Cách để có giọng nói hay chắc hẳn đã ít nhất một lần trở thành nỗi trăn trở của bạn khi bạn thấy ai đó có giọng nói cuốn hút đến mức bạn bị cuốn vào câu chuyện của họ. Ngoài yếu tố bẩm sinh, tất cả những gì bạn cần là một phương pháp phù hợp và sự cam kết thực hành. Vì vậy, nếu bạn muốn nuôi dưỡng một giọng nói lý tưởng, hãy bắt đầu với 15 cách để luyện giọng nói hay cực kỳ đơn giản mà FASTDO đưa ra bên dưới đây nhé!
1. Thường xuyên nói là cách để có giọng nói hay
Đầu tiên, nếu bạn muốn sở hữu cách để có giọng nói hay thì người nghe phải chú ý đến giọng nói của bạn. Nếu bạn thường xuyên nói chuyện nhỏ, thì thầm hoặc không tự tin ngẩng cao đầu khi nói, thì rất khó để thu hút người đối diện lắng nghe câu chuyện của bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn hét lên hoặc sử dụng một âm lượng rất to khi nói mà nên điều chỉnh âm lượng để phù hợp vào từng tình huống cụ thể.
Hãy cố gắng nói thường xuyên! Đó là cách luyện giọng nói hay đơn giản nhất. Thông qua đó, bạn sẽ lắng nghe giọng nói của chính mình, phát hiện ưu nhược điểm và khắc phục chúng ngay nhé.
2. Thực hành đọc thành tiếng
Một giọng nói rõ ràng và mạch lạc khó có thể tồn tại lâu và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người nghe nếu giọng nói đó thiếu truyền cảm. Chân thành xuất phát từ trái tim, cơ thể người nói dần dần tạo ra âm sắc và cảm xúc. Để người nghe có thể đồng cảm với cảm xúc của người nói, chúng ta phải thể hiện trực tiếp nét mặt, tư thế và ngôn ngữ cơ thể. Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tiếng nói của chính chúng ta.
Muốn làm được như vậy bạn hãy cố gắng thực hành đọc thành tiếng kết hợp ghi âm lại đoạn mình vừa đọc, sau đó ghi lại và nghe xem giọng nói của mình đã tròn vành rõ chữ hay chưa, đã có cảm xúc đặt vào trong từng câu chữ hay chưa, âm lượng bạn vừa nói đã đủ nghe hay chưa. Đây là một cách luyện giọng nói hay cực kỳ hiệu quả!
Người có giọng hát hay sẽ tạo được sức hút cho mình và khiến người nghe chú ý, yêu thích và muốn được nghe mãi mãi.
3. Ghi âm lại giọng nói của bản thân
Mặc dù đại đa số mọi người không muốn nghe lại giọng nói của họ; tuy nhiên, bạn nên ghi lại giọng nói của mình khi bạn nói. Ghi âm lại giọng nói của bạn là một trong những cách luyện giọng nói hay hữu hiệu, bởi lẽ khi ghi lại rồi chính bạn nghe lại sẽ thấy khác so với bạn nói bình thường. Giọng nói trong ghi âm đa số sẽ khác, nhất là khi bạn nói không mạch lạc thì tất cả điểm yếu của giọng nói sẽ lộ ra hết, ví dụ như: ngắt nghỉ chưa đúng, giọng quá cao hoặc quá trầm, chưa có nhiều cảm xúc,….
Ngày nay, hầu hết mọi điện thoại di động đều có chức năng ghi âm. Đó là lý do tại sao bạn có thể sử dụng nó để nghe giọng nói của chính mình. Bạn cũng có thể sử dụng máy quay video. Điều đó có thể giúp bạn kiểm tra tư thế, giao tiếp bằng mắt và miệng của bạn.
4. Lắng nghe những giọng nói mà bạn thích
Podcasts, sách nói hoặc Tiktok là những phương tiện tuyệt vời để bạn có thể tiếp cận, lắng nghe và học hỏi từ những người đang có những giọng nói chuyên nghiệp. Hãy lắng nghe thật kỹ những kỹ thuật khi nói của những người này. Hãy để ý đến cách họ kéo dài, uốn lượn, ngắt quãng, lên giọng và hạ giọng, thường theo một cách tự nhiên.
