụ mục tiêu lớn là chuyển đổi số doanh nghiệp.
Đo lường, giám sát quá trình chuyển đổi số
Một CDO chịu trách nhiệm giám sát tất cả các dự án và đo lường xem chúng có hiệu quả và mang lại giá trị hay không.
Hỗ trợ và nâng cao các giải pháp hiện có
Thế giới công nghệ liên tục thay đổi với các giải pháp mới được tạo ra hàng ngày. Một CDO phải cập nhật liên tục về các công nghệ, kỹ thuật mới để thiết lập các mục tiêu, đồng thời đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giải quyết lỗ hổng về công nghệ mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Thu hút nhân tài
Nhu cầu đổi mới và chuyển đổi số như hiện nay đang vượt quá khả năng cung cấp nguồn nhân lực có trình độ. Do đó, CDO cũng có trọng trách thu hút và giữ chân người tài, thúc đẩy, tạo động lực cho họ cống hiến và gắn bó lâu dài với tổ chức.
Kỹ năng và trình độ mà Giám đốc chuyển đổi số cần có
Trình độ và kỹ năng cứng của CDO
Sự nhạy bén trong kinh doanh
Với tư cách là lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, CDO có trách nhiệm mang lại năng suất và hiệu quả cho tổ chức bằng cách tận dụng công nghệ. Để làm được điều này, họ cần hiểu lĩnh vực kinh doanh của công ty, đánh giá tình hình thị trường và xác định các cơ hội tiềm năng.
Hiểu biết sâu rộng về công nghệ
CDO là người thử nghiệm các công nghệ mới và sự ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ phải luôn nhạy bén với những xu hướng mới nhất và quyết định liệu nó có đáng để áp dụng vào doanh nghiệp hay không.
Để đưa ra các quyết định chuyển đổi số tốt hơn, một CDO phải biết cách thức hoạt động của các công nghệ hiện đại, bao gồm các lĩnh vực như big data, kỹ thuật dữ liệu, IoT,…
Quản lý dự án
Chuyển đổi số cũng là một dự án lớn của doanh nghiệp, chính vì vậy, CDO cần nhận thực được các phương án, quy trình triển khai tốt nhất để quản lý dự án.
Hiểu dữ liệu
Vị trí CDO đòi hỏi những người ngồi ở vị trí này phải có hiểu biết sâu sắc về các quy trình dữ liệu cũng như chi tiết cách xây dựng dữ liệu trong tổ chức khi triển khai chuyển đổi số.
Trình độ và kỹ năng mềm của CDO
Kỹ năng giao tiếp
Giám đốc chuyển đổi số (CDO) cần có khả năng giao tiếp hiệu quả để truyền đạt các quy trình kỹ thuật số và giải thích các lợi ích của chúng đến những người liên quan.
Trong doanh nghiệp, CDO thường phải đối mặt với nhiều khó khăn vì nhiệm vụ của họ là thay đổi quy trình làm việc bằng cách triển khai các cách thức và phương pháp mới. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt là vô cùng cần thiết cho bất kỳ CDO nào để có thể thuyết phục và động viên nhân viên cùng hợp tác nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Tinh thần trách nhiệm và tính kiên trì cao
Đưa ra và triển khai chuyển đổi số liên quan đến sự thay đổi lớn cho toàn bộ doanh nghiệp, những quyết định này tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức lớn. Khi CDO đóng vai trò là người tạo ra sự thay đổi, họ phải đủ can đảm và có trách nhiệm để dám bắt đầu những điều lớn lao, đồng thời có sự kiên trì để liên tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó.
Khả năng lãnh đạo
CDO phải là một nhà lãnh đạo xuất sắc để quản lý các nhóm trong môi trường cần sự tập trung, có nhịp độ nhanh và phức tạp. Họ có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp và xem xét công việc của các nhân viên để hoàn thành kế hoạch. Để có thể thúc đẩy liên tục và sự cải thiện năng suất, kỹ năng cho các thành viên, CDO phải là một người lãnh đạo truyền cảm hứng và khả năng lãnh đạo, dẫn dắt đội ngũ.
