Chairman trong tiếng Việt là Chủ tịch, vị trí này thường đề cập đến người đứng đầu Hội đồng quản trị, tổ chức hay tập đoàn. Chairman có vai trò là người dẫn đầu, đưa ra các quyết định chiến lược quan trọng, định hướng phát triển và điều hành hoạt động của tổ chức.
Chairman là gì?
Chairman là Chủ tịch hội đồng quản trị, người đứng đầu Hội đồng quản trị một tổ chức hay tập đoàn, đại diện cho cổ đông và điều phối hoạt động của Ban giám đốc. Chairman có vai trò và trách nhiệm lãnh đạo, điều hành và quản lý các hoạt động của tổ chức đó. Chủ tịch thường được bầu bởi Hội đồng quản trị dựa trên quy định và quy trình của tổ chức, phải có sự uy tín, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà tổ chức hoạt động. Chủ tịch Hội đồng quản trị trong tiếng Anh tên gọi đầy đủ là Chairman of the Board.
Chức năng, nhiệm vụ của Chairman
Chairman có nhiệm vụ dẫn dắt Hội đồng quản trị, họ có vai trò ra quyết định chiến lược quan trọng, giám sát hoạt động kinh doanh, đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn quản trị trong tổ chức. Chairman chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc thúc đẩy hiệu suất làm việc của các thành viên Ban giám đốc và Hội đồng quản trị.
Chức năng, nhiệm vụ chính của một Chairman cụ thể như sau:
- Lãnh đạo, dẫn dắt, giám sát các hoạt động, tạo điều kiện để Hội đồng quản trị và Ban giám đốc hoạt động hiệu quả nhất có thể.
- Đảm bảo các cuộc họp hoặc tổ chức diễn minh bạch, các quyết định được đưa ra một cách có cơ sở, dắt dắt các thành viên thảo luận về những đề xuất đưa ra bao gồm chiến lược, quản trị rủi ro, báo cáo và các hoạt động liên quan.
- Đưa ra quyết định hoặc hành động dựa vào ý kiến thống nhất của nhóm, đảm bảo các quyết định đáp ứng một cách chính xác và kịp thời.
- Giám sát và đánh giá hoạt động của công ty, đảm bảo đạt được các mục tiêu và kế hoạch được thực hiện hiệu quả.
- Chairman có thể phải đại diện cho tổ chức trong các sự kiện, cuộc họp hoặc các buổi gặp gỡ khác.
- Giao tiếp, đàm phán hiệu quả với các thành viên hiệp hội và dẫn dắt, chủ trì các cuộc họp cổ đông.
- Quyết định các chiến lược quan trọng, có tầm nhìn trong tương lai và đưa ra các giải pháp hoặc kế hoạch dự phòng phù hợp.
Trên thực tế, chairman có thể phải giải quyết nhiều vấn đề hơn, tùy vào loại hình kinh doanh, quy mô tổ chức của doanh nghiệp đó. Đóng vai trò là người dẫn dắt một tổ chức, tập đoàn, chairman phải là người chịu trách nhiệm cao nhất cho sự thành bại của doanh nghiệp.
Yếu tố cần có để trở thành Chairman
Bên cạnh nền tảng về kiến thức và kinh nghiệm, một chairman cũng cần có những tố chất quan trọng như sau:
Hiểu về tổ chức
Nếu một chairman không hiểu về tổ chức của mình, không nắm rõ về văn hóa doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, quy trình vận hành thì khó có thể kiểm soát, lãnh đạo thành công tổ chức đó.
Một chairman xuất sắc cần phải có cái nhìn tổng quan về mục tiêu, sứ mệnh, chiến lược và các hoạt động để đưa quyết định dựa trên sự hiểu biết, nhận định đúng đắn, tránh các sai lầm trong quản lý tổ chức. Đồng thời đưa ra kế hoạch dự phòng cho những tình huống không mong muốn có thể xảy ra.
