9 thời điểm dùng những câu đánh giá hay, thúc đẩy động lực nhân viên

Trong hành trình quản lý và phát triển đội ngũ, bằng cách lựa chọn đúng thời điểm và sử dụng những lời nhận xét tinh tế, nhà lãnh đạo có thể tạo ra những bước ngoặt tích cực, thúc đẩy sự gắn kết và hiệu quả làm việc của cả tập thể. Bài viết này của Fastdo sẽ giới thiệu 9 thời điểm vàng để áp dụng những câu đánh giá hay, giúp bạn khai phá sức mạnh của ngôn từ trong việc truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ đến thành công.

1. Những câu đánh giá hay về mức độ hiệu quả công việc

Đối với những nhà quản lý, mức độ hiệu quả công việc thể hiện năng lực của nhân viên mà mình đang trực tiếp theo dõi, cho thấy sự phù hợp của nhân viên với công việc. Vì vậy, việc giám sát và có những câu đánh giá hay về mức độ hiệu quả công việc của nhân viên là một phần quan trọng trong quá trình quản lý nhân viên. 

9 thời điểm dùng những câu đánh giá hay, thúc đẩy động lực nhân viên

Hiệu quả công việc là một trong những yếu tố đầu tiên cần có khi đánh giá nhân viên.

Các nhà quản lý có thể tham khảo những câu đánh giá hay về mức độ hiệu quả công việc như sau:

1.1 Tuyên dương

  • Hoàn thành 100% công việc, nâng cao hiệu quả công việc đến mức tối đa.
  • Chủ động trong công việc, có thái độ tích cực và cầu tiến trong quá trình làm việc.
  • Vận dụng tốt nguồn tài nguyên có được thông qua quá trình tự tìm hiểu, thu thập thông tin và công cụ cần thiết.
  • Có những sáng kiến hay, thiết thực, có thể áp dụng trực tiếp vào công việc.
  • Đặt ra những mục tiêu cụ thể, thực tế, có thể đo lường được và cố gắng hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.
  • Chịu trách nhiệm cho phần công việc mình đảm nhận, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi cần thiết để tất cả cùng hoàn tất công việc trong thời gian cho phép.

1.2 Phê bình

  • Công việc hoàn thành dang dở, không đạt được hiệu quả như mong đợi, có xu hướng xao nhãng, không tập trung vào công việc.
  • Bị động trong công việc, chưa/không có thái độ tích cực và tự chủ trong công việc của bản thân.
  • Chưa có kinh nghiệm trong việc đặt mục tiêu cho công việc của mình, thiết lập mục tiêu chưa phù hợp với khả năng của bản thân và đội, nhóm.
  • Chưa phối hợp tốt với đồng nghiệp, vấp phải nhiều khó khăn trong công việc chung với đội, nhóm.
  • Có thái độ đổ lỗi cho người khác về phần sai lệch trong công việc của mình, chưa có tinh thần tự chịu trách nhiệm.
  • Ôm đồm nhiều công việc, không san sẻ, ủy thác công việc cho đồng nghiệp hay đội, nhóm để tiến độ công việc chung trì trệ, không hoàn thành đúng thời hạn. 

2. Những câu đánh giá hay về tính chuyên cần của nhân viên

Tính chuyên cần là một phẩm chất mà bất kỳ nhân viên ở bất kỳ vị trí nào cũng cần phải có. Việc có mặt đúng giờ tại nơi làm việc mỗi ngày thể hiện trách nhiệm đối với công việc mà mình đang làm, đồng thời cũng là sự tôn trọng đối với đồng nghiệp cũng như đội, nhóm của mình.

Bạn đang cảm thấy mệt mỏi với việc chấm công thủ công và không kiểm soát được tính kỷ luật của nhân viên? Đau đầu vì quy trình, thao tác tổng hợp công và tính lương quá phức tạp? Dữ liệu chấm công nhiều sai sót và thiếu minh bạch khiến việc tính lương trở nên mơ hồ? Hãy để Bộ giải pháp phần mềm chấm công fCheckin của Fastdo giải quyết mọi nỗi lo của bạn.