Ngoài ra, lắng nghe những bài nhạc từ các ca sĩ mà bạn yêu thích cũng là một cách để có giọng nói hay. Hãy thử bắt chước những giọng nói bạn thích. Luyện tập một hoặc hai giọng điệu – cố bắt chước giọng nói của bạn để thể hiện một âm điệu, âm lượng hoặc giọng điệu mà bạn thường không sử dụng.
5. Liệt kê những điểm mà bạn thích và không thích về giọng nói của mình
Một khi bạn đã quen với việc nghe giọng nói của mình, hãy bắt đầu suy nghĩ về những điểm mạnh và những điểm bạn có thể cải thiện.
Hãy chú ý đến giọng điệu và cách truyền tải của bạn. Giọng nói của bạn truyền đạt những cảm xúc gì? Bạn có dễ hiểu không?
Một vài đặc điểm cần lắng nghe khi nghe lại giọng nói của mình:
- Phát âm: Bạn có phát âm đầy đủ các từ và âm tiết không?
- Tốc độ nói: Bạn nói quá nhanh hay quá chậm?
- Điều gì xảy ra khi bạn cố gắng nói to: Giọng nói của bạn có bị run hay đột ngột chuyển sang âm vực cao hơn hoặc thấp hơn không? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không sử dụng đúng cơ để nói và bạn nên luyện tập nói bằng cơ hoành.
- Âm sắc: Giọng của bạn cao, thấp hay trung bình? Nó có thay đổi và dao động khi bạn nói không? Nó đều đều, lên xuống thất thường hay đơn điệu?
- Giọng điệu cảm xúc: Âm vực của bạn có phù hợp với nội dung lời nói không? Nó có vẻ chân thực hay thuyết phục không? Bạn có giọng điệu thân thiện, vui vẻ và lạc quan không? Hay sợ hãi và không chắc chắn? Hoặc tức giận, quá tự tin, hoặc mỉa mai?
Để hiểu rõ hơn về giọng nói của mình, hãy phát bản ghi âm ở các tốc độ khác nhau, chẳng hạn như 1.25x và 0.75x. Những giọng nói hiệu quả nhất là những giọng nói dễ hiểu và cộng hưởng cảm xúc ở các tốc độ và âm lượng khác nhau.
6. Tập nói chậm lại
Thường xuyên nói thôi thì chưa đủ, nói chậm lại thật sự đem lại hiệu quả khi bạn muốn luyện giọng nói hay. Bởi lẽ người nghe bị thu hút bởi âm thanh hấp dẫn kết hợp hài hòa giữa nhịp điệu, âm lượng, tốc độ và cách phân phối nên khi tập nói chậm lại, bạn sẽ cảm nhận được những điều đó. Để có được nhịp điệu, âm điệu, bạn nên đọc những bài văn, đoạn hội thoại, hoặc đoạn văn miêu tả ngắn về phong cảnh nên thơ, trữ tình với nhiều câu văn thể hiện đầy cảm xúc, thực hành nó với các sắc thái khác nhau.
Bạn cũng có thể kết hợp nghe một số thể loại nhạc nhẹ khi luyện tập như nhạc giao hưởng, nhạc hòa tấu du dương. Âm nhạc sẽ giúp bạn cảm nhận câu từ một cách sâu sắc và bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng nhất. Đó là một trong những cách để có giọng nói hay hơn.
7. Uống nước trước khi nói để thanh giọng
Việc uống nước trước khi nói giúp cổ họng và dây thanh quản của bạn có độ trơn tốt hơn. Điều đó có nghĩa là âm thanh mượt mà hơn và trải nghiệm nói chuyện dễ dàng hơn.
Hơn nữa, đừng quên ăn uống đầy đủ và bổ sung chất điện giải để có năng lượng và sức bền tối đa. Những điều trên là cách luyện giọng nói hay nhanh và hiệu quả nhất đối với hầu hết tất cả mọi người.
8. Phát âm rõ chữ
Một trong những cách có giọng nói hay nhằm thu hút sự chú ý của người nghe khi nói là bạn phải phát âm rõ ràng thì người nghe mới hiểu bạn đang nói gì và mới có thể giữ chân họ lại. Cách dễ dàng là phát âm nó to, rõ ràng và tròn trịa. Nắm được cách có giọng nói hay giúp bạn “ghi điểm” trong mắt đối phương hay gây thiện cảm trong mắt đối tượng.