Phân biệt CDO với CTO trong một tổ chức
Sự chồng chéo về vai trò khiến nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm CDO và CTO. Tuy nhiên, CTO (Giám đốc công nghệ) thường chịu trách nhiệm đảm bảo công nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi CDO lại tập trung vào việc phát hiện, triển khai các công nghệ đột phá, cải thiện hiệu suất kinh doanh.
Những câu hỏi thường gặp về CDO
Giám đốc chuyển đổi số báo cáo cho ai?
Thông thường, CDO sẽ tiến hành báo cáo cho Giám đốc điều hành của doanh nghiệp (CEO). Tuy nhiên, Giám đốc chuyển đổi số trong nhiều doanh nghiệp sẽ có vai trò và quyền hạn khác nhau, do đó, tùy vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mà CDO thực hiện báo cáo cho ai cũng khác nhau.
Doanh nghiệp nào cần Giám đốc chuyển đổi số?
Trong thời đại cách mạng số 4.0, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn thách thức trong việc chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh số. Do đó, họ cần vị trí Giám đốc chuyển đổi số (CDO – Chief Digital Officer) để đảm bảo quá trình chuyển đổi này diễn ra hiệu quả và bền vững.
Những doanh nghiệp cần đến CDO thường là những doanh nghiệp lớn, có quy mô toàn cầu, cần chuyển đổi số để duy trì tính cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Một số doanh nghiệp sau cũng cần Giám đốc chuyển đổi số:
- Đang có kế hoạch hoặc chuẩn bị triển khai chiến lược chuyển đổi số với quy mô lớn.
- Đang tham gia đầu tư vào các công nghệ mới như AI, IoT, blockchain, cloud computing, big data,…
- Cần tối ưu hóa quy trình hoạt động, nâng cao hiệu quả vận hành và tăng cường trải nghiệm khách hàng.
Tham khảo:
-
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Tầm quan trọng & giải pháp
-
Chuyển đổi số trong giáo dục: Thực trạng và giải pháp
-
Chuyển đổi số dành cho Lãnh đạo
Học gì để trở thành Chief Digital Officer
CDO là quản lý cấp cao nên vị trí này đòi hỏi phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Học về các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ, kinh doanh, Marketing, Quản trị,… đều thích hợp để phát triển lên vị trí Chief Digital Officer.
Ví dụ, CDO của Microsoft – Andrew Wilson, có bằng kỹ sư về Khoa học Máy tính và Nghiên cứu Kinh doanh của Đại học Loughborough, Leicestershire, Vương quốc Anh. Hay Faraz Shafiq – một CDO tại Amazon Web Services, sở hữu bằng Cử nhân Khoa học Máy tính và sau đó lấy bằng MBA tại UC Berkeley, Trường Kinh doanh Haas.
Trong hầu hết các trường hợp, CDO được thăng chức lên vị trí này từ các vai trò C-suite khác trong công ty, chẳng hạn như CTO, CIO,… Việc thăng tiến có thể phụ thuộc vào việc thực hiện thành công các dự án về số hóa hoặc có thành tựu nào đó nổi bật. Ngoài ra, phải chứng minh được phẩm chất quản lý cũng như kiến thức chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kỹ thuật và kinh doanh.
Ngày nay, Chief Digital Officer đảm nhận vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, do đó họ cũng gặp nhiều thách thức và khó khăn. Các nhà tuyển dụng hầu hết đều yêu cầu vị trí này khoảng 15 – 20 năm kinh nghiệm trong vai trò liên quan. Tuy nhiên tại nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay, CDO cũng thường do CIO hoặc thậm chí là CEO đảm nhận.
-
Giám đốc Điều hành (CEO)
-
Giám đốc Kinh doanh (CCO)
-
Giám đốc Nhân sự (CHRO)
-
Giám đốc Tài chính (CFO)
-
Giám đốc Marketing (CMO)
-
Giám đốc Sản xuất (CPO)
-
Giám đốc Sáng tạo