Phần mềm chấm công fCheckin được tích hợp 3 tính năng chấm công – đơn từ – bảng công giúp doanh nghiệp tự động hóa mọi quy trình chấm công. Với công nghệ định vị GPS, nhân viên có thể tự chấm công thông qua điện thoại. Mọi dữ liệu chấm công, đơn từ nghỉ phép đều được lưu trữ minh bạch trên hệ thống. fCheckin sẽ tự động tổng hợp công giúp nhà quản lý tính lương một cách nhanh chóng.

Hãy bấm vào ảnh để đăng ký nhận tư vấn Phần mềm chấm công fCheckin ngay hôm nay!

9 thời điểm dùng những câu đánh giá hay, thúc đẩy động lực nhân viên

Phần mềm chấm công fCheckin

Dưới đây là những câu đánh giá hay về tính chuyên cần của nhân viên mà các nhà quản lý có thể tham khảo:

2.1 Tuyên dương

  • Có mặt tại công ty/dự án đúng giờ.
  • Chủ động sắp xếp lịch trình làm việc của bản thân, phù hợp với tiến trình công việc của đội, nhóm, công ty/dự án.
  • Ít khi vắng mặt, có lý do rõ ràng mỗi khi vắng mặt.
  • Đảm bảo hiệu suất công việc, hoàn thành tốt những công việc được giao trong thời gian cho phép.
  • Luôn đúng giờ tại các cuộc họp của hội, nhóm, công ty/dự án, chuẩn bị tài liệu cần thiết đầy đủ mỗi khi tham gia các cuộc họp.
  • Quản lý tốt lịch trình công việc của bản thân.
  • Tuân thủ chính sách làm việc của công ty/dự án khi sắp xếp ngày nghỉ.

Onboarding là gì? Quy trình xây dựng On-Boarding hiệu quả

2.2 Phê bình

  • Thường xuyên muộn giờ làm tại công ty/dự án.
  • Chưa có ý thức chủ động nắm lịch trình làm việc của bản thân, chưa quản lý tốt các công việc bản thân được giao.
  • Nhầm lẫn lịch trình làm việc của bản thân với thời gian làm việc chung của đội, nhóm tại công ty/dự án, chưa có sự sắp xếp lịch trình làm việc hợp lý.
  • Thường xuyên vắng mặt, không có lý do chính đáng khi vắng mặt.
  • Lơ là công việc, hiệu suất công việc không được đảm bảo, công việc hoàn thành chậm trễ hoặc không hoàn thành, làm ảnh hưởng đến công việc chung của đội, nhóm tại công ty/dự án.
  • Chưa có ý thức tự quản lý lịch trình làm việc của mình, chậm trễ trong các công việc của bản thân.
  • Đến trễ hoặc vắng mặt tại các cuộc họp của công ty/dự án, thiếu sự chuẩn bị trước các cuộc họp, đã nhận cảnh cáo một số lần.
  • Chưa tuân thủ đúng chính sách làm việc của công ty/dự án. 

3. Những câu đánh giá nhân viên về khả năng đào tạo và lãnh đạo

Với những nhân viên ở vị trí trưởng nhóm (leader), khả năng đào tạo và lãnh đạo là năng lực mà những nhà quản lý cần lưu ý kỹ càng. Đây là khả năng quyết định mức độ hoàn thành công việc và hiệu suất công việc trong một đội, nhóm. 