Ngược lại, nếu bạn là người có địa vị cao nhưng giọng nói của bạn không rõ ràng và không thu hút được khán giả, bạn sẽ rất khó tạo dựng lòng tin với những người xung quanh.
Vì vậy, để luyện giọng nói hay, bạn nên luyện đọc một vài trang mỗi ngày để âm lượng của bạn thoát ra. Sau khi đọc, hãy cố gắng phân tích và đọc kỹ từng từ cho đến khi bạn có thể hiểu và đọc lưu loát. Nếu bạn vẫn còn vội vàng khi nói chuyện với ai đó và bạn không biết cách đọc, bạn phải tiếp tục làm việc chăm chỉ và đừng bỏ cuộc.
9. Tập thở sâu
Để có một giọng hát hay, việc đầu tiên là bạn phải chuẩn bị một cột hơi dài và ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một hơi thở khỏe mạnh và dài lâu thì đừng bỏ qua kỹ thuật thở từ bụng – một trong những phương pháp giúp bạn thực hành cách để có giọng nói hay.
Tư thế tập tốt nhất là giữ tư thế thẳng, vai thẳng, lưng thẳng, hai chân rộng bằng vai hoặc ngồi thẳng lưng trên ghế cứng. Ban đầu, bạn nên hít vào bằng mũi, dùng đầu để điều khiển không khí xuống bụng (lúc này bụng mới nở ra), nén không khí trong khoảng 8 đến 12 giây rồi thổi nhẹ bằng miệng, giữ và xì hơi, lưu ý thời gian ít nhất nên là 30 giây. Khi thở ra bằng miệng, bạn cần chú ý điều chỉnh nhịp thở đều và nhịp nhàng, không bị ngắt quãng. Thực hành đều đặn sẽ giúp bạn luyện giọng nói hay hơn.
10. Thực hành một số bài tập thanh nhạc
Có khi nào bạn thắc mắc ca sĩ sinh ra giọng hát đã hay như vậy không? Câu trả lời là không nhé, bẩm sinh trời phú cho ca sĩ một chất giọng hay chỉ chiếm phần trăm rất nhỏ trong sự thành công của ca sĩ đó, mà phần nhiều là sự chăm chỉ tập luyện các bài tập thanh nhạc. Giọng nói của bạn tương tự như vậy, cũng cần một thời gian thực hành để rèn giũa cho nó trở nên mượt mà, cảm xúc hơn.
Bạn có thể áp dụng các bài tập thanh nhạc mà các ca sĩ hay sử dụng để áp dụng vào cách để có giọng nói hay. Hãy tham khảo một số bài tập thanh nhạc mà Fastdo đưa ra để làm gợi ý cho bạn cùng các lợi ích của từng bài tập riêng.
- Học cách mở khẩu hình
Đây là một bài tập quan trọng giúp bạn có thể luyện giọng nói hay hơn qua việc phát âm tròn vành, rõ chữ. Cố gắng mở rộng miệng để phát âm được các chữ thật rõ ràng. Tuy nhiên không nên mở to quá sẽ dẫn đến hiện tượng gây mỏi cơ mồm mà hãy suy nghĩ xem bài tập mà bạn đang thực hiện cần mở đến một độ nào cho phù hợp.
- Học cách mở thanh quản đúng cách
Trong quá trình luyện tập của các ca sĩ thì việc mở thanh quản đúng cách sẽ giúp họ hát được cao hơn và không bị hụt hơi khi lên những quãng cao. Còn đối với những ai mà đang trong quá trình luyện giọng thì việc mở thanh quản đúng cách sẽ giúp bạn không bị hụt hơi khi nói những câu dài và những khi cảm xúc cần đẩy lên cao trào. Thông qua điều này, bạn sẽ nắm được cách có giọng nói hay hơn.
