Cân bằng cuộc sống và công việc là trạng thái mà trong đó – cá nhân có thể cảm thấy hài lòng về sự nghiệp lẫn các khía cạnh khác trong cuộc sống của mình như sở thích, gia đình, bạn bè,… Không chỉ quan trọng đối cá nhân, ở góc độ tổ chức, những nhân viên có thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc đem lại rất nhiều giá trị tích cực đối với sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp.
Vậy ở vai trò quản lý, bạn cần làm gì để giúp nhân viên của mình hài hòa được cả hai khía cạnh cuộc sống và công việc? Hãy cùng FASTDO tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cân bằng cuộc sống và công việc có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp?
Khi nhắc đến sự cân bằng công việc và cuộc sống, nhiều người trong chúng ta đều nghĩ đấy là vấn đề của cá nhân. Tuy nhiên, đây là cách suy nghĩ ĐÚNG nhưng CHƯA ĐỦ. Bên cạnh những lợi ích trực tiếp đến cá nhân, điều này còn đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của tổ chức.
Hãy tưởng tượng, nếu doanh nghiệp của bạn hiện đang sở hữu những nhân viên có thể cân bằng thời gian hoàn hảo giữa cuộc sống và công việc, điều đó đồng nghĩa rằng họ đang rất hạnh phúc và hài lòng với hiện tại của mình. Từ đó, năng suất công việc cũng như hành vi, thái độ của nhân viên sẽ được cải thiện, góp phần giúp doanh nghiệp ngày càng đi lên.
Không những thế, những nhân viên có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sẽ luôn dành một tình cảm đặc biệt với công ty của mình. Bên cạnh việc hoàn thành trách nhiệm công việc, những nhân viên đó còn là những người ủng hộ tiềm năng đến những quyết định của tổ chức trong tương lai. Có thể thấy rõ, đây là một trong những lý do chính đáng để các tổ chức xây dựng lại văn hóa doanh nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy sự cân bằng cuộc sống và công việc cho các nhân sự của mình,
Ngoài những ý nghĩa nêu trên, những lợi ích mà sự cân bằng cuộc sống và công việc của nhân viên đem lại cho tổ chức còn là:
- Thu hút nhân tài đến với tổ chức.
- Tỷ lệ chuyển đổi nhân sự thấp.
- Cải thiện văn hóa làm việc tại tổ chức.
- Tăng cường sự hợp tác, ủng hộ của nhân viên đối với doanh nghiệp.
2. Nguyên nhân gây mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Việc xây dựng một cuộc sống cân bằng là điều rất cần thiết đối với cá nhân hay tổ chức. Do đó, cần xác định những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng công việc – cuộc sống. Những nguyên nhân này có thể là:
- Chưa có kế hoạch sắp xếp công việc với thời gian hợp lý
- Chưa có mục tiêu cụ thể
- Gặp rắc rối với các mối quan hệ tại nơi làm việc và cả trong cuộc sống
- Chây lười, không nỗ lực để cải thiện cuộc sống hiện tại
- Hoài nghi về quyết định của bản thân
Ngoài ra, con người trong nhịp sống ngày nay thường bị cuốn vào vòng xoay cơm áo, gạo tiền. Họ thường cảm thấy áp lực trong công việc, thường xuyên tăng ca. Họ bị áp lực bởi những người đồng nghiệp, những người đồng trang lứa và chính bản thân họ. Họ bị áp lực bởi việc phải bắt kịp với tốc độ phát triển điên cuồng của công nghệ và thế giới. Kết quả cuối cùng mà họ nhận được là mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống bởi những thứ áp lực này.
3. 8 cách giúp bạn đạt được sự cân bằng cuộc sống và công việc
Vậy, làm sao cân bằng giữa cuộc sống và công việc? Sau đây, FASTDO xin giới thiệu đến bạn 8 “mẹo” đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay nhé!
3.1. Hãy chấp nhận “Sự không hoàn hảo”
Khi nhắc đến sự cân bằng cuộc sống và công việc, ai trong chúng ta cũng thường nghĩ ngay đến một ngày làm việc hiệu quả tại chốn công sở, sau đó là thời gian dành cho bạn bè và gia đình của mình. Chắc hẳn đây là mơ ước của đại đa số mọi người. Tuy có vẻ lý tưởng, nhưng thật đáng buồn vì hầu như hiếm ai có thể đạt được sự hoàn hảo này!