Các nhà quản lý có thể xem xét những câu đánh giá hay về khả năng đào tạo và lãnh đạo của nhân viên như sau:

3.1 Tuyên dương

  • Thấu hiểu từng thành viên trong đội, nhóm.
  • Cởi mở, hòa đồng với đội, nhóm của mình và tạo nên không khí thân thiện, gắn kết giữa các thành viên trong đội, nhóm của mình, nâng cao tinh thần làm việc.
  • Ân cần với các nhân viên mới trong đội, nhóm, tận tình đào tạo và dẫn dắt nhân viên mới để nhân viên mới hoàn thành tốt công việc, đồng thời cởi mở hơn với đội, nhóm.
  • Khuyến khích các thành viên trong nhóm chủ động, trung thực trong công việc và có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
  • Hiểu được khả năng  làm việc của từng thành viên trong đội, nhóm, từ đó phân công công việc một cách hiệu quả phù hợp với mỗi người.
  • Luôn sẵn sàng lắng nghe các thành viên, tìm hiểu những khó khăn mà các thành viên gặp phải để tìm cách khắc phục.
  • Có cách riêng đối với từng thành viên để thúc đẩy công việc, cung cấp công cụ, thông tin cần thiết để các thành viên nhanh chóng hoàn thành công việc của mình.
  • Có những ảnh hưởng tích cực đến các thành viên trong đội nhóm, không quản lý, kiểm soát các thành viên quá mức.

3.2 Phê bình

  • Thiếu đi sự gần gũi, cởi mở với các thành viên trong đội nhóm, có xu hướng áp đặt, ra lệnh đối với các thành viên trong đội, nhóm.
  • Không có sự thấu hiểu về khả năng làm việc của các thành viên trong đội, nhóm, phân công công việc theo cảm tính khiến nhân viên gặp nhiều khó khăn trong công việc, tiến độ công việc cũng không được đảm bảo.
  • Không kiên trì với các nhân viên mới, thiếu đi sự tận tâm khi chỉ dạy nhân viên mới.
  • Không công nhận thành tích của cả đội, nhóm, không tạo được bầu không khí tích cực của đội, nhóm trong công việc.
  • Thiếu sự lắng nghe đối với từng thành viên, không giúp đỡ các thành viên trong đội, nhóm hoàn thành công việc của mỗi người.
  • Không nhận được sự tín nhiệm của các thành viên trong đội, nhóm.
  • Có xu hướng hành động theo ý mình, không coi trọng các chính sách của công ty/dự án và không giải thích cụ thể với các thành viên trong đội, nhóm quy trình làm việc.

4. Những câu đánh giá hay về kỹ năng giao tiếp của nhân viên

Kỹ năng giao tiếp của mỗi nhân viên cũng quan trọng không kém các kỹ năng khác trong công việc cũng như trong việc giao tiếp hàng ngày đối với đồng nghiệp và các cấp quản lý cao hơn. 

9 thời điểm dùng những câu đánh giá hay, thúc đẩy động lực nhân viên

Kỹ năng giao tiếp là một phần không thể thiếu trong công việc hằng ngày.

Dưới đây là những câu đánh giá hay về kỹ năng giao tiếp của nhân viên mà các nhà quản lý có thể sử dụng:

4.1 Tuyên dương

  • Có thể nói chuyện với tất cả mọi người một cách tự tin, trôi chảy, mạch lạc.
  • Có khả năng xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ qua việc giao tiếp một cách tự nhiên, cởi mở và thân thiện.
  • Có khả năng giao tiếp thông qua lời nói lẫn văn bản hiệu quả.
  • Có khả năng lắng nghe và có những phản hồi tích cực mang tính xây dựng cao.
  • Giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong đội, nhóm, dự án.
  • Có khả năng tóm tắt nội dung các văn bản dài hoặc các vấn đề phức tạp thành một văn bản nói/viết mạch lạc, dễ hiểu, dễ nghe.
  • Truyền đạt các quyết định quan trọng, thông tin thiết yếu một cách chính xác, kịp thời.
  • Tạo nên bầu không khí tích cực, thân thiện thông qua việc giao tiếp. 