- Thực hành các bài tập liên quan đến cơ miệng
Cơ miệng là một trong số những bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói của bạn, vì vậy cách để có giọng nói hay hơn là phải luyện tập cơ miệng thật thường xuyên. Cơ miệng nếu như bị cứng lại cũng sẽ ảnh hưởng đến việc bạn đưa chữ ra bên ngoài gây khó khăn và điều đó cũng làm bạn khó thả lỏng được cơ mặt.
>>>> XEM THÊM: 14 phong cách làm việc của người Nhật “cực hay” nên học hỏi
11. Kiểm soát cao độ của giọng nói
Mỗi người sinh ra đều có một giọng nói riêng của mình, có người giọng cao, có người giọng thấp, có người giọng trầm, có người giọng bổng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể điều chỉnh được cao độ của giọng nói theo ý muốn của mình nếu bạn đang tìm cách có giọng nói hay.
Một giọng hát hay, chắc chắn phải là một giọng nói có cao độ hợp lý, đừng lên cao quá dễ khiến chói tai người nghe cũng như đừng trầm quá khiến người đối diện cảm thấy khó nghe.
Nếu bạn nói to hơn, mỗi câu sẽ được truyền đạt rõ ràng cho người đối diện. Điều này không chỉ giúp cho việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn mà nếu bạn muốn nắm được cách luyện giọng nói nhẹ nhàng, bạn cần chú ý xem kỹ thuật thở của mình đã đúng hay chưa.
Nếu bạn muốn giọng cao hơn một chút và dài hơn một chút, bạn cần luyện tập hít thở bằng bụng. Đồng thời, âm thanh sẽ không bị cản trở nếu bạn mở to miệng khi nói, do đó âm lượng cũng sẽ to hơn.
12. Gặp một chuyên gia về giọng nói
Nếu bạn thực sự quan tâm đến cách để có giọng nói hay nhằm rèn luyện khả năng diễn thuyết tốt; để tranh luận, phát biểu. Lời khuyên dành cho bạn khi đó là hãy tìm đến sự hướng dẫn của chuyên gia. Họ có thể giúp bạn phát hiện các vấn đề về âm thanh và có thể giúp bạn khắc phục chúng tốt hơn, từ đó sẽ xác định cách để có giọng nói hay hơn.
Trong khi học với gia sư chuyên nghiệp, nếu bạn là người nói giọng địa phương, đây là cơ hội tốt để cải thiện; hoặc giọng nói của bạn quá thô lỗ và bạn đang cố gắng hạn chế hoặc loại bỏ chúng. Chỉnh sửa giọng nói là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhất là khi bạn thực hiện điều đó một mình và không có sự định hướng rõ ràng.
Đôi khi bạn đã cố gắng chăm chỉ nhưng kết quả không như mong đợi. Lúc đó việc tìm kiếm một chuyên gia cho mình là một điều vô cùng hữu ích, giúp bạn xác định được hướng đi đúng đắn trong việc tìm cách luyện giọng nói hay.
Nếu bạn không có đủ điều kiện để học với một gia sư chuyên nghiệp; bạn cũng có thể cân nhắc luyện giọng nói hay trước một vài người bạn hoặc có thể trước người mà bạn cho là họ sở hữu một giọng nói tuyệt vời. Họ cũng có thể phát hiện ra các vấn đề và đưa ra lời khuyên tuyệt vời cho bạn.
Đào tạo kỹ năng mềm là một trong những xu hướng phổ biến của doanh nghiệp hiện nay, với mong muốn giúp nhân viên ngày càng hoàn thiện hơn. Một trong những giải pháp hỗ trợ đào tạo nổi bật hiện nay là phần mềm quản lý đào tạo nội bộ fTrain. Đây là phần mềm giúp hệ thống và lưu trữ tài nguyên đào tạo, tiết kiệm tối đa thời gian đào tạo cho cả giảng viên và nhân sự. Với các tính năng tạo khóa học, ghi nhận thành tựu học viên, tổ chức kiểm tra đánh giá.
CÙNG fTRAIN XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐÀO TẠO NỘI BỘ KHOA HỌC CHO DOANH NGHIỆP, TÌM HIỂU TẠI ĐÂY
13. Hãy cười khi bạn nói
Một điều rất dễ nhận ra khi mà có 2 người cùng xuất hiện trước một đám đông thì người mà luôn nở nụ cười trên môi chắc chắn sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của những người xung quanh hơn. Vì vậy, bạn hãy áp dụng quy tắc đó trong khi bạn đang nói hoặc thuyết trình. Việc bạn cười khi mình đang nói sẽ thể hiện được bạn đang rất vui và hứng thú khi nói về chủ đề đó cũng như dành sự tôn trọng đối với người nghe.