Thay vì “loay hoay” đi tìm giải pháp cho bài toán hóc búa ấy, tại sao bạn không cố gắng để làm điều gì đó đơn giản và thực tế hơn? Một gợi ý cho bạn là hãy tìm cách đạt được sự cân bằng cuộc sống và công việc bằng việc thiết lập sự ưu tiên. Ở một số thời điểm, bạn có thể dành sự tập trung của mình để giải quyết công việc. Như vậy, vào những thời điểm khác, bạn sẽ có nhiều thời gian cho cuộc sống cá nhân của mình. Thật đơn giản phải không!
3.2. Hãy tìm một công việc mà bạn thật sự yêu thích
“Mẹo” thứ 2 mà bạn có thể tham khảo là hãy tìm một công việc đúng như đam mê của bạn. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà công việc là chuẩn mực để đánh giá con người. Tuy nhiên, đừng để những định kiến, chuẩn mực đó kìm hãm chính bạn. Nếu bạn không thích công việc hiện tại, chắc chắn bạn sẽ không thấy hạnh phúc!
Tuy nhiên, bạn không cần phải cố gắng để tìm một công việc khiến bạn hoàn toàn yêu thích mọi khía cạnh của nó. Chỉ cần đơn giản, đấy sẽ là công việc mang đến cho bạn đủ hứng thú và không phải sợ hãi mỗi khi bắt đầu ngày mới.
3.3. Sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu
Hãy nhớ rằng, sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người! Nếu bạn thường xuyên phải “vật lộn” với những lo lắng, căng thẳng; hãy dành thời gian để nghỉ ngơi hoặc cân nhắc gặp bác sĩ tâm lý nếu cần thiết.
Nếu bạn đang phải chiến đấu với một căn bệnh ác tính, đừng ngần ngại xin nghỉ phép để đến phòng khám. Việc làm việc quá sức không khiến bạn trở nên tốt hơn. Thậm chí, bạn còn sẽ phải đánh đổi nhiều thứ hơn trong tương lai nếu không quan tâm đến lợi ích bản thân mình.
3.4. Dành thời gian rời xa chiếc máy tính hay điện thoại của mình
Thỉnh thoảng, hãy cắt đứt mối liên hệ với thế giới bên ngoài bằng việc rời xa chiếc máy tính hay điện thoại di động. Bạn có thể dành thời gian này để thực hiện các hoạt động khác mà không cần quá “dính” vào chiếc điện thoại hay máy tính như các hoạt động xã hội, khóa thiền hoặc lớp học về kỹ năng mềm,… Điều này sẽ giúp bạn có thể thư giãn, hồi phục năng lượng và đạt được sự cân bằng trong cuộc sống và công việc của mình.
3.5. Lên kế hoạch cho các cuộc tham quan, nghỉ mát
Đừng ngần ngại gác công việc sang một bên và lên kế hoạch nghỉ ngơi nếu cần thiết. Bất kể kỳ nghỉ ngắn hay dài ngày cũng đều giúp bạn hồi phục lại năng lượng thể chất và tinh thần của mình.
Một nghiên cứu mang tên State of American Vacation 2018 do Hiệp hội Lữ hành Hoa Kỳ thực hiện đã cho thấy: 52% nhân viên cho biết họ có số ngày phép không sử dụng và thường dư lại vào cuối năm. Giải thích về điều này, những người trong cuộc khảo sát cho biết, họ sợ việc nghỉ phép sẽ làm gián đoạn và tồn đọng công việc. Đây ắt hẳn là nỗi lo lắng chung của rất nhiều người.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng những ngày nghỉ phép trong năm của mình bằng cách lên kế hoạch tổ chức công việc hợp lý. Bằng cách này, bạn có thể yên tâm dành thời gian cho các cuộc tham quan, nghỉ mát. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ không phải sợ việc trở thành gánh nặng của đồng nghiệp cũng như đối mặt với khối lượng công việc tồn đọng khi trở lại.