4.2 Phê bình

  • Không chủ động trong việc giao tiếp với đồng nghiệp, thiếu tự tin khi phải giao tiếp với các thành viên trong đội, nhóm cũng như các cấp quản lý cao hơn.
  • Kỹ năng truyền đạt kém dẫn đến việc các quyết định quan trọng hay thông tin thiết yếu không được truyền tải chính xác, nhanh chóng.
  • Thiếu sự mạch lạc, trôi chảy và tính logic khi nói về một vấn đề dài dòng, phức tạp khiến người nghe tốn nhiều thời gian để hiểu.
  • Không có thái độ lắng nghe và ít khi có ý kiến phản hồi trong những cuộc họp nhóm cũng như các cuộc họp toàn công ty/dự án.
  • Không có trách nhiệm trong lời nói cũng như giao tiếp của bản thân mình, có xu hướng đổ lỗi cho người khác.

>>> ĐỌC NGAY: Một số lưu ý khi sử dụng câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên

5. Đánh giá nhận xét nhân viên về kỹ năng làm việc, phối hợp nhóm

Khi làm việc trong cùng một công ty/dự án, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những chìa khóa quan trọng góp phần thúc đẩy tiến độ công việc và tạo nên bầu không khí tích cực giữa các thành viên. 

Dựa trên kết quả giám sát và theo dõi của mình đối với nhân viên mà các nhà quản lý có thể tham khảo những câu đánh giá hay về kỹ năng làm việc, phối hợp nhóm của nhân viên như sau:

5.1 Tuyên dương

  • Phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong đội nhóm, có tinh thần đồng đội và tinh thần trách nhiệm cao.
  • Có những đóng góp nhất định trong công việc chung cũng như trong sự thành công của đội, nhóm. 
  • Tạo mối quan hệ tốt đẹp và bầu không khí tích cực trong đội, nhóm.
  • Lắng nghe và đánh giá cao các ý tưởng mới, thiết thực từ các thành viên khác trong đội, nhóm. 
  • Hoàn thành tốt công việc của bản thân và khuyến khích, động viên các thành viên khác hoàn thành công việc của mình.
  • Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các thành viên để công việc chung của đội, nhóm hoàn thành chỉ tiêu được giao.
  • Sẵn sàng thay đổi bản thân và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới, đồng thời chia sẻ các kiến thức, kỹ năng mới đó với đội, nhóm.
  • Sẵn sàng hết mình vì thành công chung và công việc chung của cả đội, nhóm.

5.2 Phê bình

  • Tạo rào cản hoặc khoảng cách giữa bản thân với các thành viên khác trong đội, nhóm.
  • Chỉ hoàn thành công việc của mình, chưa có tinh thần đội nhóm cũng như không có tinh thần trách nhiệm với công việc chung.
  • Thiếu đi sự lắng nghe và thấu hiểu với từng thành viên trong đội nhóm, không có sự trân trọng và đánh giá cao các ý tưởng, sáng kiến của những thành viên khác trong đội, nhóm.
  • Không có ý định chia sẻ những kiến thức của bản thân với các thành viên khác trong đội, nhóm.
  • Không có thái độ hợp tác, có xu hướng đổ thừa cho các thành viên khác trong đội, nhóm nếu công việc chung không thành công.

6. Những câu đánh giá hay về khả năng sáng tạo trong công việc của nhân viên

Khả năng sáng tạo của một nhân viên có thể được thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực trong công việc. Nhiều nhân viên sẽ có thế mạnh trong việc tạo ra những slide powerpoint đẹp, các bài thuyết trình thu hút. Một số nhân viên khác lại có thể đưa ra những ý tưởng độc đáo, những giải pháp mang tính táo bạo và vượt trội cho công ty/dự án. Những nhân viên với khả năng sáng tạo mạnh mẽ cần được đề cao và nuôi dưỡng.

Các nhà quản lý có thể tham khảo những câu đánh giá hay về khả năng sáng tạo trong công việc của nhân viên dưới đây:

6.1 Tuyên dương

  • Luôn nhảy ra các ý tưởng mới, các sáng kiến mang tính khả thi cho công ty/dự án.
  • Có những quan điểm, góc nhìn mới lạ để giải quyết các vấn đề được đặt ra.
  • Có con mắt thẩm mỹ riêng và tạo được nét đặc trưng trong những thành phẩm công việc của mình.
  • Tạo điều kiện để trí tưởng tượng và óc sáng tạo của bản thân phát triển, luôn học hỏi và tìm tòi những cái mới trong công việc của bản thân cũng như công việc chung.
  • Khuyến khích sự sáng tạo ở đồng nghiệp cũng như các cấp quản lý cao hơn, góp phần vào việc cải thiện quy trình làm việc tại công ty/dự án.