Hãy thử tưởng tượng nếu như trong khi bạn nói mà không cười và vẻ mặt thể hiện sự nghiêm nghị, mọi người cũng sẽ cảm thấy rất áp lực trước những điều bạn nói và không thể hòa mình được vào cái câu chuyện. Ngoài ra, hành động này cũng sẽ giúp câu chuyện của bạn trở nên vui vẻ hơn. Thông qua đó, bạn sẽ rèn luyện được cho mình cách để có giọng nói hay hơn.
Tuy nhiên bạn cũng không nên cười quá nhiều. Chỉ cần nâng cao góc cạnh một chút và giọng nói của bạn trở nên hấp dẫn hơn – ngay cả khi bạn đang gọi điện (ví dụ: tiếp thị qua điện thoại).
14. Sử dụng toàn bộ cơ thể
Giọng nói của bạn xuất phát từ toàn bộ cơ thể, không chỉ từ miệng hoặc cổ họng. Hãy chú ý đến tư thế, nhịp thở, thói quen ăn uống và trạng thái cảm xúc của bạn, vì tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến âm thanh của giọng nói.
Bạn có thể sử dụng toàn bộ cơ thể để luyện giọng nói hay thông qua các phương pháp sau:
- Thở bằng cơ hoành: Một cách dễ dàng để luyện tập thở bằng cơ hoành là tập thở bằng bụng thay vì ngực hoặc mũi. Bí quyết là cố gắng không di chuyển cơ ngực quá nhiều khi thở.
- Ngồi hoặc đứng thẳng: Tập trung vào phần cơ trung tâm, kéo dài cổ và thả lỏng vai có thể khắc phục các vấn đề về giọng nói liên quan đến tư thế — và khiến bạn cảm thấy (và nghe) tự tin hơn.
- Để ý đến những gì bạn ăn vào: Hút thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giọng nói của bạn, các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược axit cũng vậy. Theo WebMD: “Axit dạ dày có thể kích thích dây thanh quản, cổ họng và thực quản của bạn. Điều này dẫn đến giọng khàn, thở khò khè và quá nhiều chất nhầy trong cổ họng của bạn”.
Ghi âm giọng nói của bạn một cách bình thường, sau đó ghi âm lại chính những từ đó với một nụ cười lớn. Nghe các bản ghi âm liên tục. Bạn sẽ nhận ra một điều rằng, nụ cười của bạn sẽ thể hiện qua âm thanh của giọng nói của bạn.
15. Đừng ép buộc bản thân
Đây là điều quan trọng nhất. Bạn có thể luyện tập và trau dồi giọng nói của mình, nhưng bạn không thể thay đổi hoàn toàn con người bạn hoặc âm thanh của bạn. Bạn cũng không nên làm vậy. Giọng nói của bạn là một phần làm nên bạn.
Hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn xứng đáng được yêu thương. Giọng nói của bạn, dù “không hoàn hảo”, vẫn rất đẹp. Hãy nhớ rằng bạn không cố gắng thay đổi hoàn toàn giọng nói của mình.
Thay vào đó, hãy nghĩ về việc cải thiện giọng nói tự nhiên của bạn để giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn. Điểm mấu chốt ở đây là bạn đang tìm cách giao tiếp tốt hơn và được lắng nghe rõ ràng hơn trong bối cảnh kinh doanh.
Trong giao tiếp hàng ngày cũng như tại nơi làm việc, có một giọng nói hay mang lại nhiều cơ hội và thành công hơn cho chủ sở hữu. Nếu như chưa có một giọng nói hay bẩm sinh thì hãy tìm hiểu về 15 cách để có giọng nói hay thuyết phục người nghe mà FASTDO đã nhắc đến trong bài viết này. Hy vọng với sự luyện tập chăm chỉ, bạn sẽ sớm sở hữu được một giọng nói làm mê đắm người nghe. Chúc bạn thành công!