Chủ trì các cuộc họp
Dẫn dắt, chủ trì các cuộc họp lớn một cách hiệu quả là một kỹ năng quan trọng và hết sức cần thiết đối với một chairman. Các quyết định đưa ra của Hội đồng quản trị ảnh hưởng đến vận mệnh của tổ chức.
Chính vì vậy, nó đòi hỏi chairman phải có khả năng chủ trì cuộc họp, trình bày ý tưởng một cách rõ ràng, thuyết phục để đưa ra các quyết định quan trọng và tạo sự đồng thuận giữa các thành viên trong tổ chức. Bên cạnh đó, chairman cũng cần phải tập trung vào chủ đề chính của cuộc họp và kiểm soát được diễn biến của cuộc họp đó.
Gây ảnh hưởng đến người khác
Chairman có trách nhiệm thúc đẩy các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc phát huy tối đa khả năng của mình vì sự phát triển của tổ chức. Đồng thời gây dựng sự uy tín và tôn trọng trong tổ chức của mình.
Việc này đòi hỏi chairman phải có khả năng lãnh đạo, biết cách lắng nghe, hiểu và hỗ trợ các thành viên đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Bên cạnh đó, chairman cũng cần biết cách xử lý các vấn đề phức tạp, giải quyết mâu thuẫn và tạo ra sự đồng thuận trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc.
Kiểm soát cảm xúc
Vị trí của chairman cực kỳ nhiều thử thách và áp lực. Chairman chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và toàn bộ doanh nghiệp. Do đó, họ cần kiểm soát cảm xúc để đảm bảo sự ổn định và chuyên nghiệp của tổ chức.
Giữ bình tĩnh và có cá tính mạnh mẽ sẽ giúp họ dễ dàng điều phối tổ chức cũng như tránh được các hành động vô lý hoặc hành động theo cảm tính, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
Giao tiếp, đàm phán tốt
Kỹ năng giao tiếp cũng khá quan trọng đối với vị trí chairman, với vai trò đứng đầu tổ chức, chairman thường xuyên phải liên lạc với nhiều bên khác nhau như các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, cổ đông,…
Do đó, giao tiếp hiệu quả sẽ giúp họ phản hồi nhanh chóng với các thay đổi hoặc thách thức trong môi trường kinh doanh. Kỹ năng này cũng giúp họ dễ dàng giải thích, thuyết phục khách hàng, đối tác về những quyết định của tổ chức, tạo sự đồng thuận trong các quy trình tiếp theo.
Săn đón nhân tài cho doanh nghiệp
Đội ngũ nhân sự là “tài sản” quan trọng nhất trong một doanh nghiệp, nếu có nguồn nhân lực mạnh, nhiều kỹ năng, công ty đó sẽ có cơ hội phát triển và tồn tại bền vững.
Do đó, chairman cần săn đón các nhân tài về cho tổ chức, đảm bảo doanh nghiệp có một quá trình tuyển dụng và thu hút nhân tài hiệu quả. Điều này bao gồm việc đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài, tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự phát triển của nhân viên, chẳng hạn như cơ hội đào tạo và học tập, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tích cực.
Tầm nhìn
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục và sự cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh doanh. Chairman phải là người có tầm nhìn để dự đoán những xu hướng mới và phát triển chiến lược phù hợp nhằm đáp ứng thị trường.
Tầm nhìn giúp chairman đưa ra những quyết định quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Họ cũng đóng vai trò là người đánh giá các lợi ích và rủi ro của các quyết định, đảm bảo chúng phù hợp với tầm nhìn của tổ chức và có thể đạt được mục tiêu dài hạn.