6.2 Phê bình

  • Có thái độ bảo thủ, không tiếp thu những ý tưởng, sáng kiến mới, chỉ mong muốn làm việc theo quy trình có sẵn.
  • Không ủng hộ những thay đổi, chỉ thay đổi khi được yêu cầu và miễn cưỡng chấp nhận. 
  • Thiếu đi sự sáng tạo trong công việc, không khuyến khích sự sáng tạo trong môi trường làm việc.
  • Không truyền cảm hứng sáng tạo đến đồng nghiệp.
  • Chưa có ý thức chủ động tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề của bản thân, chủ yếu tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
  • Cứng nhắc, không chấp nhận rủi ro khi triển khai các ý tưởng, biện pháp, sáng kiến mới.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Lý giải nguyên nhân vì sao nhân viên mới thử việc đã nghỉ

7. Những câu đánh giá hay về sự linh hoạt của nhân viên

Một nhân viên có sự linh hoạt trong công việc luôn được đánh giá cao bởi những nhà tuyển dụng cũng như các nhà quản lý. Khả năng thay đổi linh hoạt trong công việc chứng tỏ nhân viên có thể thích nghi cao với những thay đổi trong công việc. Từ đó, nhân viên có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng và có phương pháp ứng phó kịp thời.

Những câu đánh giá hay về sự linh hoạt của nhân viên dưới đây có thể được các nhà quản lý sử dụng:

7.1 Tuyên dương

  • Luôn có ý thức tạo ra một môi trường làm việc năng động, tích cực.
  • Chú ý đến những thay đổi của thị trường, công việc, đối tác… và chủ động đề xuất những thay đổi, phản ứng kịp thời.
  • Luôn trong trạng thái sẵn sàng và bình tĩnh trước những tình huống bất ngờ, có những phản xạ và hành động ngay lúc đó để thông báo tình huống đến những phòng ban liên quan.
  • Đón nhận sự đổi mới với thái độ cầu thị, chủ động tham gia những buổi đào tạo nhân viên các cấp của công ty cùng đồng nghiệp và các sự kiện đặc biệt khác.
  • Lắng nghe những góp ý từ đồng nghiệp và cấp trên, sẵn sàng thay đổi theo những góp ý mang tính xây dựng.
  • Chủ động và linh hoạt khi được giao nhiệm vụ, công việc mới.

7.2 Phê bình

  • Chỉ làm việc của mình, không chú ý đến không khí làm việc chung.
  • Không chú ý đến những thay đổi trong công việc, không nhanh chóng đưa ra những giải pháp mới để thích nghi với những thay đổi đó.
  • Bị động, lúng túng trong những tình huống bất ngờ.
  • Không ủng hộ, mất bình tĩnh và không muốn đón nhận những sự thay đổi trong công việc.
  • Có xu hướng làm nhiều nhiệm vụ để hoàn thành nhanh công việc được giao, chưa có sự tập trung vào những nhiệm vụ ưu tiên.
  • Không có khả năng từ chối những lời đề nghị của người khác, nhận quá nhiều công việc không cần thiết.

8. Đánh giá nhận xét về phong cách quản trị của các team leader

Đối với một người đứng đầu đội, nhóm, phòng, ban… phong cách quản trị đóng vai trò quan trọng, thể hiện khả năng của một nhà lãnh đạo với các kỹ năng tổ chức, chỉ huy, quan sát và giao tiếp phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, khoa học. Phong cách quản trị của một team leader sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần làm việc cũng như tiến độ công việc của một đội nhóm. 

9 thời điểm dùng những câu đánh giá hay, thúc đẩy động lực nhân viên

Phong cách quản trị của một team leader ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc chung.