3.6. Dành thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bè
Công việc rất quan trọng, tuy nhiên nó không phải là toàn bộ cuộc sống của bạn. Hãy dành thời gian cho những người thân yêu, bạn bè và những mối quan hệ quý giá của bạn! Hãy sắp xếp một buổi ăn tối cùng gia đình để bạn có thể quây quần bên nhau cùng những người bạn yêu quý nhất.
3.7. Hãy thiết lập ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian cá nhân
Đừng ngần ngại vạch ra những ranh giới trong công việc để tránh tình trạng bị kiệt sức! Khi kết thúc ngày làm việc, hãy tránh suy nghĩ về các dự án sắp tới hoặc phản hồi các email của công ty. Bạn có thể sử dụng một chiếc máy tính hoặc điện thoại riêng để làm việc và tắt nó sau khi hết giờ. Không những thế, bạn hãy sử dụng các trình duyệt có bộ lọc riêng cho nền tảng công việc và cá nhân riêng. Điều đó sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn rất nhiều.
3.8. Đặt thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu của mình
Bạn nên thiết lập các mục tiêu có thể đạt được bằng cách thực hiện các chiến lược quản lý thời gian hiệu quả. Hãy phân tích danh sách việc cần làm và hủy các nhiệm vụ có mức độ quan trọng thấp hoặc chưa cần thiết.
Bạn cũng có thể tận dụng thời gian mà bạn làm việc hiệu quả nhất để thực hiện danh sách công việc của mình. Bên cạnh đó, cần loại bỏ thói quen kiểm tra email và điện thoại vài phút một lần. Đừng quên phân bổ thời gian trong ngày hiệu quả để gia tăng năng suất công việc và giúp bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cá nhân của mình.
>>> Đừng bỏ qua: Phương pháp Pomodoro giúp tập trung, làm việc hiệu quả cao
4. Doanh nghiệp có thể làm những gì để đảm bảo cân bằng cuộc sống và công việc cho nhân viên của mình
Để khai thác tối đa những giá trị mà sự cân bằng cuộc sống và công việc của nhân viên mang lại cho tổ chức, các Doanh nghiệp có thể tham khảo những phương pháp sau để hỗ trợ nhân viên của mình:
- Xây dựng môi trường làm việc cởi mở để nhân viên có thể lên tiếng nếu đang gặp quá nhiều áp lực.
- Lên kế hoạch đào tạo các cấp quản lý về kỹ năng nhận biết sự căng thẳng và mất cân bằng công việc và cuộc sống ở cấp dưới của mình.
- Hãy cung cấp cho nhân viên các điều kiện làm việc từ xa và linh hoạt nếu có thể.
- Khuyến khích nhân viên hãy nghỉ ngơi, cho dù là trong ngày làm việc hoặc bằng cách sử dụng các phép nghỉ trong năm.
- Thường xuyên xem xét khối lượng làm việc và điều chỉnh phù hợp cho nhân viên
- Xây dựng các chính sách phúc lợi hấp dẫn không chỉ cho bản thân nhân viên mà còn đối với các thành viên trong gia đình của họ.
- Hãy hỗ trợ nhân viên tham gia các dịch vụ y tế ngay trong giờ làm việc.
- Khuyến khích các hoạt động giảm căng thẳng như tập thể dục cho toàn thể nhân sự vào giờ ăn trưa hoặc xây dựng các khóa học để thư giãn.
- Luôn khuyến khích các phản hồi từ nhân viên về những gì họ mong muốn để có thể cải thiện sự cân bằng cuộc sống và công việc.
Có thể thấy, việc đảm bảo sự cân bằng cuộc sống và công việc không chỉ là vấn đề của nhân viên, mà còn là của các tổ chức. Hy vọng, những thông tin mà FASTDO chia sẻ có thể giúp ích được không chỉ các cá nhân mà còn các Doanh nghiệp trong việc tìm ra các giải pháp để có thể cân bằng giữa cuộc sống và công việc!
>>> Tham khảo ngay những chủ đề liên quan:
- Tăng năng suất làm việc lên gấp đôi chỉ với 21 cách đơn giản
- Quy trình làm việc là gì? 11 bước xây dựng và quản lý hiệu quả
- BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả
- MBO là gì? So sánh ưu nhược của phương pháp MBO và MBP