Phân biệt Chairman và CEO
Cả Chairman và CEO đều là những vị trí quan trọng trong một tổ chức. Họ đều đóng vai trò quyết định trong việc đưa ra các chiến lược và quyết định cho công ty. Cả hai vị trí đều tập trung vào việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và tạo ra giá trị cho cổ đông. Bên cạnh đó, có 1 số điểm khác biệt giữa Chairman và CEO:
So sánh |
Chairman |
CEO |
Cấp bậc |
Giữ vị trí cao nhất trong Hội đồng quản trị. |
Giám đốc điều hành giữ vị trí cao nhất trong cơ cấu hoạt động của công ty. |
Khái niệm |
Chairman lãnh đạo từ bên ngoài hoạt động của công ty, đưa ra các quyết định chính sách cấp cao. |
Giám đốc điều hành lãnh đạo từ bên trong cơ cấu hoạt động của công ty, điều hành các hoạt động. |
Hoạt động |
Chairman thường không có mặt trong các hoạt động hàng ngày của công ty. |
Giám đốc điều hành thường tích hợp vào các chức năng hàng ngày của công ty. |
Vai trò |
Chairman quản lý trực tiếp các thành viên Hội đồng quản trị công ty. |
CEO trực tiếp quản lý các giám đốc cấp cao của công ty. |
Ủy quyền |
Ủy quyền cho các thành viên Hội đồng quản trị. |
Ủy quyền cho các giám đốc chức năng. |
Phân biệt Chairman và President
Chairman và President khi dịch qua tiếng Việt đều là “Chủ tịch”. Tuy nhiên, 2 vị trí này có nhiều chức năng khác nhau:
So sánh |
Chairman |
President |
Cấp bậc |
Chairman thường là chủ tịch của một Hội đồng quản trị – nơi mà mọi thành viên ngang hàng nhau về chức năng và quyền hạn. |
President là người đứng đầu của một tổ chức có tính phân cấp. |
Nhiệm vụ |
Quản lý hội đồng quản trị hoặc các hoạt động chiến lược của tổ chức. |
Quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của tổ chức. |
Hoạt động |
Đại diện cho tổ chức và giao tiếp với các bên liên quan. |
Quản lý hoạt động kinh doanh và các mối quan hệ nội bộ trong tổ chức. |
Được bổ nhiệm |
Thường được bổ nhiệm bởi các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc cổ đông. |
Thường được bổ nhiệm bởi Hội đồng quản trị hoặc Ban lãnh đạo cao nhất của tổ chức. |
Một số câu hỏi thường gặp
CEO thay thế cho Chairman khi nào?
CEO có thể thay thế cho chairman để đảm nhận vai trò quản lý và phát triển doanh nghiệp trong trường hợp chairman nghỉ hưu hoặc quyết định rút khỏi vai trò quản lý của mình.
Tuy nhiên, việc CEO thay thế cho chairman còn phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng quản trị và cổ đông của công ty. Trường hợp này thường chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp.
CEO hay Chairman quyền lực hơn?
Chairman (Chủ tịch) là người đứng đầu Hội đồng quản trị và có nhiều quyền lực hơn so với CEO. Sự phân chia quyền lực của 2 chức danh này dựa vào cấu trúc và quy mô của doanh nghiệp cũng như thỏa thuận, quy định trong các tài liệu pháp lý của doanh nghiệp.
- Chairman thường đưa ra quyết định chiến lược và định hướng dài hạn cho doanh nghiệp, họ cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý, tài chính và đàm phán với các bên liên quan.
- CEO thường đứng đầu ban điều hành và có nhiều quyền lực trong việc điều hành các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. CEO thường đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ doanh nghiệp, quyết định về sản phẩm/ dịch vụ, kế hoạch kinh doanh, chiến lược Marketing, tuyển dụng, quản trị nguồn nhân lực,…
Vai trò quan trọng của chairman cho sự phát triển của một doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể tồn tại bền vững, chairman cần sự góp sức của đội ngũ nhân viên của tổ chức, muốn vậy chairman phải có khả năng lãnh đạo, xây dựng môi trường làm việc tích cực và hợp tác hiệu quả.