Dưới đây là những câu đánh giá hay về phong cách quản trị của các team leader:

8.1 Tuyên dương

  • Quản lý đội, nhóm hiệu quả, xuất sắc hoàn thành công việc chung với hiệu quả cao.
  • Thấu hiểu và quan tâm đến các thành viên trong đội nhóm, luôn hỗ trợ, giúp đỡ để các thành viên nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Phân công công việc hợp lý tùy năng lực từng thành viên, giải quyết rõ ràng những khiếu nại, bất công nếu có xảy ra trong đội, nhóm.
  • Có khả năng đào tạo và nâng cao tay nghề cho nhân viên, giúp nhân viên khắc phục được những khó khăn trong công việc và phát huy thế mạnh của mình.
  • Có tinh thần tuyên dương, khen thưởng và công nhận thành công của từng thành viên cũng như của cả đội, nhóm.

8.2 Phê bình

  • Không có kế hoạch quản lý đội, nhóm rõ ràng để đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc.
  • Thiếu đi sự thấu hiểu các thành viên trong đội, nhóm và không hỗ trợ các thành viên hết mình để hoàn thành công việc.
  • Không có khả năng phân công công việc hợp lý, không thể giải quyết các xung đột giữa các thành viên trong đội, nhóm.
  • Luôn tỏ ra không hài lòng về đội, nhóm của mình nhưng không có kế hoạch hay dự định dẫn dắt, đào tạo cho đội, nhóm tốt hơn.
  • Không nhận được sự đồng thuận và ủng hộ từ các thành viên trong đội, nhóm.
  • Không có khả năng đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm chuyên môn để nhân viên có thể học tập.
  • Thiếu đi sự công nhận về thành quả công việc từng cá nhân cũng như đánh giá chung công việc của cả đội, nhóm.

9. Những câu đánh giá hay về khả năng ứng dụng công nghệ vào công việc

Khi các công nghệ tân tiến dần xâm nhập vào mọi lĩnh vực, khả năng ứng dụng công nghệ, các phần mềm mới, ứng dụng mới… giúp thúc đẩy khả năng hoàn thành công việc cũng như tối ưu nguồn nhân lực. 

Sau khi đã nhận ra khả năng ứng dụng công nghệ vào công việc của nhân viên, các nhà quản lý có thể sử dụng những câu đánh giá hay như sau:

9.1 Tuyên dương

  • Có nền tảng kiến thức tốt về công nghệ và đã có kinh nghiệm trong việc áp dụng công nghệ vào công việc đạt hiệu quả cao.
  • Hiểu về công nghệ cũng như những khái niệm về công nghệ, kỹ thuật.
  • Luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới vào công việc hiện hành.
  • Có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ nhanh chóng, dễ dàng. Được những nhân viên khác tín nhiệm khi gặp phải các vấn đề kỹ thuật, công nghệ. 
  • Luôn tìm tòi, phát hiện những công nghệ, ứng dụng, phần mềm mới giúp ích cho công việc, giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian và nhân lực.

9.2 Phê bình

  • Thiếu kiến thức về các công nghệ ứng dụng cơ bản trong công việc, không có ý định học hỏi, tìm tòi, lắng nghe về các công nghệ mới, phần mềm mới.
  • Cần cải thiện hiểu biết của bản thân về công nghệ nói chung.
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ mới vào công việc của bản thân.

Việc đánh giá nhân viên định kỳ thường làm nhiều cấp quản lý đau đầu vì không tìm được những câu đánh giá hay và thích hợp về nhân viên. Hy vọng bài viết trên của FASTDO đã giúp cho các nhà quản lý, các nhà tuyển dụng đã rút ra được những gợi ý cho riêng mình về những câu đánh giá hay về nhân viên ở mọi lĩnh vực trong công việc để có thể nhận xét đúng những điểm mạnh, yếu của nhân viên. Từ đó, các cấp quản lý có thể đào tạo nhân viên mình một cách hợp lý, lâu dài và hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *